Hôm nay,  

Hội Cựu HS Phan Châu Trinh Đầu năm 2015 Lễ Giỗ Cụ Phan

26/03/201500:00:00(Xem: 2469)

Garden Grove (Bình Sa)- - Tại nhà hàng Dimond Seafood Place, trưa Chủ Nhật ngày 22 tháng 3 năm 2015, Hội Ái Hữu Phan Châu Trinh Đà Nẵng tổ chức lễ giỗ cụ Phan Châu Trinh năm 2015. Tham dự buổi lễ ngoài một số qúy vị Giáo Sư, các cựu học sinh và thân hữu của trường còn có:

Ông Nguyễn Mai, Tổng Thư ký Liên Trường Trung Học Việt Nam và phu nhân; Ông Đoàn Ngọc Đa, Hội Trưởng Quảng Nam Đà Nẳng và phu nhân cùng phái đoàn; Ô.Trần văn Căn, Hội Trưởng Trường Trần Qúy Cáp Hội An và phái đoàn; Ô. Phạn Văn Thuận, Hội Trưởng Biệt Động Quân Nam Cali và phu nhân, Ô. Phan Thanh Thắng, hậu duệ Chí Sĩ Phan Châu Trinh, Bí Thư Đảng Vụ Việt Nam Quốc Dân Đảng, một số đại diện các hội đoàn, bạn và các cơ quan truyền thông.

Điều hợp chương trình cựu học sinh Lê Văn Thẩm.

Nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm do Ban hợp ca Phan Châu Trinh phụ trách. Sau phần nghi thức toàn ban đồng ca bản “Phan Châu Trinh Hành Khúc.”

blank
Hình ảnh cựu học sinh Phan Châu Trinh.

Tiếp theo cựu học sinh Nguyễn Phương Lan, Trưởng ban tổ chức lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự tham dự của mọi người. Bà cho biết: “ Hằng năm, hội chúng tôi đều tổ giỗ cụ Phan Châu Trinh. Đây là truyền thống mà hội chúng tôi đã thực hiện từ nhiều năm qua để biểu lộ lòng tôn kính và tri ân đối với nhà Cách Mạng đã chủ trương “Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh” đó là phương châm mà nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đã đề ra với ước vọng canh tân đất nước khi tòan dân đang sống dưới sự cai trị của thực dân Pháp! Hiện tại hoàn cảnh của đất nước Việt Nam dưới ách thống trị độc tài của cộng sản, tư tưởng của cụ Phan vẫn luôn luôn là kim chỉ nam cho công cuộc đấu tranh của chúng ta….”

Sau đó là lễ dâng dâng hương, Ban tổ chức đã mời qúy vị: Phan Bá Sáu, Thầy cựu Hiệu Trưởng,Thầy Tổng Giám Thị, ông Hội Trưởng Ái Hữu Phan Châu Trinh Đà Nẵng, chị Phương Lan, Huỳnh Tuấn,Nguyễn Đăng Nam lên niệm hương trước bàn thờ với chân dung cụ Phan, trong lúc nầy cựu học sinh Võ Ý đọc văn tế tưởng niệm, trong văn tế có đoạn: “Nhớ linh xưa, cụ Phan Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, lúc thiếu thời, sớm nặng tình quê, vốn thờ ơ lối học từ chương, vẫn theo bút nghiên để tạo uy tín, đặng dễ bề thực hiện chí lớn, mong giành lại chủ quyền cho nước cho dân. Không cam chịu cảnh ức hiếp của thực dân pháp và tay sai…. Hôm nay nhân ngày húy kỵ của Phan Chí Sĩ, toàn dân chưa quên lời của cụ dạy từ năm 1907: …không nên trông người ngoài, trông người ngoài là ngu, không nên bạo động, bạo động thì chết, tôi chỉ có một lời để nói với đồng bào, không gì bằng học.…”

Sau đó Giáo Sư Trần Gia Phụng lên nói về “Nền Tảng Truyền Thống Học Sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng trước năm 1975.” Ông cho biết: “là một cựu học sinh và cũng là một cựu Giáo Sư Phan Châu Trinh, tôi không thể viết và không thể nói về truyền thống của chúng ta, tránh việc người ta bảo tôi là “áo thụng vái nhau”. Vì vậy, tôi chỉ xin trình bày nền tảng căn bản xây dựng nên truyền thống của anh chị em trường chúng ta.”

blank
Hình ảnh cựu học sinh Phan Châu Trinh.

Trong phần trình bày Giáo Sư Trần Gia Phụng cũng đã cho biết về hoàn cảnh, điều kiện cũng như địa dư của Quảng Nam trong đó có Trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng... Có đoạn ông cho biết:


Đà Nẵng có những điều kiện thiên nhiên thuận lợi: nằm ở giữa nước Việt Nam, trên quốc lộ 1 là con đường huyết mạch Bắc Nam, lại có đường bộ sang Lào và Miến Điện. Đà Nẵng có cảng sâu, phi trường rộng. Nhờ vậy sinh hoạt kinh tế Đà Nẵng khá phồn thịnh. Đời sống dân chúng tương đối thoải mái. Người Đà Nẵng càng thoải mái hơn nữa nhờ thời tiết cảng mát mẻ, điều hòa giữa các mùa.

Đà Nẵng nằm trong tỉnh Quảng Nam. Người Quảng Nam có hai truyền thống không thể phủ nhận là tính hay cãi và hiếu học.

Người ta thường chế giễu “Quảng Nam hay cãi”. Tuy nhiên trong việc học, người Việt chúng ta thường nói: "Hoàn toàn tin ở sách chẳng bằng không có sách”. Người Pháp thì bảo: “Sự bàn cãi làm nẩy sinh sáng kiến”. Lạm dụng sự hay cãi cũng như lạm dụng thuốc bổ đều không tốt, nhưng học mà im lặng thụ động, không cãi thì không tiến bộ được. Tranh cãi thực tế giúp cho việc học hành mau khả quan...

Ngoài những ảnh hưởng trên đây, học sinh PCT còn rất hãnh diện về nhân vật lịch sử mà nhà trường hân hạnh mang tên. Đó là nhà cách mạng Phan Châu Trinh. Tuy đỗ phó bảng Nho học, nhưng PCT không ra làm quan, mà cùng các nhà trí thức Nho học cấp tiến, tổ chức trực tiếp vận động duy tân với dân chúng. Những người trong phong trào Duy tân hoạt động thiện nguyện, công khai, bất bạo động qua nhiều hình thức khác nhau, không gia nhập đảng phái hay hội kín. Chủ trương của phong trào Duy tân là “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, nghĩa là mở mang, nâng cao trình độ hiểu biết của dân chúng, chấn hưng tinh thần dân chúng và phát triển đời sống dân chúng trở nên đồi dào thịnh vượng.

blank
Hình ảnh cựu học sinh Phan Châu Trinh.

Riêng PCT suốt đời bôn ba tranh đấu chính trị bất bạo động, đòi hỏi độc lập cho đất nước, không đòi hỏi quyền lợi và địa vị cho cá nhân. Ông là nhà vận động dân quyền và nhân quyền đầu tiên ở Việt Nam. Hoạt động của PCT là một tiến trình vận động bất bạo động, ngày nay vẫn còn thích hợp trong việc tranh đấu đòi hỏi dân chủ và dân quyền ở Việt Nam.

Người Việt khi đặt tên con, thường chọn một tên có ý nghĩa và mong con mình sẽ đạt được kỳ vọng đó. Các bậc thầy của chúng ta, mà tôi biết chắc chắn là có thầy Bùi Tấn, thầy Trần Ngọc Quế, đã chọn tên nhà cách mạng PCT để đặt tên trường chúng ta. Không biết các thầy có hy vọng rằng chúng ta sẽ đi theo con đường PCT hay không? Anh bạn của chúng ta, nhạc sĩ Nhật Ngân rất tin tưởng điều nầy, nên anh đã sáng tác bản nhạc “Phan Châu Trinh đường chúng ta đi...”.

Tiếp theo Thầy Hiệu Trưởng lên có đôi lời nhắn nhủ với các em học sinh, Thầy cũng đã cảm ơn việc làm của các em để duy trì truyền thống của trường.

Buổi tiệc bắt đầu, mọi người cùng ăn cùng thưởng thức chương trình văn nghệ do các nghệ sĩ Phan Châu Trinh và thân hữu trình diễn, xen lẫn chương trình có phần xổ số giúp vui đầu Xuân.

Trong lúc nầy ông Hội Trưởng Vũ Đình Huân lên ngỏ lời cảm ơn qúy Thầy, Cô, qúy vị quan khách, qúy cơ quan truyền thông cùng toàn thể các cựu học sinh Phan Châu Trinh và thân hữu đã bỏ thì giờ qúy báu đến tham dự lễ giỗ hôm nay.

Kết thúc chương trình Ban hợp ca và mọi người cùng hát bản “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.