Hôm nay,  

Chiều Thơ Nhạc Du Tử Lê: Thơ, Nhạc, Hội Thoại Đều Hay

12/11/201300:00:00(Xem: 4443)
Một phụ nữ đã nêu câu hỏi với Du Tử Lê, một nhà thơ nổi tiếng với nhiều cuộc tình trong đời, rằng trong đó nhà thơ nhìn thấy mối tình nào gây ấn tượng nhất... Đó là một trong những câu hỏi làm sôi nổi hội trường nhật báo Người Việt, nơi tổ chức Chiều Thơ Nhạc Du Tử Lê hôm 9 tháng 11-2013.

Thơ hay, nhạc hay, giọng ca của các ca sĩ tuyệt vời, MC khéo léo và khán giả tham dự thân tình. Đó là những hình ảnh tuyệt với trong buổi ra mắt sách “Tuyển Tập Thơ Du Tử Lê 1957-2013”...

Người đâu tiên giới thiệu là nhà báo Đỗ Dzũng, Tổng Thư Ký Người Việt. Nhà báo này nói rằng ông đã quen với Du Tử Lê từ lâu, nhưng chưa bao giờ đọc thơ Du Tử Lê, cho tới ngày được tặng cuốn sách mới in này, “Tôi đã đọc ngấu nghiến và ân hận vì trước đó chưa đọc thơ Du Tử Lê... Một điểm nhận thấy là thơ Du Tử Lê cực kỳ Bắc Kỳ, như chữ ‘ngày nao quen nhau...’ chữ nao là Bắc Kỳ.”

Đỗ Dzũng ghi nhận tổng quan rằng tuyển tập 550 trang này cho thấy rằng Du Tử Lê có gì cũng đưa vào thơ, làm thơ cứ như sông, như biển, cả bệnh ung thư cũng được nhà thơ kể lại – và đặc biệt, Du Tử Lê có kiểu nói chậm, như làm thơ, nghe qua là thu hút. Ông cũng cho biết, có khoảng 60 bài thơ Du Tử Lê đã được phổ nhạc, có bài được 2 nhạc sĩ phổ nhạc; Du Tử Lê nhiều bí ẩn về tình yêu, “nhưng thực sự ông yêu nàng Thơ hơn ai hết.”

Khán giả vàọ chật hết ghế hội trường. Hiện diện trong Chiều Thơ Nhạc Du Tử Lê có nhiều người nổi tiếng trong giới học thuật, văn học – như GS Trần Ngọc Ninh, nhạc sĩ Trần Duy Đức (và hiền thê là ca sĩ Nguyệt Hạnh), tài tử Kiều Chinh; các nhà văn Bằng Phong, Bích Huyền, Đặng Phú Phong, Phạm Quốc Bảo, Lê Lạc Giao, Phạm Phú Minh; các nhà báo Vũ Đình Trọng, Ngọc Hoài Phương, Đỗ Việt Anh; các nhà thơ Trần Dạ Từ, Nguyễn Lương Vỵ, Quỳnh Giao, Hạ Quốc Huy, Lê Giang Trần, Thái Tú Hạp, Ái Cầm...

Người thứ nhì lên nói về Du Tử Lê là cô Orchid Lâm Quỳnh. Con gái của nhà thơ đứng trên sân khấu nói rằng đây là lần đầu tiên “con phải nói xấu Bố... vì cực kỳ khó khi làm con của một thi sĩ... Trong nhà không được nói bình thường, như năm nay 30 tuổi, cần có job vững chắc, nhưng vì là con Du Tử Lê nên phải nói là:

thời gian qua u uất
ta đã làm chi đời ta


hay khi trong lòng có những bực dọc, khổ tâm... nhưng vì là con của Du Tử Lê nên phải nói là:

ở chỗ nhân gian không thể hiểu.”
du-tu-le-1-resized
Hàng trên, hình trái: Du Tử Lê ngồi ký tên vào sách, vui mừng thấy bạn cũ tới, nhà thơ Quỳnh Giao (áo dàì đỏ) đứng bên; hình phải: Trần Dạ Từ (trái) tay cầm sách, nói về Du Tử Lê. Hàng dưới, hình trái: hàng ghế đầu từ trái là Đinh Quang Anh Thái, Ngọc Hoài Phương, Du Tử Lê, Kiều Chinh; hình giữa: Orchid Lâm Quỳnh; hình phải: Trọng Nghĩa ngâm thơ, Mộng Lan đàn piano. (Photo VB)

Cô Orchid Lâm Quỳnh “bị bóng mát thi sĩ áp bức” nhiêù tới nỗi bực bội, nhưng tới khi Du Tử Lê lâm bệnh mới nhận ra Du Tử Lê là một ông bố hiền lành, ngô nghê... “như khi thấy ông bố bữa ăn toàn là rau, vì bác sĩ bảo phaỉ ăn rau mới hết bệnh. Hay như khi ông vừa chạy trên treadmill tập thể dục, nhưng tay vẫn cầm điếu thuốc lá phì phèo... cho bù lại.”

Cô Orcid Lâm Quỳnh nói, vì ngày mai (10 tháng 11) là sinh nhật Du Tử Lê, nên Orchid “xin có món quà tặng Bố, để mời một người lên tặng bạn tri kỷ: thi sĩ Trần Dạ Từ.”

Nhà thơ Trần Dạ Từ cầm tập thơ bước lên, cho biết: “Tôi cầm theo tập thơ này, nặng ký lắm. Cảm ơn Lâm Quỳnh cho tôi vinh dự nói. Có nhiều thi sĩ khác nhau, có thi sĩ một bài thơ, có thi sĩ một thời thơ, hoạ hoằn lắm mới có thi sĩ một đời thơ. Du Tử Lê là thi sĩ với một sự nghiệp thơ, y như dòng sông lớn, khúc nào cũng là thơ, trước sau, phải trái, hư nên gì cũng là thơ. Tôi cũng liều nhảy xuống một khúc sông thơ Du Tử Lê, ‘những ngọn nến cháy như da thịt, như nỗi sầu đau đớn đến tận xương’...’

Cặp vợ chồng nghệ sĩ Mộng Lan - Trọng Nghĩa đã lên trình diễn: trong khi Trọng Nghĩa ngâm bài thơ “Ơn Em” của Du Tử Lê, Mộng Lan ngồi đàn dương cầm.

...ơn em: chìm, nổi thác, ghềnh.

rừng lau trắng rụng, đợi đền kiếp sau.
ơn em: bát, đũa tìm nhau,
cọng rau, hạt muối biết đâu chia, lìa...

du-tu-le-cac-nghe-si-resized
MC và các ca sĩ, hàng trên, từ trái, theo chiều kim đồng hồ: Mai Phương, Phạm Thành, Lê Hồng Quang, Thúy An, Vy Hà, Phạm Gia Cổn, Ngọc Quỳnh, Lê Thảo, Hồng Tước, Thái Hoàng, Kim Yến, NC Nam Trân. (Photo VB)

Thấy rõ, qua những cử chỉ diễn tả, Trọng Nghĩa đã mượn bài thơ của Du Tử Lê để tạ ơn nàng thơ đang ngồi đàn dương cầm bên anh.

Một bất ngờ: MC Mai Phương cho biết ca sĩ Phạm Thành, con trai cuả nhạc sĩ Phạm Đình Chương, đã tới để trình diễn một bài cho chương trình. Đó là bản “Quê Hương Là Người Đó” của Phạm Đình Chương.

Các ca sĩ khác mỗi người cũng có những xuất sắc riêng. Như Thúy An, người được Du Tử Lê nói rằng “có giọng ca như tặng phẩm của trời.” Hay như Lê Hồng Quang, Vy Hà, Nguyễn Cao Nam Trân.

Bác sĩ Phạm Gia Cổn cũng trình diễn một ca khúc do chính ông phổ thơ Du Tử Lê, “Ta Tiếc Thiên Đàng Sớm Lập Xong.” Vừa hát, vừa thổi kèn saxophone (nghĩa là: khi ngưng hát, thì thổi kèn)... Hiếm người đa tài như Bác sĩ Phạm Gia Cổn, không chỉ là võ sư đệ cửu đẳng Hapkio và là Chưởng môn Sáng lập Khí công Hoàng Hạc mà cũng là một nhạc sĩ sáng tác nổi tiếng.

Khởi đầu phần nói chuyệnv ới nhà thơ, MC Đinh Quang Anh Thái đọc sơ lược tiểu sử Du Tử Lê, và ca ngợi rằng có nhiều ngôn ngữ thơ Du Tử Lê đã trở thành tiếng nói đời thường, tới nổi người ta sử dụng mà không nhớ xuất phát từ đâu, thí dụ như cách nói, “Đi với về cũng một nghĩa như nhau” hay “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu”...

Trước tiên, thi sĩ Du Tử Lê nói rằng ông tin là ngôn ngữ Việt đôi khi giàu lắm, đôi khi lại nghèo nàn vô cùng, “như trường hợp bây giờ tôi không biết dùng chữ nào để cảm ơn quý vị. Chúng ta sẽ không có văn học nghệ thuật nếu không có người thưởng ngoạn...” Ông cũng cảm ơn nhật báo Người Việt đã gíúp có một tuyển tập như thế, mà ông biết tự ông không thể nào thực hiện được.

Nhà văn Bằng Phong Đặng Văn Âu kể một chuyện cũ, rằng khi còn là một sĩ quan phi công, ông đã từng chở nhà thơ Du Tử Lê.

Một phụ nữ hỏi nhà thơ Du Tử Lê rằng có tác phẩm nào là chế độ cộng sản sụp đổ hay không, có ai đọc thơ Du Tử Lê mà giãy chết hay không...

Nhà thơ DTL nói rằng ông cảm ơn với câu hỏi đó, với ông là cá nhân nhỏ bé, xin hứa là kiếp sau, “nhưng lòng yêu nước của tôi khi đọc sẽ nhận thấy.”

Một ông cụ (bác Bùi Trọng Nghĩa) đứng lên nói rằng ông là bạn với DTL từ 45 năm, đã từng có người hỏi tại sao DTL không làm thơ tố cộng, “nhưng đặc biệt DTL mặc áo lính mà làm thơ tình, đó mới là khó. Tôi thích DTL đội nón sắt và làm thơ tình... Xin đặt DTL ra ngoài thơ tố cộng.”

Thi sĩ DTL nói ông biết giới hạn khả năng của ông, nên không làm được MC hay làm điện ảnh, nên đứng ra chỗ khác để các bạn mình đứng lên, nổi lên... và cũng vì “sợ làm hại cho thơ tố cộng...”

Cô Khánh Hòa, Chủ nhiệm Sống Magazine, hỏi, “Khi nào anh ngưng làm thơ để tụi em khỏi ảnh hưởng?”

Tự thân câu hỏi đã hiển lộ sự quý trọng nhà thơ rất mực.

Trong khi đó, một phụ nữ nói rằng DTL trải qua nhiều cuộc tình, vậy cuộc tình nào “gây ấn tượng nhất?”

DTL níu rằng ông không có cân lượng nào để đo ấn tượng, cũng hệt như vật ông có nhiều bài thơ và đều yêu như nhau, “cuộc tình ấn tượng nhất có thể xảy ra trong tương lai, nếu có.”

Một người nêu câu hỏi, rằng nếu bị kẹt lại năm 1975, thế nào DTL ở tù cải tạo ít nhất là 8 năm.

DTL nói, lịch sử không trở lại nữa, vào tù là bất hạnh nhưng là sẽ đóng vai nhân chứng, “chúng tôi bất hạnh vì không là nhân chứng.”

Trong phần văn nghệ tiếp theo, có trình diễn từ các ca sĩ Kim Yến, Thái Hoàng, Hồng Tước, Thúy An, Lê Thảo, Ngọc Quỳnh, Nguyễn Cao Nam Trân.

Trả lời phỏng vấn riêng của Việt Báo, nhà bình luận Đặng Phú Phong nói rằng Du Tử Lê luôn luôn đi trước các nhà thơ đương thời của ông và đã tự xuất hiện độc đáo với cách đổi mới từ ngữ, cấu trúc thi pháp, “những người đã đến thơ ông thì khó thể bỏ quên vì cái không khí thấm đẫm tình yêu trong thơ Du Tử Lê.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sáng Thứ Ba 30-4-2024 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ của thành phố Westminster, Nam California, mấy trăm người đã đến dự buổi lễ Tưởng Niệm Quốc Hận Tháng Tư Đen do Hội Đồng Thành Phố Westminster thực hiện. Buổi lễ tưởng niệm này thật đặc biệt vì do chính quyền của thành phố Westminster của tiểu bang California đất nước Hoa Kỳ tổ chức, khác với những buổi lễ tưởng niệm Quốc Hận do cộng đồng Người Việt Tự Do tổ chức.
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
Trong thế giới khởi nghiệp của ngành ẩm thực, nơi hương vị gặp gỡ và các khuynh hướng mới bắt đầu, ít có những câu chuyện hấp dẫn như The Boiling Crab (https://theboilingcrab.com/). Được thành lập vào năm 2004 bởi Dada và chồng, nhà hàng chuyên về hải sản này đã trở thành một cái tên phổ biến, được biết đến với những hương vị sống động và cái thú gặp nhau để ăn uống. Trong một dịp phỏng vấn gần đây với Kenneth Nguyễn (podcast The Vietnamese), Dada chia sẻ tường tận về những ngày đầu của The Boiling Crab, và hành trình dẫn đến sự thành công mang tính biểu tượng của nó.
Vào trưa ngày Thứ Ba 23 tháng 4, tại Bolsa Community Center (9600 Bolsa Avenue, Suite D & I, Westminster), công ty Clever Care Health Plan Inc. (Clever Care) đã có cuộc họp báo với giới truyền thông gốc Việt. Tại cuộc họp báo này, ông Hiệp Phạm – đồng sáng lập viên kiêm Market CFO - đã giới thiệu về việc mở rộng hàng ngũ các nhà lãnh đạo điều hành, cũng như sự tăng trưởng ngoạn mục của chương trình bảo hiểm sức khỏe này.
Ngày 30 tháng 4 năm 2024 sắp tới đánh dấu 49 năm Sài Gòn thất thủ. Nhiều nơi đã đặt chương trình tưởng niệm 50 năm vào năm tới. Đây là khoảng thời gian buồn vui lẫn lộn khi chúng ta khóc thương cho quê hương đã mất và đồng thời ăn mừng công trình gầy dựng lại một cuộc sống đầy ý nghĩa ở một đất nước mới. Đó là số phận của những người tị nạn, luôn nuối tiếc nhìn lại quá khứ lẫn hướng đến tương lai trong tràn đầy hy vọng.
Tại phòng hội Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 10 giờ sáng thứ Năm, ngày 18 tháng 4, 2024, Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh, Quả Phụ VNCH đã tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả thu, chi trong Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt nam Cộng Hòa kỳ thứ 17 đã được tổ chức vào tháng 9 năm 2023 vừa qua tại San Jose
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4903) DL.2024 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 21 tháng 4 năm 2024 (Nhằm ngày 13 tháng 3 Âm Lịch Năm Giáp Thìn) tại Saigon Grand Center , 16149 Brookhurst ST,Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và đồng hương tham dự.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Tại Trường Valley High School, 1801 S. Greenville St, Santa Ana, CA 92704, sáng Thứ Bảy ngày 13 tháng Tư năm 2024, Giám Sát Viên Quận Cam Vicente Sarmiento Địa hạt 2 và Phó Thị Trưởng Santa Ana cô Thái Việt Phan đã tổ chức Hội Chợ Y Tế và Thông Tin Quyền Lợi của Cộng đồng. Hội chợ diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, quy tụ hàng trăm cư dân, đa số là người Mễ Tây Cơ, một số ít người Việt Nam và các sắc dân khác. Đúng 9 giờ 15, Giám Sát Viên Vicente Sarmiento, Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan và Dân Biểu Lou Correa cùng một số viên chức thành phố Santa Ana ra chào mừng mọi người. Giám Sát Viên Vicente Sarmiento nói, hôm nay tôi và Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan tổ chức Hội Chợ Y Tế và giới thiệu với Cộng đồng các dịch vụ giúp phục vụ mọi cư dân trong thành phố hữu hiệu hơn. Chúng tôi cũng chào mừng Dân biểu Lou Correa đã đến với chúng ta, chứng tỏ ông rất quan tâm đến đời sống cư dân chúng ta.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.