Hôm nay,  

Thông Báo Mời Gọi Gửi Bài Vở, Tài Liệu

28/04/200700:00:00(Xem: 4158)

Ban Chủ Biên Văn Học Phật Giáo VN Hải Ngoại Sưu Khảo Thông Báo Mời Gọi Gửi Bài Vở, Tài Liệu Trước Ngày 1 Tháng 6 - 2007

(Thông Báo Số 3 Về Việc Thực Hiện Bộ: Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo như sau.)

Kính bạch chư tôn đức tăng, ni,

Kính thưa quý thức giả, quý văn thi sĩ,

Từ trên ba thập niên qua, cộng đồng tăng, ni và Phật tử Việt Nam tại hải ngoại, dù sống xa quê hương, vẫn không quên nguồn cội văn hóa truyền thống của mình khi tiếp xúc với các môi trường văn hóa mới ở những xã hội và đất nước mới.  Đó chính là nguồn mạch cho dòng chủ lưu văn học Phật Giáo Việt Nam không những tiếp tục lưu lộ, mà còn mang thêm sắc thái linh hoạt và phong phú.  Những thành quả văn học quý báu như vậy cần phải được trân trọng bảo tồn và phát huy.

Phát xuất từ tâm niệm góp phần vào việc bảo tồn và phát huy văn học Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại, Ban Biên Tập bộ Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo (VHPGVNHNSK) đã được thành lập và qua hai thông báo 1 & 2 kêu gọi sự tham gia của chư tôn đức tăng ni, chư vị thức giả và văn thi sĩ, đến nay, đã đạt được một thành quả rất khả quan và khích lệ với trên 260 tác giả, dịch giả đã từng đóng góp cho nền văn học Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.  

Sở dĩ Ban Biên Tập có được thành quả quý báu đó là vì nhờ sự hỗ trợ tích cực của chư tôn đức tăng, ni và văn thi sĩ ở khắp nơi trên thế giới nhiệt tình cung cấp tài liệu, gửi thư, email khuyến khích, đóng góp ý kiến xây dựng và giới thiệu bằng hữu tham gia; nhờ quý cơ quan truyền thông báo chí đã hoan hỷ phổ biến các thông tin liên quan đến công trình này; nhờ sách vở, báo chí và trang nhà điện toán toàn cầu đã chuyển tải các tài liệu liên quan đến văn học Phật Giáo Việt Nam để chúng tôi có thể tham khảo, sưu tập.  Nhân đây, Ban Biên Tập xin kính lời thành tâm cám ơn chư tôn đức tăng, ni, quý văn thi sĩ, các cơ quan truyền thông báo chí, các trang nhà điện toán toàn cầu, v.v… đã trực tiếp hay gián tiếp hỗ trợ cho công trình này. 

Đặc biệt, mọi thông tin có tính cách riêng tư như email, điạ chỉ, tiểu sử, tài liệu, v.v… mà quý vị đã cung cấp cho Ban Biên Tập, chúng tôi sẽ chỉ sử dụng vào một mục đích duy nhất là thực hiện bộ VHPGVNHNSK mà thôi.  

Lịch trình thực hiện bộ VHPGVNHNSK sắp tới như sau:  Thời hạn cuối để nhận tài liệu và đúc kết là ngày 01 tháng 06 năm 2007. Ban Biên Tập dự kiến bộ VHPGVNHNSK này sẽ được ấn hành vào cuối năm 2007. 

Nhân đây Ban Biên Tập xin công bố danh sách tác giả, dịch giả, văn thi sĩ mà chúng tôi đã sưu tập được để chính thức đưa vào bộ VHPGVNHNSK, tính đến nay:

Ái Cầm, Thích Bảo Lạc, Bình An Sơn, Bùi Kha, Bùi Ngọc Đường, Cao Huy Thuần, Cao Mỵ Nhân, Cao Ngọc Phượng, Cao Tiêu, Chánh Hạnh, Thích Chánh Kiến, Thích Chánh Lạc, Chánh Lý Kiều Thế Đức, Chân Hạnh, Chân Huyền, Thích Chân Lý, Chân Nguyên-Đỗ Quốc Bảo, Thích Nữ Chân Nguyên, Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, Thích Nữ Chân Phước, Thích Nữ Chân Thiền, Thích Chân Tuệ, Thích Chân Văn, Chiêu Hoàng, Thích Chơn Thành, Diệu Anh Trịnh Quỳnh Trâm, Diệu Hạnh Giao Trinh, Diệu Linh, Diệu Nga, Diệu Trân-Linh Linh Ngọc, Doãn Quốc Sỹ, Du Tử Lê, Duy Lam, Thích Duy Lực, Duy Nghiệp-Bùi Duy Thuyết, Duyên Hà-Lê Phục Thủy, Dương Huệ Anh, Dương Vĩnh Hùng, Đào Viên, Đinh S Trang, Đoàn Viết Hoạt, Đỗ Hữu Tài, Đỗ Quý Toàn, Thích Đồng Trí, Thích Đức Niệm, Thích Giác Đẳng, Thích Giác Hạnh Lê Bích Sơn, Thích Giác Hoàng, Thích Giác Lượng, Thích Giác Nguyên, Thích Giác Nhiên, Thích Giải Hiền, Thích Nữ Giới Hương, Thích Hạnh Bình, Hạnh Cơ, Thích Hạnh Nguyện, Thích Hạnh Tấn, Thích Hạnh Tuấn, Thích Hằng Đạt, Thích Hằng Trường, Hiền Vy, Hoàng Hà Thanh, Hoàng Liên Tâm, Hoàng Linh Đỗ Mậu, Hoàng Nguyên Nhuận, Hoàng Quốc Bảo, Hoàng Văn Chí, Hoàng Xuân Hãn, Hồ Hương Lộc, Hồ Trường An, Hồng Dương Nguyễn Văn Hai, Hồng Như, Thích Hộ Giác, Huy Trâm, Thích Huyền Tôn, Thích Huyền Vi, Huỳnh Hữu Ủy, Huỳnh Kim Quang, Huỳnh Trung Chánh, Tỳ Kheo Indacanda Trương Đình Dũng, Thích Khánh Hỷ, Không Tuệ, Kiêm Đạt, Thích Kim Triệu, Kiệt Tấn, Lại Như Bằng, Lam Nguyên, Lâm Bích Nhi, Lâm Như Tạng, Lê Công Đa, Lê Giang Trần, Lê Mộng Nguyên, Lê Thái Ất, Lê Trọng Văn, Liên Hoa Lê Bảo Kỳ, Linh Thoại Ngọc Nguyễn, Linh Thụy, Luân Hoán, Lưu Nguyễn, Lưu Văn Vịnh, Lý Đại Nguyên, Lý Khôi Việt, Lý Thừa Nghiệp, Mạc Phương Đình, Mai Ca, Mai Thảo, Mặc Giang, Thích Mãn Giác, Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, Thích Minh Dung, Minh Dũng Phú Toàn Cương, Minh Đức Hoài Trinh, Minh Giác Nguyễn Học Tài, Thích Minh Hiếu, Minh Tâm, Thích Nữ Minh Tâm, Minh Thiện-Diệu Xuân, Minh Thiện Trịnh Chỉnh, Thích Minh Thông, Nghiêm Xuân Cường, Nghiêm Xuân Hồng, Ngọc Bích Diệu Liên, Ngọc Hoài Phương, Ngô Mạnh Thu, Ngô Nguyên Dũng, Ngô Văn Quy, Ngộ Thiện Tăng Kiến Hoa, Nguyên Giác Phan Tấn Hải, Thích Nguyên Hạnh, Nguyên Khang, Nguyên Phong, Thích Nguyên Siêu, Thích Nguyên Tạng, Thích Nguyên Văn, Nguyễn Duy Nhiên, Nguyễn Điều, Nguyễn Đức Bạt Ngàn, Nguyễn Đức Can, Nguyễn Hữu Kiệt, Nguyễn Hữu Liêm, Nguyễn Hữu Nhật, Nguyễn Mạnh Trinh, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Phong Liên Châu, Nguyễn Phúc Bửu Tập, Nguyễn Sỹ Tế, Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Thúy Phượng, Nguyễn Thuyết Phong, Nguyễn Trần Ai, Nguyễn Tư Phương, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Văn Hóa, Nhã Ca, Thích Nhất Chân, Thích Nhất Hạnh, Nhật Minh Liên Hoa, Nhiên An, Thích Nhuận Hùng, Thích Như Điển, Như Hạnh, Như Hùng, Phạm Công Thiện, Phạm Huê, Phạm Kim Khánh, Phạm Quốc Bảo, Phạm Thăng, Phạm Trọng Luật, Phạm Xuân Đài, Phan Bá Thụy Dương, Phan Lạc Tiếp, Phan Mạnh Lương, Phan Ni Tấn, Thích Pháp Chánh, Thích Pháp Luân, Thích Phổ Huân, Phổ Nguyệt Huỳnh Tấn Ban, Phúc Trung, Thích Phụng Sơn, Thích Phước Nhơn, Phương Dung, Quán Như Phạm Văn Minh, Quảng Chơn Bùi Châu Thiên Hương, Quảng Diệu, Thích Quảng Thanh, Quỳnh My, Susanta Nguyễn, Tạ Văn Tài, Tàng Mộng Tử, Thích Tâm Châu, Tâm Diệu, Thích Tâm Hòa, Tâm Lạc Trần Quý Anh, Tâm Minh Ngô Tằng Giao, Tâm Minh Vương Thúy Nga, Thích Tâm Quang, Tâm Thái, Thích Tâm Thiện, Tâm Tràng Ngô Trọng Anh, Thái Kim Lan, Thái Tú Hạp, Thái Văn Kiểm, Thích Thắng Hoan, Thích Thanh Cát, Thanh Liên, Thanh Sơn, Thi Vũ Võ Văn Ái, Thích Thiên Ân, Thiện Anh Lạc, Thích Thiện Châu, Thích Thiện Hữu, Thiện Hỷ, Thích Thiện Nghị, Thiện Nhựt, Thiện Phúc, Thích Thiện Thanh, Thích Thiện Trì, Thiện Xuân Inna Malkhanova, Thoại Hoa, Thúy Trúc, Thủy Lâm Synh, Thích Thuyền Ấn, Thích Tín Nghiã, Tịnh Thủy, Thích Tịnh Từ, Trần Chung Ngọc, Trần Doãn Nho, Trần Đức Phi Bằng, Trần Hồng Châu, Trần Kiêm Đoàn, Trần Ngọc Ninh, Trần Nguyên Trung, Trần Quang Long, Trần Quang Thuận, Trần Quốc Bình, Trần Tiễn Huyến, Trần Trúc Lâm, Trần Trung Đạo, Trần Văn Kha, Trần Văn Khê, Trần Vấn Lệ, Trần Viết Đại Hưng, Thích Trí Chơn, Thích Trí Hoằng, Thích Trí Siêu, Triều Hoa Đại, Trịnh Nguyên Phước, Trịnh Xuân Thuận, Thích Trung Quán, Trường Đinh, Tuệ Minh, Tuệ Nga, Túy Hồng, Từ Hoa, Từ Khoa, Từ Thám, Vân Nguyên, Vi Khuê, Viên Linh, Thích Viên Lý, Vĩnh Hảo, Võ Đình, Võ Phiến, Võ Tá Hân, Vô Huệ Nguyên...

Danh sách ở trên chắc chắn còn thiếu sót, rất mong chư tôn đức tăng, ni và quý văn thi hữu dành thời gian bổ khuyết và góp ý để tuyển tập được hoàn chỉnh: không thiếu những vị đã từng đóng góp cho văn học Phật Giáo Việt Nam hải ngoại, và không lầm lẫn về những vị chưa từng sinh hoạt ngoài nước. 

Những tài liệu mà Ban Biên Tập cần cho bộ VHPGVNHNSK gồm:

1.  Một tấm hình 4 x 6 của tác giả, dịch giả,

2.  Tiểu sử tác giả, dịch giả,

3.  Danh mục các tác phẩm, dịch phẩm và những bài viết, bài thơ đã đăng trên các báo chí hoặc trang nhà điện toán toàn cầu Phật Giáo Việt Nam,

4.  Hai (2) bài văn, hoặc năm (5) bài thơ,

5.  Xin quý vị cung cấp cho, hoặc giới thiệu cho các thông tin về các báo chí, tạp chí, tập san và websites Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại từ trước đến nay.

Xin liên lạc về địa chỉ: Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo, 4333  30 th Street, San Diego, CA 92104, U.S.A. Điện thoại:  (619) 283-7655

Hoặc các điạ chỉ Email sau đây:

- [email protected]  (Thích Nguyên Siêu)

[email protected]  (Thích Tâm Hòa)

[email protected]  (Huỳnh Kim Quang)

- [email protected]  (Vĩnh Hảo)

Chân thành tri ân và kính chúc chư vị thân tâm thường an lạc.

San Diego, ngày 10 tháng 04 năm 2007

Kính thông báo,

Chủ Biên

Thích Nguyên Siêu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh vào mỗi Thứ Bảy & Chủ Nhật hàng tuần, ngày 12, 13, 19 & 20 tháng 4, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Nhóm Hỗ Trợ Hàng Tháng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư vào Thứ Bảy, 12 tháng 4, 10 AM – 12 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Để ghi danh tham dự, quý vị vui lòng liên lạc (714) 751-5805. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào mỗi Thứ Ba, ngày 15 & 22 tháng 4, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Lớp Thủ Công Mỹ Thuật: Tự Làm Đồ Trang Trí Cho Mùa Xuân vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4, 10:00 PM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Jon Lê Culpepper là người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu, con của một gia đình tị nạn. Anh lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Tuổi thơ của anh là những năm tháng gắn liền với nhà thờ, giáo lý, thánh ca, ca đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Jon nói gần như nửa cuộc đời của anh quẩn quanh trong hai chữ “nhà thờ.” Từ thưở nhỏ đến lúc học xong trung học, Jon xác định “mình là đứa trẻ có suy nghĩ khác người.”
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4904) DL.2025 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 05 tháng 4 năm 2025 (Nhằm ngày 08 tháng 3 Âm Lịch Năm Ất Tỵ) tại Saigon Grand Center,16149 Brookhurst ST, Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và rất đông đồng hương tham dự đã ngồi kín hội trường.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Để đánh dấu năm thứ 15 phục vụ cộng đồng, tối Chủ Nhật, ngày 23 tháng 3 năm 2025 tại nhà hàng Hoàng Sa, Paracel Seafood Restaurant, 1583 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLBTNS) đã tổ chức một buổi Đại Nhạc Hội với sự tham dự của gần 500 người.
Museum of the Republic of Vietnam xin mời quý đồng hương và bạn hữu đến tham dự Buổi Hội Thảo Tưởng Niệm 50 Năm Sau Chiến Tranh Việt Nam vào thứ Bảy ngày 12 tháng Tư, 2025 từ 12:00 đến 1:30.
Chúa Nhật, ngày 30/3/2025, thư viện Việt Nam kỷ niệm 26 năm thành lập, được tổ chức lúc 11 giờ sáng nhưng từ 10 giờ đồng hương đã đến sắp hàng để được nhà báo Du Miên- ký tặng sách. Sách viết về Little Saigon bằng tiếng Anh, sách tiếng Việt đã phát hành rồi. Ấn bản tiếng Anh "Little Saigon Chronicles" của tác giả Ngọc Hà và Du Miên giúp những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ hay ở các quốc gia nói tiếng Anh như Úc, Canada, Tân Tây Lan, v.v., có thể đọc hiểu được về lịch sử hình thành Little Saigon. Năm 1975, Việt Cộng chiếm Sài Gòn, xóa tên Sài Gòn, chúng ta đã dựng lại được Little Saigon ở hải ngoại, quyển sách giới thiệu lịch sử Little Saigon với nhiều hình ảnh giá trị từ 1975 đến 2024. Đông đảo đồng bào tham dự gồm thế hệ thứ nhất, người trẻ thế hệ thứ hai, và thứ ba, ...
Nhân kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại kể từ biến cố ngày 30/4/1975, trang mạng Da Màu sẽ thực hiện chuyên đề “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” (VHVNHN 1975-2025), bắt đầu từ tháng 3/2025 và kéo dài cho đến hết năm 2025. Trong lúc đợi chờ một định nghĩa chính xác về nền văn học mới mẻ này trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi tạm hiểu “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” là một nền văn học bao gồm tất cả các công trình biên khảo cũng như các sáng tác văn chương nghệ thuật đủ loại của người Việt Nam viết bằng tiếng Việt hay các thứ tiếng khác (Anh, Pháp…), được xuất bản hay phát hành bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể từ ngày 30/4/1975 cho đến 30/4/2025
Kể từ ngày lên nắm quyền, tổng thống Trump liên tục hành động nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ, trong đó có cả chi tiêu y tế. Với việc Hạ Viện đang đề nghị mức cắt giảm Medicaid lớn nhất trong lịch sử, sức khỏe của 79.3 triệu người Mỹ ghi danh vào chương trình đang bị đe dọa. Trong một cuộc họp báo trên mạng do tổ chức Ethnic Media Services (EMS) tổ chức vào ngày 21/03/2025, các chuyên gia trong ngành y tế đã thảo luận về những hệ lụy của dự luật này đối với người dân nghèo ở Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.