Hôm nay,  

Lễ Tưởng Niệm Nhị Vị Trưng Vương

12/03/200300:00:00(Xem: 4343)
PHOTO: Lễ tưởng niệm Hai Bà Trưng

Tuyết Mai

Virginia - Để giử truyền thống tốt đẹp của quê hương từ ngàn xưavà cũng để tưởng niệm công đức hiển hách của Nhị Vị Trưng Vương, đã ghi những nét son vào lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc, Hội Người Việt Cao Niên vùng Hoa Thịnh Đốn đã long trọng tổ chức lễ Hai Bà Trung vào lúc 12 giờ trưa ngày 8 tháng 3, năm 2003 tại hội trường trường Washington Lee HS, Arlington, VA.
Hiện diện trong buổi lễ này có Niên trưởng Đinh Mạnh Hùng, Niên trưởng Nguyễn văn Thông của HQ , Ông Hà Bỉnh Trung , Hội Văn Học Nghệ Thuật HTĐ cùng khoảng hai trăm quan khách gồm quý vị trong Hội Người Việt Cao Niên, Hội Nữ Sinh Trưng Vương, Cựu Nữ sinh Gia Long, các em Đoàn Nữ Hướng Đạo Trưng Vương, đồng hương và đại diện các cơ quan truyền thông báo chí.
Trong Hội trường Washington Lee HS, ban tổ chức Lễ Tế đặt một bàn thờ, được trang hoàng với cờ VNCH, nền vàng ba sọc đỏ, lư hương, nhang khói, hoa quả, cờ lộng ngũ sắc rất trang nghiêm.
Các em Đoàn Nữ Hướng Đạo Trưng Vương đứng hai hàng dọc, chào đón , rước kiệu mang hình ảnh Hai Bà lên bàn thờ.
Sau nghi lễ chào Quốc Kỳ Mỹ , Việt, Ông Nguyễn MoÄng Bích Hội trưởng Hội NVCN có lời chào mừng quan khách. Ông cho biết lý do, Hội NVCN long trọng tổ chức lễ tưởng niệm Nhị Vị Trưng Vương không những chỉ để cho con dân Việt Nam có dịp nhớ lại công đức hiển hách của Hai Bà, mà còn để cho tất cả chúng ta hãnh diện về sự nghiệp phi thường, công đức của Hai bà là tấm gương sáng để hậu thế noi theo.
Kế đến khoảng hai mươi chị Cựu Nữ Sinh Trưng Vương trang nhã trong chiếc áo dài xanh dương , lên sân khấu cùng các em Đoàn Nữ Hướng Đạo TRưng Vương họp ca bản "Trưng Nữ Vương".
Trong dịp này Bà Vũ Phan , Phó Hội Trưởng Hội NVCN đặc trách Xã Hội đã nhắc lại tiểu sử của Hai bà Trưng. Theo sử sách ghi lại thì hai bà , Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em, con gái của Quan Lạc Tướng ởø huyện Mê Linh, vốn thuộc gia đình quý tộc, dòng dõi Hùng Vương.
Bà Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, cũng là con trai của một vị tướng lảnh ở quận Châu Điền, sau này là Phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên.
Cách đây gần hai ngàn năm, vào năm thứ 34 sau Tây Lịch, Thái Thú Giao Chỉ (tên của nước VN thời Bắc thuộc) là Tô Định, vốn là người bạo ngược và tàn ác nên nhân dân Việt nam rất làm than và oán hận.
Năm thứ 40 sau Tây Lịch, Tô Định truyền lịnh bắt ghiết Ông Thi Sách. Bà Trưng Trắc đã cùng em là Trưng Nhị nỗi lên chiêu mộ binh sĩ, chống quân Tàu để cứu nước và trả thù nhà. Hai bà đã thành lập được một đội quân 80.000 người , trong đó có nhiều nữ tướng, tiến quân như vũ bảo, đi tới đâu quét sạch quân thù ở đó.


Thái thú Tô Định phải cải dạng thường dân trốn thoát về Tàu. Hai Bà đã tái chiếm lại tất cả thành trì, thâu hồi lại được toàn cõi quê hương. Chiến thắng vẽ vang này đã chấm dứt nghìn năm đô hộ của quân Tàu. Hai bà xưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.
Đến năm 42 sau Tây Lịch, tướng Mã Viện lại đem quân tràn xống Miền Nam , tiến đánh nước ta để trả thù. Sau nhiều trận đánh oai hùng, mãnh lietä chóng xâm lăng, quân ta thế yếu trước làn sóng Bắc phương, Hai Bà phải rút quân về Cẩm Khê, rồi Hát Môn (sau này là tỉnh Sơn Tây).
Dân chúng tin rằng Hai bà đã chọn cái chết anh hùng bằng cách nhảy xuống, trầm mình trong dòng sông Hát Giang. Đó là ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão, tức năm thứ 43 sau Tây Lịch.
Tuy Hai bà xưng vương chỉ được ba năm, nhưng vào thời đó hai người phụ nữ VN có tài trí, dấy quân đánh đuổi được ngoại xâm, giải phóng đất nước thoát khỏi ách thống trị bạo tàn của quân Tàu phương Bắc, thật là một chiến công hiển hách. Hình ảnh của Hai bà là biểu tượng của tinh thần chiền đấu anh dũng , chóng xâm lăng của người Việt Nam.
Tiếp theo chương trình các em trong đoàn Nữ Hướng Đạo Trưng Vương trình diễn hoạt cảnh "Hai Bà Khởi Nghĩa" qua nhạc phẩm "Đêm Mê Linh". Một trang sử oai hùng của Đất Việt từ ngàn xưa được các em Hướng Đạo làm sống lại trên sân khấu ở hải ngoại, được khán giả tán thưởng nhiệt liệt.
Qua hai bản hùng sử ca "Đêm Mê Linh" và "Trưng Nữ Vương" khán giả cảm nhận được tinh thần yêu nước và anh dũng của Hai Bà. Cái tinh thần anh dũng , bất khuất đó là truyền thống tốt đẹp, là gia tài quý giá, là tấm gương muôn đời, là niềm kiêu hảnh sâu sắc của người Phụ Nữ Việt Nam.
Tiếp theo chương trình là Lễ Tế theo nghi thức cổ truyền do Giáo Sư Kim Oanh phụ trách. Ban Lễ Tế gồm quý bà trong Hội NVCN, quý Phật tử chùa Pháp Vương, các chị trong Hội Nữ Sinh Gia Long... Hơn hai mươi người trang nghiêm trong lễ phục áo dài xanh dương và khăn vành màu đỏ, đứng hai hàng dọc trước bàn thờ.
Cụ Nguyển thị Vân , 90 tuổi , đọc Tế văn, các chị trong ban Lễ tế lần lượt dâng hương, hoa, trà, rượu lên bàn thờ trong tiếng chiêng , trống , nhạc lễ theo nghi thức cổ truyền.
Sau lễ tế tất cả quan khách được mời sang phòng ăn thọ lọc. Lể tưởng niệm Hai bà được chấm dứt vào lúc 2 giờ trưa cùng ngày.
"Đây dòng sông nước trong xanh, xanh biếc,
Nhuộm máu đào Hai Nữ Kiệt Nhị Trưng!
Đây Hát Giang lừng danh lưu muôn thuở,
Nhớ người xưa , ta đứng dậy oai hùng."
(thơ Nhã Phong)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.