Hôm nay,  

Đạo Diễn Hàm Trần Trả Lời Nhà Phê Bình Scott Foundas

10/04/200700:00:00(Xem: 6545)

- Phim Vượt Sóng: Lý Do Tại Sao Cả Triệu Người Việt Bỏ Nước Ra Đi...

- Chu tất Tiến (Phỏng dịch từ lá thư của Đạo diễn Hàm Trần gửi đến và mong phổ biến trên hệ thống điện thư.)

Đạo diễn Hàm Trần, phải. Từ trái: tài tử Long Nguyễn, nữ tài tử Kiều Chinh.
   Trên tờ báo OC Weekly Chủ Nhật 1 tháng 4 mới đây, nhà phê bình Scott Foundas đã viết: "...Khi bình luận về phim Vượt Sóng, tôi không có ý định phê bình những dữ kiện lịch sử mà cuốn phim đã đưa ra là không có thật, nhưng tôi chỉ muốn nói những sự kiện đó không hoàn toàn là trắng với đen như Đạo Diễn Hàm Trần đã lồng cho chúng những khuôn mặt như thế. Trong nhiều thập niên, phim ảnh về Thế Chiến thứ Hai cho chúng ta thấy rằng Quốc Xã Đức và Đế quốc Nhật là những kẻ tồi bại trong khi quân Đồng Minh là những anh hùng, nhưng chỉ mới trong vòng 6 tháng nay thôi, hai cuốn phim nổi tiếng, một của Clint Eastwood, "Lá Thư từ Iwo Jima", và cuốn kia của Paul Verhoeven, "Sách Đen", đã chỉ cho chúng ta thấy cái tầm phào của những sự việc ấy. Trong những cuốn phim vừa nói, chỉ có làn sương mù dầy đặc của chiến tranh mà không có những phân biệt rõ ràng đâu là ông Thiện và ông Ác. Nhân một cơ hội tương tự để làm một cuốn phim về Việt Nam, thay vì đứng từ quan điểm của một người Việt Nam, ông Trần đã tạo ra một thể loại tuyên truyền rút gọn để đề cao mọi người vượt biên toàn là thánh, trong khi coi toàn bộ Cộng Sản như những kẻ đểu gỉa, tội lỗi đầy mình- một kiểu tiếp cận không có lợi chút nào cho những người muốn tìm hiểu về một vấn đề vẫn còn trong vòng tranh cãi."

Đạo diễn Hàm Trần đã trả lời những lý luận huyễn hoặc kia như sau:

"Là người viết chuyện phim và đạo diễn cho cuốn phim Vượt Sóng, tôi rất muốn hỏi ông Scott Foundas là cuốn phim đã diễn tả như thế nào về trắng và đen. Tôi cũng muốn hỏi ông ta làm thế nào mà ông ta thấy sự phân biệt trắng và đen ở trong chuyện phim vì tôi muốn chia xẻ với ông ta một câu trả lời mà tôi đã phải liên tiếp thưa với những khán giả Việt Nam khi xem cuốn phim này. Họ cho rằng tôi đã cường điệu khi diễn tả anh Công An đánh Long gục xuống là không đúng sự thật, không phải vì họ đã tìm thấy trong đó những tư tưởng tuyên truyền chống Cộng, mà vì họ cho rằng tôi đã diễn tả không đúng khi cho một anh cộng sản có học, có lý luận và lại đẹp trai vào trong đoạn này. Phản ứng của cộng đồng đối với ý định của tôi khi nói rằng không phải toàn bộ các cán binh cộng sản đều chỉ thuần túy là một bọn đểu giả đã là câu trả lời cho lời phê bình của Foundas rồi. 

Tôi nghĩ là Scott đã tự tay chôn mình khi nói là "Ông Trần đã tạo ra một thể loại tuyên truyền rút gọn để đề cao mọi người vượt biên toàn là thánh, trong khi coi mọi người Cộng Sản như những kẻ tội lỗi đầy mình..."

Tôi không muốn đi sâu vào chỗ mà ông ta nghĩ rằng tôi đã diễn tả mọi người vượt biên là thánh, bởi vì đây không phải là chủ đích của tôi, cũng không phải cái mà tôi bắt gặp trên màn ảnh. Theo quan điểm của tôi, những người vượt biên đơn giản là những con người, là đàn ông và đàn bà, là những bậc cha mẹ của những đứa nhỏ mà họ yêu thương, hy sinh và chịu đựng những điều khủng khiếp miễn sao có được tương lai cho những đứa con ấy. Tôi không bao giờ biến họ thành anh hùng hay thánh sống cả.

Tuy vậy, những điểm này lại dẫn tôi đến chỗ mà ông ta muốn chấm dứt phần phê bình bằng câu "một kiểu tiếp cận không có lợi chút nào cho những người muốn tìm hiểu về một vấn đề vẫn còn đang trong vòng tranh cãi", tôi nghĩ đây thật là một chuyện mỉa mai khi ông ta nói như thế. Tôi cảm thấy rằng khi ông bầy tỏ quan điểm nguyên thủy của ông ta khi xem cuốn phim Vượt Sóng và sự trả lời bạn đọc của ông ta, ông đã cho người đọc thấy trình độ hiểu biết của ông về chủ đề của cuốn phim rồi. Tôi muốn thách thức ông ta trong các lời bàn trong tương lai của ông về sự hiểu biết về các trại cải tạo cùng lý do tại sao cả triệu người Việt bỏ nước ra đi. Nếu ông ta nghĩ rằng cuốn phim "không có lợi chút nào cho những người muốn tìm hiểu về một vấn đề còn đang trong vòng tranh cãi", tôi mong được hỏi ông ta hãy chỉ cho tôi xem cuốn phim cuối cùng nào mà ông đã thấy trong đó có sự hiện diện của các trại cải tạo, hay là cuốn phim cuối cùng nào đã tả được các cuộc vượt biên theo đúng quan điểm của người Việt Nam chân chính...."

Cám ơn bạn đọc đã dành chút thời giờ để đọc đoạn thư này và đã bầy tỏ quan điểm của các bạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.