Hôm nay,  

Hội Đồng Hương Thân Hữu Sóc Trăng Picnic Hè 2012

9/14/201200:00:00(View: 6958)
Vào lúc 11:00 trưa ngày Chủ Nhật 9/9/2012 bên bờ hồ công viên Lake Cunningham, San Jose; có khoảng chừng 500 người cùng nhau quây quần vui chơi trong cuộc họp mặt mùa hè của đồng hương và thân hữu Sóc Trăng.

Ngoài đồng hương Sóc Trăng, còn có ccá bậc trưởng thượng, các cựu hoc sinh trường Hoàng Diệu..v.v. còn có những thân hữu đã từng phục tại Sóc Trăng cũng có mặt. Đặc biệt năm 2012, Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc Cali với các hội đoàn quân đội cùng đến tham dự chung vui và chúc mừng hội trưởng Soc Trăng, cựu ĐT Trần Thanh Điền vừa bình phục sau một cơn nhồi máu cơ tim, như Ông Lê Đình Thọ Liên Hội CQN, Ông Trần Văn Bảy Hội TQLC, cựu Tr. Tá Bùi Đức Lạc và các chiến hữu Nhảy Dù, cựu Trung Tá Biệt Kích Bùi Hữu Nhơn, anh em Không Quân, Ông Triệu Hà hội ĐPQ&NQ, Ông Ngô Tôn, Ông Nguyễn Minh Đường, Ông Hoàng Thưởng LL/SQTD, các đồng hương Phú Quý, Hội An Giang, Hội Cà Mau, Hội Bạc Liêu, võ đường Thần Phong, võ đường Hùng Vương, v.v...

Trước khi lễ khai mạc bắt đầu, các môn sinh Thái Cực Đạo Thần Phong biểu diễn võ thuật, song đấu, công phá, côn, quyền thật điêu luyện và hấp dẫn.

Lễ chào cờ khai mạc diễn ra trang nghiêm, khi đến bài quốc ca VNCH nhiều người đã cùng cất cao tiếng ca hùng tráng.

Cựu HQ Đại tá TrầnThanh Điền, Hội trưởng, ngỏ lời chào mừng đồng hương và thân hữu.

Sau nghi thức chào cờ, BTC mới mọi người dùng bữa trưa và xem chương trình văn nghệ với các bài ca tân cổ tăng thêm màu sắc cho cuộc vui, và tham dự cuộc xổ số trúng thưởng do các nhà hảo tâm tài trợ.
san_jose_he_hoi_soc_trang
Hình ảnh hội ngộ Sóc Trăng ở San Jose.
Dưới những căn nhà gỗ bóng mát, gió hiu hiu từ hồ đưa lên, trên những chiếc bàn, từng gia đình, từng nhóm quây quần ăn uống chuyện trò. Câu chuyện xoay quanh đời sống, chuyện quê hương và gia đình. Tiếng ca htá, tiếng cỗ võ, tiếng mời chào rộn ràng cả một góc công viên.

Nhiều người nói rằng người Việt ở Mỹ, nhất là ở California, không cần phải đi đâu xa vẫn có thể thưởng thức tất cả các món ăn, và tham dự hầu hết các sinh hoạt của các văn hóa của những vùng đất nầy. Người ta có thể thưởng thức món ăn của mọi miền đất nước… bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Đồng Xuân…đến các món “quê hương” của đồng bằng Nam Kỳ lục tỉnh… Nhưng không đúng như vậy-có người nói như vậy. Chỉ riêng một tỉnh Sóc Trăng thôi… người ta cũng chưa hưởng được hết các món “quê mùa” của “Srok Kh'leang “.

Trong cuộc họp mặt vừa qua một bà cho biết “Trước tiên phải nói đến bánh pía (Vũng Thơm), một loại bánh của người Hoa, một món ăn độc đáo làm gì có ở San Jose.”; “Có chớ sao hông?” một người bạn cãi lại. “Có nhưng hổng có giống.” Một thanh niên, con rể của Vũng Thơm, khi được hỏi về vùng đất Vũng Thơm… anh đã cười ngặt nghẽo ”Vũng Thơm là vùng đất trồng nhiều thơm!” Thực ra Vũng Thơm có nguồn gốc là tiếng Khmer: Kompong Som (có nghĩa là bến ghe lớn) đọc trại là Vũng Thơm

Và người ta bắt nhịp nói về những món ăn đặc thù của vùng đất mang tên Sóc Trăng: Bánh Pía Vũng Thơm thuộc Mỹ Tú, cách tỉnh lỵ Sóc Trăng 10 cây số. Đó là một thị tứ khá sầm uất, có đông người Hoa sinh sống. Nghề làm bánh pía Vũng Thơm có từ 70- 80 năm trước.

Nguyên liệu làm bánh pía gồm bột mì, đậu xanh, đường, mỡ, trứng, sầu riêng. Bánh pía có nhiều lớp da xốp mềm; nhân cứng, cắt không dính dao. Người ta nói lò bánh Công Lập Thành của ông Âu Minh Xương được coi là lò bánh đầu tiên ở làng Vũng thơm.

Ngoài bánh pía, mè láo cũng là món độc đáo ở Vũng Thơm có cách đây khoảng trên trăm năm.

“Pía” tiếng Hoa cũng có nghĩa là bánh. Bánh pía là một loại bánh do một số người Minh Hương - di cư sang Việt Nam từ thế kỷ XVI mang theo để ăn. Lạp xưởng tuy là món không phải là hiếm nhưng khách đến Sóc Trăng không quên Lạp Xưởng vì hương vị riêng biệt, thơm ngon của nó. Còn bánh Mè léo! Bánh mè léo được làm bằng bột nếp, khoai môn, mạch nha, đường và mè.
san_jose_he_hoi_soc_trang__1_
Hình ảnh hội ngộ Sóc Trăng ở San Jose.

Độc đáo hơn hết là món Bún Nước Lèo. Món nầy ở các tỉnh miền Nam đều có, như Bạc Liêu, Vình Bình (Trà Vinh), Châu Đốc… Tuy nhiên, người ta sẽ cảm thấy tiếc khi đã đến Sóc Trăng mà không thưởng thức được món bún nước lèo Mỹ Xuyên. Một gia đình xít xoa kể cho nhau nghe: Tô bún nước lèo thực sự có hương vị rất riêng, rất độc đáo do cách nấu nước lèo. Nước lèo được nấu bằng nước dừa và mắm sặt. Nồi nước lèo mặc dù nấu bằng mắm nhưng nước trong veo, vị mặn và mùi của mắm sặt thơm nhẹ, quyện với vị ngọt của nước dừa chớ không phải là ngọt đường như một số quán ở đây thường làm. Đó chính là bí quyết của một nồi nước lèo Sóc Trăng. Và ở Sóc Trăng khi ăn bún nước lèo không thể thiếu là những “dzề” trứng cá lóc tạo nên vị béo đặc biệt.

Theo các bậc cố cựu ở Sóc Trăng ngày trước kể, bún nước lèo được nấu bằng mắm “bò hóc” độc đáo của người Khmer nên hương vị có khác với bây giờ. Rau ăn kèm thì không thể thiếu rau ghém chuối hột và những cọng hẹ xanh mướt...và các vị rau đồng. Cũng “ngày xưa”, thịt đi kèm tô bún chỉ có cá lóc xé phay. Ôi, thiệt là ngon!

Và có món bánh cống Đại Tâm nữa! Củ cải muối(sế bấu-xá bấu) Vĩnh Châu, v.v... được chế biến theo những cách mà người ta sẽ không ngờ khi thưởng thức sự thơm ngon lạ lùng của nó.

Ngoài ra còn có món hột vịt lộn…rang me độc đáo, mới nghe đã lạ, thưởng thức, càng lạ hơn. Đến Sóc Trăng nên thưởng thức món này. “Một dĩa hột vịt lộn nóng hôi hổi, thơm phưng phức, mới nhìn đã phát thèm. Khi ăn. Từng miếng bỏ vô miệng, ngậm mà nghe tăng tăng vị béo của hột vịt, chua của me, và cay của tiêu… Tất cả quyện vào nhau tạo nên một hương vị mà thực khách, dù khó tính nhất, vẫn cảm thấy hấp dẫn nhớ đời.”

Chế biến làm sao? Bà nọ kể: “Cho mỡ vào chảo nóng, cho một ít me (me này được ngâm với nước trái thơm), mỡ sôi cho hột vịt lộn đã luộc chín vô rang cho đến khi me đặc sệt là được. Khi ăn, rắc đậu phộng lên mặt.”

Đến dự picnic hè của đồng hương là đưa nhau về lại những kỷ niệm một thời đã qua. Con cháu bây giờ làm sao mà có?

Tưởng cũng nên biết thêm, Sóc Trăng là một tỉnh ở đồng bằng Cửu Long (Mê-Kông), nằm ở bờ phải sông Hậu Giang trên trục lộ Cà Mau, Bạc Liêu, và cách Sài Gòn khoảng 250 km. Năm 1956, Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, Sóc Trăng là tỉnh Ba Xuyên, tỉnh lỵ là Khánh Hưng.

Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok là "xứ", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Có 3 dân tộc cùng sống chung: Việt, Miên, Hoa.

Người ta còn kể đến những thắng cảnh của Sóc Trăng như: Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét) là một điện thờ của tộc họ Ngô, tất cả tượng Phật đến linh thú, bảo tháp, đỉnh trầm…v.v đều được làm từ đất sét do ông Ngô Kim Tòng sáng tạo trong suốt 42 năm (1928-1970). Trong chùa có 6 cây nến lớn; hai cây nặng 200kg hai cây nến nhỏ nặng 100kg và 3 cái đỉnh bằng đất cao 2 mét.hai cây nến nhỏ đã đốt liên tục trong 40 năm kể từ năm 1970 khi ông Ngô Kim Tòng qua đời. Sáu cây nến lớn chưa đốt, mỗi cây sẽ có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm. Chùa Mã Tộc được xây dựng cách đây 400 năm. Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 mét, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 mét. chúng treo mình trên những cành cây chung quanh chùa để ngủ ban ngày, tối mới bắt đầu lần lượt bay đi kiếm ăn ở những nơi có nhiều vườn trái cây cách xa hàng chục cây số.

Đến tham dự ngày hè của Sóc Trăng vui và bổ ích. Quê hương vẫn còn đâu đó trong lòng mỗi người dân Việt. Dù đời sống có thoải mái, dư thừa. Quê hương mãi mãi là chỗ trú ẩn của nhiều người Việt ly hương.

Trước khi ra về tôi còn nhìn thấy mấy chị cựu Nữ Quân Nhân, người Sóc Trăng đang âm thầm để 1 thùng giấy nhỏ dưới gốc cây trứng cá để lạc quyên chút ít tiền để sửa lại ngôi chùa Gấc.

Và người “anh cả” của hội, cựu ĐT Trần Thanh Điền, nhỏ nhẹ nói “Phải sáu tháng nữa anh mới bình phục hoàn toàn.” Được biết ông Điền đi thăm bà con ở Portland, Oregan và chẳng may bị cơn kích ngất do nhồi máu cơ tim phải vào bịnh viện mổ trước đây khoảng 4 tuần lễ. Ông là võ sư chủ tịch của Hội Quyền Thuật Thái Cực Đạo tại Hoa Kỳ, rất được sự thương mến của nhiều cựu quân nhân VNCH tại địa phương.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh vào mỗi Thứ Bảy & Chủ Nhật hàng tuần, ngày 12, 13, 19 & 20 tháng 4, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Nhóm Hỗ Trợ Hàng Tháng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư vào Thứ Bảy, 12 tháng 4, 10 AM – 12 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Để ghi danh tham dự, quý vị vui lòng liên lạc (714) 751-5805. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào mỗi Thứ Ba, ngày 15 & 22 tháng 4, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Lớp Thủ Công Mỹ Thuật: Tự Làm Đồ Trang Trí Cho Mùa Xuân vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4, 10:00 PM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Jon Lê Culpepper là người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu, con của một gia đình tị nạn. Anh lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Tuổi thơ của anh là những năm tháng gắn liền với nhà thờ, giáo lý, thánh ca, ca đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Jon nói gần như nửa cuộc đời của anh quẩn quanh trong hai chữ “nhà thờ.” Từ thưở nhỏ đến lúc học xong trung học, Jon xác định “mình là đứa trẻ có suy nghĩ khác người.”
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4904) DL.2025 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 05 tháng 4 năm 2025 (Nhằm ngày 08 tháng 3 Âm Lịch Năm Ất Tỵ) tại Saigon Grand Center,16149 Brookhurst ST, Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và rất đông đồng hương tham dự đã ngồi kín hội trường.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Để đánh dấu năm thứ 15 phục vụ cộng đồng, tối Chủ Nhật, ngày 23 tháng 3 năm 2025 tại nhà hàng Hoàng Sa, Paracel Seafood Restaurant, 1583 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLBTNS) đã tổ chức một buổi Đại Nhạc Hội với sự tham dự của gần 500 người.
Museum of the Republic of Vietnam xin mời quý đồng hương và bạn hữu đến tham dự Buổi Hội Thảo Tưởng Niệm 50 Năm Sau Chiến Tranh Việt Nam vào thứ Bảy ngày 12 tháng Tư, 2025 từ 12:00 đến 1:30.
Chúa Nhật, ngày 30/3/2025, thư viện Việt Nam kỷ niệm 26 năm thành lập, được tổ chức lúc 11 giờ sáng nhưng từ 10 giờ đồng hương đã đến sắp hàng để được nhà báo Du Miên- ký tặng sách. Sách viết về Little Saigon bằng tiếng Anh, sách tiếng Việt đã phát hành rồi. Ấn bản tiếng Anh "Little Saigon Chronicles" của tác giả Ngọc Hà và Du Miên giúp những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ hay ở các quốc gia nói tiếng Anh như Úc, Canada, Tân Tây Lan, v.v., có thể đọc hiểu được về lịch sử hình thành Little Saigon. Năm 1975, Việt Cộng chiếm Sài Gòn, xóa tên Sài Gòn, chúng ta đã dựng lại được Little Saigon ở hải ngoại, quyển sách giới thiệu lịch sử Little Saigon với nhiều hình ảnh giá trị từ 1975 đến 2024. Đông đảo đồng bào tham dự gồm thế hệ thứ nhất, người trẻ thế hệ thứ hai, và thứ ba, ...
Nhân kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại kể từ biến cố ngày 30/4/1975, trang mạng Da Màu sẽ thực hiện chuyên đề “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” (VHVNHN 1975-2025), bắt đầu từ tháng 3/2025 và kéo dài cho đến hết năm 2025. Trong lúc đợi chờ một định nghĩa chính xác về nền văn học mới mẻ này trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi tạm hiểu “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” là một nền văn học bao gồm tất cả các công trình biên khảo cũng như các sáng tác văn chương nghệ thuật đủ loại của người Việt Nam viết bằng tiếng Việt hay các thứ tiếng khác (Anh, Pháp…), được xuất bản hay phát hành bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể từ ngày 30/4/1975 cho đến 30/4/2025
Kể từ ngày lên nắm quyền, tổng thống Trump liên tục hành động nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ, trong đó có cả chi tiêu y tế. Với việc Hạ Viện đang đề nghị mức cắt giảm Medicaid lớn nhất trong lịch sử, sức khỏe của 79.3 triệu người Mỹ ghi danh vào chương trình đang bị đe dọa. Trong một cuộc họp báo trên mạng do tổ chức Ethnic Media Services (EMS) tổ chức vào ngày 21/03/2025, các chuyên gia trong ngành y tế đã thảo luận về những hệ lụy của dự luật này đối với người dân nghèo ở Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.