Hôm nay,  

Nạn Nhân Bão Lụt Katrina: Các Điều Cần Làm

19/09/200500:00:00(Xem: 5614)
Bản tin của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển – Ngày 18 tháng 9, 2005.
Chúng tôi soạn bảng hướng dẫn tóm tắt dưới đây để giúp các đồng bào nạn nhân bão Katrina trong việc xin các khoản trợ cấp của chính phủ cũng như của một số tổ chức từ thiện tư nhân. Các hướng dẫn tổng quát này áp dụng trên toàn quốc. Chúng tôi kêu gọi các phương tiện truyền thông Việt ngữ phổ biến rộng rãi để đồng bào lâm nạn có thể tự lo hoặc để các nhóm thiện nguyện có thể theo đó mà giúp đỡ cho họ.
Ghi danh ngay với cơ quan FEMA tại www.fema.gov/register.shtm hoặc 1-800-621-3362.
Nếu sở hữu nhà hay cơ sở thương mại, quíù vị cần lập hồ sơ bồi thường với hãng bảo hiểm trước khi ghi danh với FEMA.
Khi ghi danh với FEMA, nhớ ghi lại và cất kỹ số ghi danh. Số này cần thiết cho mọi trợ cấp và giúp đỡ sau này.
FEMA sẽ có nhiều trợ giúp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngay trước mắt họ sẽ cấp một ngân khoản tiền mặt cho mỗi hộ đủ tiêu chuẩn. Họ sẽ gởi số tiền này trực tiếp vào trương mục ngân hàng hay sẽ gởi ngân phiếu đến địa chỉ của quý vị nếu như không có trương mục ngân hàng.
Ghi danh với Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ qua đường dây nóng: 1-800-975-7585 hoặc tại những nơi có trạm xá của Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ. Tổ chức này sẽ được cấp thẻ chi dùng (Debit Card), trị giá trên 300 Mỹ kim cho mỗi người. Tuy nhiên, khi sử dụng quý vị cần chọn “CREDIT” thay vì “DEBIT”.
Nộp đơn xin Phiếu Thực Phẩm (Food Stamps) tại các cơ quan chính quyền địa phương. Phần lớn các cơ quan này sẽ cấp ngay.

Nộp đơn xin Tiền Trợ Cấp Thất Nghiệp. Ngay cả những người làm nghề tự do cũng có thể xin trợ cấp thất nghiệp. Quý vị cần liên lạc với văn phòng chính phủ nơi đang cư ngụ. Dưới đây là các số điện thoại để hỏi thêm tin tức.
Alabama: 1-800-361-4524 or 1-866-767-8103
Georgia: 1-877-709-8185
Florida: 1-800-204-2418
Louisiana: 1-800-818-7811 or 1-866-783-5567 or 1-800-LAHELPU
Mississippi: 1-888-844-3577
Texas: 1-817-420-1600
Nếu có đóng bảo hiểm nhà cửa (cư ngụ hay cho thuê) hay cơ sở thương mại, hãy liên lạc ngay với hãng bảo hiểm.
Nếu bị bệnh và cần khám sức khoẻ, hãy đến ngay bệnh viện công hay tư. Ở Houston, nhiều bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân không có bảo hiểm. Xin phối kiểm với các bệnh viện ở mỗi địa phương.
Nếu cần tìm thân nhân thất lạc, hãy lên hội trang của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế để ghi danh hay tìm người: http://www.familylinks.icrc.org/katrina.
Nếu bị mất giấy tờ di trú, hãy liên lạc ngay với Sở Di Trú tại địa phương, có thể tìm được ở hội trang www.uscis.gov.
Nếu cần nhà ở tạm thời, hãy lên hội trang KatrinaShelter.com để ghi danh.
FEMA tài trợ vấn đề tạm trú như mướn nhà, cấp trailer (nhà tiền chế), v.v. Tuỳ chỗ, FEMA có thể giao cho chính quyền địa phương đảm trách công việc thực hiện. Trong trường hợp đó quý vị cần liên lạc với chính quyền địa phương.
Ngoài ra, mỗi chính quyền địa phương lại có thể có những chương trình giúp đỡ riêng. Quý vị cần tìm hiểu với các cơ quan xã hội ở địa phương quý vị đang tạm trú. Quý vị cũng có thể liên lạc với chúng tôi ở những nơi có văn phòng Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển. Xin liên lạc số điện thoại trung ương: (703) 538-2190 để lấy tin tức về các văn phòng địa phương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
Vào chiều ngày Chủ Nhật 02/25/2024, nhân dịp những ngày đầu năm Giáp Thìn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã ghé thăm và có một buổi pháp thoại tại Thiền Đường Huệ Hải. Thiền đường này được thành lập cách đây hơn một năm bởi một người học trò cũ của Thầy, hiện nay là nơi sinh hoạt của một số nhóm Phật tử ở khu vực Little Saigon.
Chánh Án Chris Phan tốt nghiệp đại học Indiana- đại học Purdue tại Indianapolis với văn bằng Cử Nhân Nghệ Thuật (BA Biology, 1996), tiến sĩ Luật khoa năm 1999 tại đại học Southern Illinois. Ông là chủ biên tạp chí luật Southern Illinois, tác giả sách “Physicians Unionization’s Impact on the Medical Profession”, Journal of Legal Medicine, March, 1999...
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý cho người Mỹ gốc Á, Nam California (AJSOCAL) được thành lập năm 1983, là tổ chức vô vụ lợi về quyền công dân và pháp lý lớn nhất quốc gia dành cho người Mỹ gốc Á Châu và người dân các đảo Thái Bình Dương...
Hàng năm, Bộ Ngoại giao chấp thuận rất nhiều thị thực cho công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ để tham gia vào các hoạt động giải trí và biểu diễn nghệ thuật. Những chuyến thăm như vậy rất quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ văn hóa mật thiết giữa hai quốc gia chúng ta. Tuy nhiên, trái với tinh thần trao đổi song phương mang tính công bằng, nguyên tắc ngoại giao cơ bản của quốc tế, các nghệ sĩ Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam không được hưởng các quyền hoạt động nghệ thuật tự do giống như khi chúng tôi đón tiếp các nghệ sĩ Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.