Hôm nay,  

Quân Y Sĩ Nguyễn Lê Minh Ra Mắt Thơ “Đường Ta Đi, Một Đoạn Đời Binh Lửa”

19/06/201500:00:00(Xem: 5254)

Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 1 giờ 30 chiều Thứ Bảy ngày 13 tháng 6 năm 2015 tại Hội trường VNCR, 14861 Moran St, Westminster, CA 92683, Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Đường Ta Đi, Một Đoạn Đời Binh Lửa” của Nguyễn Lê Minh Y Sĩ Trưởng Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Tham dự buổi ra mắt rất đông qúy vị Giáo Sư, qúy vị nhân sĩ, các cựu sinh viên xuất thân từ Trường Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, các cựu quân nhân thuộc các quân binh chủng và một số đồng hương thân hữu, qúy cơ quan truyền thông.

Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm. Tiếp theo Bác Sĩ Phạm Gia Cổn, thay mặt Ban tổ chức lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự tham dự của tất cả mọi người, ông cho biết: “ Diễn Đàn cựu Sinh Viên Quân Y là nơi qui tụ, chia xẻ những vui buồn, trao đổi về chuyên môn và xuất bản cũng như ra mắt những tác phẩm do các cựu sinh viên Quân Y thực hiện để nói lên người quân y quên mình cứu người. Ngoài ra cũng nói lên tình cảm con người trước cuộc chiến nhất là người Quân Y Thủy Quân Lục Chiến, có máu, có nước mắt nhưng vẫn có hồn thơ đó là Ngiuyễn Lê Minh” và sau đó ông giới thiệu Tác giả Quân Y Sĩ Nguyễn Lê Minh, mở đầu ông Nguyễn Lê Minh nói: “… Xin cho tôi vẹn lời thề, Sống với say mê-Chết không hờn oán…” trong lời tâm tình ông đã nói nhiều về Mẹ, về kỷ niệm những ngày hành quân, những trông đợi con về của Me thật cảm động. v.v… trong lúc nầy ông mời Mẹ của ông đứng lên chào mọi người.

blank
Trong buổi ra mắt thơ.

Tiếp theo Ban Tù Ca Xuân Điềm lên hợp ca bản “Cờ Bay Trên Thành Phố Thân Yêu”.

Sau đó Nhà văn Hoàng Dung lên giới thiệu về tác giả,xen lẫn có chương trìmh văn nghệ do Nguyễn Văn Huệ trình bày “Trước khi khoác màu áo lính.” “Từ khi khoác bộ áo rằn” do BS. TQLC Trương Minh Cường trình bày, “Dấu Chân Cọp Biển” do Thi sĩ Hà Phương diễn ngâm.

Tiếp theo Nhà văn Huy Phương và Nhà văn Phan Nhật Nam lên giới thiệu về tác phẩm và phần kết luận do Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh phát biểu.

Sau đó Bác Sĩ Phạm Gia Cổn độc tấu Saxo bản “Tiễn Anh” của BS. Trần Đức Tùy, Y Sĩ Nhảy Dù, đó cũng là bài thơ đầu tay trong trận chiến đầu tiên của người Y Sĩ khi ôm người thương binh chết trên tay ông, lời thơ thật cảm động qua phần trình diễn của BS. Cổn đã làm thổn thức nhiều người khi nghe và hồi tưởng lại một qúa khứ cách đây 40 năm mà tưởng chừng như mới hôm nào.


blank
Trong buổi ra mắt thơ.

Chương trình tiếp nối với phần trình diễn văn nghệ qua giọng ngâm Hà Phương với bài thơ “Lời Chào/Cảm Ơn.” “ Bản hợp ca Anh Vẫn Sống” do Ban Tù Ca Xuân Điềm trình diễn.

Tập thơ dày 125 trang mở đầu với phần thứ nhất những bài thơ: “Tâm Tình Về Tập Thơ.” Phần 2 “Mùa Hè Bão Lửa”. Phần 3 “Những Giấc Mơ và Ba Ngày Phép.” Phần 4 “Lời Chào Cảm Ơn.” Và phần cuối “Đường Ta Đi Một Đoạn Đời Binh Lửa.” Ngoài ra còn có phần phụ lục với nhiều hình ảnh về chiến trường, về những kỷ niệm trong binh lửa…

Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo người đã đọc đầu tiên tập thơ cho biết thì: “ …đây la một tập thơ viết trong chiến tranh Việt Nam trước 1975. Hầu hết những bài trong tập thơ được viết trong giai đoạn 1972-1973, ghi lại những hình ảnh tác giả chứng kiến và tâm trạng của ông khi tham gia các trận chiến khốc liệt lúc bấy giờ.

blank
Trong buổi ra mắt thơ.

Với tôi, Đường Ta Đi là tập thơ đủ và thật nhất về cuộc chiến Việt Nam so với những thi phẩm cùng đề tài tôi từng đọc. Thơ có hình ảnh khốc liệt của quân tràn lên lớp lớp, điêu tàn tiếp điêu tàn, bên địch xác chết nằm đầy đồng, bên ta tử sĩ tiếp tử sĩ.

Thơ cũng có âm thanh của muôn quân reo hò, của cõi sống bom rơi đạn nổ, của ngột ngạt tiếng máy 25, của phành phạch những mái tôn rách nát, của tiếng rú từ những cột kèo gẫy gục, tiếng thương binh rên xiết trên chiến địa, và tiếng gió vờn quanh những gói poncho bọc xác người.

Không giống những bài thơ khác viết về chiến tranh, Đường Ta Đi dành một phần đáng kể để ghi lại thảm trạng của người dân lành cuống cuồng, vật vã giữa hai lằn đạn. Biết bao người dân, già có trẻ có, nam có nữ có, đã tức tưởi nằm xuống; biết bao gia đình đã xẩy đàn tan nghé vì chiến tranh. Những tang thương, mất mát này đã làm dấy lên trong lòng tác giả nỗi bất mãn, hoài nghi, và cả điên cuồng giận dữ trước bất lực của mình. Thấp thoáng trong những câu thơ của Nguyễn Lê Minh, tôi cảm nhận được tấm lòng của Đỗ Phủ và Nguyễn Du, hai nhà thơ được đời sau xem là có mối đồng cảm sâu sắc với người dân lầm than, cơ cực trong xã hội bất công thời của họ…”

Qúy đồng hương muốn có tập thơ xin liên lạc về: (714) 209-3403.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.