Hôm nay,  

VAYLC 2012: Một Chương Trình Hấp Dẫn

05/07/201200:00:00(Xem: 8774)
Hôm VietFest ở khuôn-viên chính trường Đại-học George Mason (thứ Bảy, 23/6), người ta đã thấy nhiều giấy bươm bướm được phát ra quảng-cáo cho VAYLC, tức khoá huấn luyện tuổi trẻ của Nghị-hội Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ, đến năm nay là năm thứ 12. Vậy VAYLC (đọc "Vê-lách") là gì?

Độc-đáo, khác với phần lớn các sinh-hoạt hè khác

Mỗi khi hè đến, trong cộng-đồng chúng ta, gần như ở mọi nơi đều có những sinh-hoạt hè nhằm đáp ứng một nhu-cầu của tuổi trẻ, cung cấp cho các em một số sinh-hoạt lành mạnh, tập cho các em tính kết đoàn, biết làm việc với nhau và thường còn có một bộ-phận "về nguồn," nghĩa là có những buổi để cho các em học tập về lịch-sử, văn-hoá VN. Vì những mục-đích tốt đẹp này nên không lạ là các sinh-hoạt này thường được các phụ huynh rất mực ủng-hộ và gởi các con em đến với các trại hè, đôi khi rất nổi tiếng này, như các trại hè của Hướng đạo VN, của Hội Văn-hoá Khoa-học (Texas), của các trại Về nguồn trước đây do ông Lâm Văn Trung tổ-chức ở Tennessee hay của nhóm Lửa Việt vùng Đông-bắc.

Có điều VAYLC thì hơi khác. Ngay từ năm 1999 khi khoá huấn luyện tuổi trẻ này bắt đầu với anh Bùi Vũ Đức (một trưởng Hướng đạo) làm trưởng ban Tổ-chức, VAYLC đã nhìn ra một lợi-điểm là được tổ-chức ngay ở thủ-đô Hoa-kỳ nên rất dễ tiếp cận các định-chế quan trọng nhất trong chính-quyền xứ này. Lại được sự yểm-trợ và khuyến khích của Dược-sĩ Nguyễn Mậu Trinh, lúc bấy giờ là Chủ-tịch Chấp hành Nghị-hội Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ, VAYLC có thể mở được những cửa đi vào học hỏi về chính-quyền một nước dân-chủ vào hạng nhất trên thế-giới, như dự thuyết-trình ở Toà Bạch Ốc (White House briefings), ở Bộ Ngoại-giao (tỷ như về bang-giao Việt-Mỹ) hay/và lên Quốc-hội gặp gỡ với các dân-biểu, nghị-sĩ của mình.

Thứ hai, nếu các trại hè có thể lên đến con số trăm hay đôi ba trăm thì VAYLC có phần chọn lọc hơn: thường mỗi năm chỉ nhận khoảng 30 đến 40 em mà thôi. Như vậy, các em có nhiều thời-gian trao đổi với các diễn-giả trong các giờ huấn luyện.

Thứ ba, VAYLC còn nói đến những vấn-đề thực-tế khi các em ra đời như việc quản-lý tài-chánh cá-nhân (personal financial management) nên rất hữu ích khi các em ở ngưỡng cửa cuộc đời, trước khi bước ra thế-giới công ăn việc làm.

Cuối cùng, VAYLC mỗi năm đều có giờ bàn về bản-sắc của mình như một người Việt sống ở Mỹ, nghĩa là sống trong hai nền văn-hoá và ngôn ngữ, do đó cần biết rõ căn-cước văn-hoá của mình để khỏi lúng túng khi ra với đời.

Cần cộng-đồng hay Mạnh Thường Quân giúp những em ở xa

Một số phụ huynh ở xa (như ở Cali hay Texas, v.v.) nghe thấy có khoá huấn luyện VAYLC muốn cho con em mình tham-dự thường hay hỏi: "Lệ-phí 3 ngày huấn luyện thường rất phải chăng, như năm nay là $60, nhưng các phụ-phí lại quá đắt.Như vé máy bay hay tiền khách-sạn. Nhất là trong trường-hợp chúng tôi muốn cho hơn một em đi dự. Vậy phải làm thế nào?"

Mặc dầu VAYLC được sự yểm-trợ tài-chánh của Nghị-hội song Nghị-hội cũng không giàu tới mức có thể cáng-đáng những phụ-phí như được nêu trên. Riêng lệ-phí tham-gia ($60) thì Nghị-hội có thể cho miễn được ("waive") cho những em nào viết một bài luận-văn ("Tại sao tôi muốn tham-gia VAYLC?") mà được xét là ý-nghĩa, giá-trị. Nhưng những chi-phí như vé máy bay hay tiền khách-sạn trong thời-gian về dự khoá huấn luyện thì gia-đình phải lo lấy.

Được hỏi về vấn-đề này, ông Nguyễn Ngọc Bích, đương-kim Chủ-tịch Chấp hành Nghị-hội nói: "Lý-tưởng thì chúng tôi mong, các cộng-đồng địa-phương có thể có những giải thưởng cho các em học giỏi hay có tinh-thần phục-vụ trong cộng-đồng. Như vậy các giải thưởng này có thể giúp cho các em có phương-tiện về với VAYLC. Hoặc thế, hoặc phải có những Mạnh Thường Quân thấy việc làm của chúng tôi là đáng nâng đỡ để giúp các em xứng đáng về dự được khoá huấn luyện."

Trong quá-khứ, theo ông Bích, vẫn có một số em từ xa về dự VAYLC như trường-hợp Cindy Dinh, cách đây 3 năm học ở Rice University ở Houston, TX, về tham-dự VAYLC. Sau này, tháng 3 vừa qua, Cindy đã được chọn để vào Toà Bạch Ốc trình bầy về vấn-đề nhân-quyền ở VN.

Một chương-trình hấp dẫn

Riêng đối với vùng thủ-đô và phụ-cận thì có một số em, do đi dự mấy năm liền các khoá VAYLC trong quá-khứ nên đã nắm vững những nguyên-tắc tổ-chức. Do vậy nên năm nay, Nghị-hội đã quyết-định để cho các em đó (VAYLC alumni, -nae) đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ-chức, với Nghị-hội đứng đằng sau yểm-trợ.

Bởi chính các em lập chương-trình nên khoá huấn luyện năm nay có nhiều khả-năng hạp với thị-hiếu và nhu-cầu của lớp tuổi thanh-niên của các em. Ngoài những buổi đi vào nghe thuyết-trình ở Bộ Ngoại-giao (về bang-giao Mỹ-Việt) hay/và đi lên Quốc-hội gặp các dân-biểu cũng như các phụ-tá người Việt đang làm việc trên đó (do anh Ricky Lê, phụ-tá lập pháp của Dân-biểu Zoe Lofgren, giúp thu xếp) vào ngày thứ Sáu, 20/7, còn có những hội-luận như:

"Tại sao cần có khoá huấn luyện VAYLC?" với G.S. Nguyễn Ngọc Bích.

"Những vấn-đề trong cộng-đồng chúng ta và tầm quan trọng của việc phục-vụ cộng-đồng" do anh Nguyễn Quốc Hùng trình bầy.

"Lý-tưởng dấn thân như một công-dân" với hai diễn-giả Naomi Underwood và Christine Chen.

"Nạn buôn người" với Christine Trương, Anne Durkin và Hồng Lương.

"Bàn về những chức-vụ dân-cử" với Dân-biểu TB Mark Keam và Grace Han Wolf.

"Nữ-quyền/An-toàn trong nghề Nails" do Diana Bùi trình bầy.

"Ngành Luật" với Luật-sư Tony Phạm, Văn-phòng Cảnh-sát-trưởng Richmond.

"Một sự-nghiệp trong Vệ-binh Duyên hải (Coast Guard)" với Trung-tá Giao Phan.

"Quản-lý tài-chánh cá-nhân" với Lan Nguyễn.

"Các phương-tiện truyền thông xã-hội" với Trinh Nguyễn.

"Tổ-chức cộng-đồng" với Christina Wadhani.

"Mấy tổ-chức phi-chính-phủ (Catalyst Foundation, SEARAC)" với Eric Nguyễn.

Và cuối cùng là một đề-tài rất sôi nổi:

"Vấn-đề bản-sắc văn-hoá" bàn chung với các anh chị trong Ban Tổ-chức.

Các bạn nào cần chi-tiết có thể vào Website www.vaylc.org xem thêm hoặc gọi cho số ĐT(703) 971-9178 (số của Nghị-hội Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
T&T Supermarket là chuỗi siêu thị châu Á bán lẻ lớn nhất của Canada là xin hân hạnh thông báo sẽ mở cơ sở đầu tiên ở Nam California trong cộng đồng Great Park, một dự án bất động sản được quy hoạch tổng thể tại Thành phố Irvine, dự kiến sẽ ra mắt vào Mùa đông năm 2026. Sau khi khai trương cơ sở đầu tiên tại Hoa Kỳ ở Bellevue, WA vào tháng 12 năm 2024, T&T đang tiếp tục mở rộng thị trường Hoa Kỳ với một cơ sở trong Khu phố Great Park sôi động và đang phát triển nhanh chóng của Irvine.
Trưa hôm đó, tại một vị trí rất đặc biệt của vùng Hoa Thịnh Đốn, một rừng cờ vàng ba sọc đỏ tung bay cạnh mặt hồ Refecting Pool, phía trước là đài tưởng niệm Lincoln Memorial, phía sau là National Mall. Tại đây, cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC và phụ cận tổ chức chương trình tưởng niệm Tháng Tư Đen với những hoạt động như đặt vòng hoa, cầu nguyện, nhắc lại lịch sử những vị anh hùng vị quốc vong thân. Dân biểu Derek Trần bước lên, bắt đầu bài phát biểu của ông với câu chào bằng tiếng Việt: “Xin kính chào quý đồng hương, thưa thầy, thưa cha, chào mấy bác, mấy cô, mấy chị, mấy chú và mấy đứa em…” Lời chào rất Việt Nam của vị dân biểu nhận được tràng vỗ tay kéo dài của khoảng 300 người có mặt ngày hôm đó.
Cho đến hôm nay, lịch sử người Việt tị nạn ghi nhận có ba người Mỹ gốc Việt đã bước vào Quốc Hội Hoa Kỳ. Người đầu tiên là ông Joseph Cao Quang Ánh (Louisiana, từ 2009 đến 2011); người thứ hai là bà Stephanie Murphy Đặng Thị Ngọc Dung (Florida, từ 2017 đến 2023), và cuối cùng là Derek Trần của California. Trong ba người, Derek Trần chính là thế hệ thứ hai, sinh ra và lớn lên ở Mỹ, bước vào vũ đài chính trị Hoa Kỳ bằng niềm hãnh diện của gốc rễ “tôi là con của một gia đình thuyền nhân vượt biển đi tìm tự do.”
Tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu ngày 25 tháng Tư năm 2025, Biệt Đội Văn Nghệ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Thư Viện Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm quốc hận 30/4/1975 - 30/4/2025
Nhiều người có mặt tại USS Midway Museum (San Diego, Nam California) để tham dự buổi lễ tưởng niệm “Legacy of Hope: From Operation Frequent Wind to Vietnamese Refugees Resilience” (Di Sản Hy Vọng: Từ Chiến Dịch Gió Lốc Đến Sự Kiên Cường Của Người Việt Tị Nạn) vào Chủ Nhật ngày 27 tháng 4 năm 2025 cho biết họ gặp rất nhiều người quen từ khắp nơi ở Mỹ đổ về. Lý do đơn giản là vì qui mô của sự kiện. Ông Châu Thụy, Chủ Tịch của tổ chức Bảo tàng Di sản Việt Nam, nói với Việt Báo rằng số người tham dự là hơn 3,000 người gốc Việt; chưa kể hàng trăm cựu chiến binh Hoa Kỳ cùng gia đình tham dự. Ban tổ chức đã phải điều động 17 xe bus để chuyên chở người tham dự từ Quận Cam đến San Diego. Họ là cựu chiến binh VNCH, là những người từng di tản, vượt biên; họ thuộc nhiều hội đoàn khác nhau của cộng đồng gốc Việt. Người tham dự có người già đã trên 90 tuổi, có những em nhỏ còn học tiểu học. Ông Thụy đặc biệt tri ân những nhà tài trợ cùng hằng trăm thiện nguyện viên đã góp tài chính, công sức để sự k
Trong chuyến đi Nhật để ngắm hoa anh đào vào đầu tháng 4 năm 2025, gia đình tôi check-in tại một khách sạn ở Osaka. Đang loay hoay tìm tiếng Anh đơn giản để nói chuyện với một tiếp tân người Nhật, thì một cô nhân viên khác đến cười tươi và hỏi: “Cô chú là người Việt Nam?” May quá, gặp được đồng hương rồi! Cô bé tên Q., đưa chúng tôi sang bộ phận check-in dành cho khách ngoại quốc. Cô cho biết mình làm ở khách sạn đã gần hai năm. So với một số đồng nghiệp người Nhật, tiếng Anh của cô khá hơn, cho nên công việc cũng ổn định. Q. quê ở Đà Nẵng, gia đình vẫn còn ở đó. Cô sang Nhật sáu năm trước để đi du học; nay đã đi làm, đang chờ đủ điều kiện để nộp đơn xin thành thường trú nhân.
Hội Nhiếp Ảnh PSCVN ở Nam Cali, Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi trưng bày cả trăm bức ảnh của hơn 60 hội viên và bạn hữu. Dưới sự hỗ trợ và góp sức của rất nhiều người, thêm sự bảo trợ của Dân Biểu Tạ Trí buổi khai mạc đã diễn ra rất long trọng và đông đảo quan khách tham dự. Người Việt ở khắp nơi đã đến tham dự và xem triển lãm trong vòng hai ngày 26 và 27 tháng Tư, năm 2025 tại phòng khánh tiết của Khu Bolsa Row, trung tâm của thủ đô người Việt tị nạn "Little Saigon". Buổi triển lãm còn có thêm sự góp mặt của Hội Hoa Lan của Ông Hà Bùi với những giò Lan đủ màu được sắp xếp hài hoà trong một khung cảnh lịch sự, ấm cúng và trang nhã. Ngoài ra, Tối Thứ Bảy ngày 26 còn có một buổi văn nghệ giúp vui của Ban Nhạc "No Name Band" do Trần Tùng điều khiển với sự góp mặt của ca sĩ Trọng Nghĩa trong chủ đề Romanza Night.
Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta. Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do. Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.
Diasporic Vietnamese Artists Network – DVAN và Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (Vietnamese American Arts & Letters Association - VAALA) hân hạnh giới thiệu chương trình đặc biệt mang chủ đề “Five Decades in Diaspora: A conversation with Viet Thanh Nguyen & An-My Le” (Năm Thập Niên Hải Ngoại: Mạn đàm cùng Việt Thanh Nguyễn và An-Mỹ Lê), nhằm đánh dấu cột mốc lịch sử: 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Chương trình sẽ diễn ra vào Chủ Nhật, ngày 4 tháng 5, năm 2025, từ 1:30 đến 3:30 chiều, tại Delhi Center ở Santa Ana, California.
Thành phố Garden Grove sẽ có buổi lễ tuyên dương những sinh viên đại học sống tại Garden Grove cho thành tích học tập của họ. Các sinh viên undergraduate, post-graduate, hoặc sắp ra trường mùa học 2025 đồng thời là cư dân Garden Grove có thể liên lạc với Thành phố để tham gia chương trình ‘Garden Grove College Graduates' Reception’ được tổ chức vào Thứ Ba, 10 tháng Sáu, 2025. Hạn chót để ghi danh là Thứ Ba, 27 tháng Năm, 2025 trên website ggcity.org/grads.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.