Hôm nay,  

Hội Thảo "Phòng Chống Buôn Người " (Lao Động)

20/08/200800:00:00(Xem: 3532)

Các ông Nguyễn Đình Thắng (phải) và Vũ Quốc Dụng.

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Á Châu (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia -CAMSA) đã tổ chức một buổi hội thảo về "Phòng chống  buôn người"  vào lúc 2 giờ chiều ngày 16 Tháng 8, 2008 tại Falls Church Community Center, Falls Church, Va.

Hiện diện có khoảng  hai mươi người. Trước hết Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, trình bày hiện trạng buôn người rất trầm trọng ở VN và ông đặt vấn đề làm sao có thể bài trừ tệ nạn nô lệ mới này.  Tiến sĩ Thắng định nghĩa  danh từ "buôn người", phải hội đủ ba yếu tố:

1. Đưa người xuyên qua  quốc gia.

2. Bị bóc lột.

3. Không thoát được cảnh  bóc lột do bị hăm dọa, cưỡng chế, nợ nần…

Hiện nay  tình trạng buôn người ở VN rất trầm trọng và ngày càng gia tăng, gồm:

1.Buôn bán phụ nữ và trẻ em trong kỹ nghệ mãi dâm.

2.Buôn bán người lao động.

Đường dây buôn người ăn thông từ trên xuống dưới, đến các thôn làng xa xôi, và có phối hợp trong và ngoài Việt Nam. Hàng chục ngàn phụ nữ bị bán sang Trung Quốc, Đại Hàn, Mã Lai, Thái Lan, Đài Loan… Hằng ngàn trẻ em bị bán cho kỹ nghệ mãi dâm ở Cam Bốt, Mã Lai, Thái Lan…và kỹ nghệ bán con nuôi cho người ngoại quốc. Hiện nay có trên nửa triệu công nhân VN đang lao động ở ngoại  quốc; con số này có thể tăng lên một triệu  vào cuối năm 2010.

Cùng lúc Tiến sĩ Thắng trình bày, hình ảnh về nạn buôn người lao động của Giáo Sư Nguyễn Quốc Khải, Chủ Tịch  Ủy ban HK Bảo Vệ Người Lao Động VN, được trình chiếu.  Qua hình ảnh đầy xúc động và phỏng vấn những công nhân lao động VN, những người tham dự thấy được những sự  lừa gạt, hành hạ, bóc lột người lao động VN ở hải ngoại.

Để đối phó với tình trạng buôn người, Liên Minh CAMSA  được thành lập vào Tháng 2, 2008 với chủ trương  bài trừ tận gốc rễ tệ trạng buôn bán người lao động Việt bằng cách:

1. Can thiệp trực tiếp để cứu giúp các công nhân gặp nạn.

2. Ảnh hưởng đến chính sách của VN và các quốc  gia tiếp nhận công nhân.

3. Nâng cao ý thức của người dân trơng nước để họ đề phòng và tự vệ.

CAMSA đã  phối hợp với các thành viên gồm Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (HK), Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), Ủy ban HK Bảo Vệ Người Lao Động VN và Liên Hội Người Việt Canada :

1. Mở văn phòng hoạt động thường trực ở các quốc gia có đông công nhân Việt.

2. Huấn luyện về luật pháp  và chính sách chống buôn người trong cộng đồng Việt.

3 . Tổ chức hội nghị quốc tế hằng năm về phòng chống buôn người.

CAMSA đối  phó với nạn buôn người Việt bằng một kế hoạch hành động toàn diện gồm có:

1.Giải cứu và bảo vệ nạn nhân.

2.Trừng trị thủ phạm qua kinh tế và luật pháp.

3.Áp lực quốc gia gốc và quốc gia tiếp nhận thực thi chính sách phòng chống  buôn người.

Liên Minh CAMSA hợp tác với các tổ chức sở tại để thiết lập văn phòng thuờng trực, các "Tòa đại sứ tình thương" ở các quốc gia đông ngừơi Việt có nguy cơ là nạn nhân của nạn buôn người. Mỗi văn phòng quy tụ  và phát triển tài nguyên địa phương để thực hiện kế hoạch trên.

Văn phòng đầu tiên được thành lập ở Mã Lai và bắt đầu hoạt động đầu tháng 4, 2008. Trong vòng ba tháng văn phòng này đã can thiệp cho trên 10 vụ lớn,  nhỏ bao gồm 3 ngàn công nhân. Phí tổn cho mỗi "Toà Đại Sứ Tình Thương" là 50 ngàn mỹ kim một năm, nhằm trang trải cho nhân v iên toàn thời gian, chi phí văn phòng và các chi phí hoạt động. Mổi văn phòng có thể can thiệp cho nhiều ngàn đồng bào mỗi năm.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã cho biết, trong thời gian qua CAMSA đã can thiệp, đạt được một số thành quả là:

1.Giúp 176 nữ công nhân Việt ở Jordan được giải cứu khỏi cảnh  bị bóc lột và đánh đập. Giúp nhiều nạn nhân ở Samoa.

2. Trong số 2,600 công nhân , có 1,300 là người Việt ở Mã Lai được bồi thường gần một triệu mỹ kim.

3. Văn phòng thường trực ở Mã Lai ở đường dây nóng toàn quốc trợ giúp cho công nhân Việt gặp khó khăn.

4. Trang blog thông  tin cho công nhân  lao động ở Mã Lai.

5. Thiện nguyện viên  từ các quốc gia, đến  tổ chức lớp Anh Văn, huấn luyện kỹ năng và mở rộng kiến thức đời sống cho công nhân ở Penang, Mã Lai.

6. Chương Trình thực tập, tạo cơ hội cho người trẻ ở HK tham gia phòng chống buôn ngươì.

Trong cuộc hội thảo,  Ông Võ Quốc Dụng, Tổng Thư Ký, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế ( Đức) trình bày về vai trò  của những tổ chức phi chính phủ trong cuộc chiến chống nạn  buôn người .

Để chương trình được thành công, hữu hiệu , Tiến sĩ Thắng, kêu gọi đồng hương cùng nhau chấm dứt nạn buôn bán đồng bào, người Việt bảo vệ người Việt bất kỳ nơi nào trên thế giới,  bằng cách tham gia, là:

1.Thành viên bảo trợ: đóng góp $100 mỹ kim một năm.

2.Thành viên vận động, : đóng góp $100 một năm và vận động thêm 4 người.

3. Thành viên quán quân: đóng góp $100 một năm và vận động thêm 9 người .

Là thành viên, đồng hương sẽ nhận được bản tin về hoạt động và thành quả. Ngoài ra cũng sẽ thường xuyên nhận các video tài liệu của Liên Minh CAMSA về các cuộc giải cứu và can thiệp.

Đồng hương cũng có thể giúp chương trình phát triển mạnh bằng cách phổ biến tin tức về Liên Minh CAMSA đến giới truyền  thông địa phương, tham gia các buổi huấn luyện về phòng chống  buôn người và tổ chức gây quỹ.

Sau phần trình bày của các diễn giả, những người tham dự cuộc hội thảo đưa ra nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề làm sao phát triển để đồng hương có thể  tích cực vào việc giải cứu nạn buôn người.

Chương trình được chấm dứt vào lúc 5 giờ chiều.

Muốn biết thêm chi tiết xin vào:

www.vietnameseworkersabroad.workpress.com
Email : Camsa@bpsos.org,
 Tel (703) 538-2190

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.