Hôm nay,  

Hôm Nay Tôi (đi Học) Ra Trường

14/06/200800:00:00(Xem: 3114)

Những sinh viên tốt nghiệp năm 1983 trong buổi họp mặt 2008 (Ảnh Bùi Văn Phú)
Các trường ở Mỹ vừa kết thúc một niên học để bước vào muà hè. Trên các báo Việt ngữ từ vài tuần qua đã có những lời chúc mừng tân khoa là những tân bác sĩ, kĩ sư, luật sư hay những cô cậu cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thuộc đủ mọi ngành nghề. Trong những buổi lễ tốt nghiệp, nhất là ở bậc trung học, những thủ khoa và á khoa lên đọc diễn văn đã có nhiều em học sinh mang họ Việt như Nguyễn, Lê, Trần, Phạm.

Đối với sinh viên tốt nghiệp đại học và chuẩn bị bước vào đời sống với công việc và một tương lai sáng lạn thì ngày tốt nghiệp là một ngày khó quên trong đời vì người Việt thường nói: “Đại đăng khoa rồi mới tiểu đăng khoa”, hay theo như truyền thống xa xưa: “Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”. Ra trường, đi làm, xây dựng gia đình là nhịp sống trong văn hoá Việt.

Nhưng ở Hoa Kỳ, đời sống không nhất thiết theo tiến trình có thứ tự như trên vì nơi sân trường đại học lúc nào cũng có người lớn tuổi, không chỉ toàn những sinh viên của lứa tuổi đôi mươi nữa. Có nhà cả vợ chồng, con cái đều rủ nhau đi học. Dù ở tuổi nào, ngày được nghe xướng tên, bước lên lãnh nhận mảnh bằng cũng là một ngày đáng ghi nhớ trong lòng những cô cậu, ông bà sinh viên.

Tôi tốt nghiệp đại học đúng một phần tư thế kỉ trước.

Tháng 5.1983, Hội Sinh Viên Việt Nam tại Đại Học Berkeley - VSA, Vietnamese Students Asscociation - có tổ chức liên hoan mừng 22 sinh viên gốc Việt tốt nghiệp bằng một bữa tiệc và một chương trình văn nghệ với sự có mặt của gia đình và bạn bè, tất cả chừng 150 người. Lúc đó tôi không có gia đình ở bên nên nhiều bạn học chính là người thân. Tôi còn nhớ mãi ngày này.

Hôm đó nhiều sinh viên đã hát cho nhau nghe lần cuối trước khi rời mái trường thân yêu với nhiều kỉ niệm. Ban AVT thời đại với Hùng Ngô, Hoà Đỗ và Đảm Bùi hát bài “Mảnh bằng” là một ca khúc hài về văn hoá trọng giáo dục cũng như bằng cấp của người Việt.

Ngày xưa, lúc tuổi còn ấu thơ

Bố tôi thường nói con ráng học cho chuyên cần

Học nhiều thì ấm vào thân

Biếng lười sau chỉ vác chân đàn bà

Vợ con nó bắt coi nhà

Đuổi gà mà biết nhục, thì ráng học mà làm to…

*

Cái bằng nó chỉ một gang thôi

Mà sao con gái họ mê quá trời.

Theo nếp suy nghĩ của người Việt, không chỉ thiếu nữ mê người có bằng cấp mà trong gia đình bố mẹ, ông bà đều mong ước con cháu đỗ đạt, thành tài. Ngoài dấu ấn văn hoá bằng cấp in đậm trong lòng người Việt, nhiều người trong chúng tôi khi rời bỏ nơi sinh ra đã là thanh niên hay đang ở tuổi vị thành niên nên trong trí nhớ còn đọng lại nhiều câu thơ, bài hát, áng văn, điệu hò của quê hương.

Tân khoa Thăng Nguyễn chia tay bạn bè bằng mấy câu văn nhại bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh:

Mỗi năm cứ vào cuối xuân

Khi lá hai bên đường bắt đầu… nở

Bồ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi

Dắt đi trên con đường ngoằn ngèo

Hôm nay tôi ra trường

*

Tối 24.5.2008 vừa qua, những sinh viên tốt nghiệp Đại Học Berkeley trong khoảng từ 1980 đến 1986 đã tổ chức dạ tiệc họp mặt tại Thung Lũng Hoa Vàng ở miền Bắc California. Khoảng 200 sinh viên và người phối ngẫu đã về dự.

Rừng núi giang tay nối lại biển xa

Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà

Mặt đất bao la, anh em ta về

Gặp nhau mừng như bão cát

Quay cuồng trời rộng

Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam...

Gặp nhau chúng tôi lại cất tiếng hát những lời ca đã từng vang vang nơi sân trường đại học.

Tựa bài hát cũng được chúng tôi đặt tên cho tờ báo sinh viên: “Nối Vòng Tay”, là nơi nhắn gửi thương yêu, môi trường sáng tác, nơi chọc ghẹo nhau bằng ngôn ngữ Việt, là món ăn tinh thần trong những ngày ở đại học. Ngày xưa có Kòm làm thơ tình, đăng báo gửi Kẹp Tóc, hôm nay có Hoà Đỗ và Diệu Thúy, á hậu áo dài của thế kỉ trước, tuổi đời bây giờ đã thêm hai bó rưỡi nhưng vẫn còn thích làm thơ chọc ghẹo nhau, không còn e thẹn giấu tên, mà đọc to cho bạn cũ cùng nghe:

Cô ơi, cô biết tôi vẫn ế

Diện chi cho lắm vẫn bị chê...

*

Anh ơi tôi biết anh rất ế

Diện chi cho lắm vẫn thấy ghê

Thôi đừng lẽo đẽo theo tôi nhé

Theo chi cho mệt cái thân dê

*

Cô ơi cô ế tôi cũng ế

Chi bằng mình giải cả đôi bên...

*

Xin anh nhớ rõ tôi không ế

Bận tâm chi đến chuyện đôi bên

Thương ai cứ việc, nhưng đừng thương tôi nhé

Đêm nằm tôi sợ thấy con dê.

Trong khung cảnh “Gợi áng mây xưa” - là chủ đề ban tổ chức đặt cho buổi họp mặt - giữa những gam mầu xanh và vàng của trường cũ, tìm lại những giảng đường thân thương, ngồi cạnh Sather Gate, tháp Campanelli, sinh viên được xem lại những hình ảnh xưa, nghe lại những tiếng nói, giọng hát, câu hò ngày cũ, được thêm một lần nghe Vương Thiên Nga (Ti), Bảo Khanh, Thăng Nguyễn, Anh Thư, Hùng Hawaii, Hùng Phạm hát; được lần đầu thưởng thức những giọng ca của thời đại karaoke như Frank Thành Nguyễn, Đào Kiều Liên, Hiệp, Mai Thanh Tùng, Rosanna, James hát với ban nhạc trong đó có cây ghi-ta Hương Phạm và tay trống Song Xuân Nguyễn là những cựu sinh viên Berkeley. Cô nha sĩ Xuân ngày xưa thích làm văn nghệ, thích đọc “Nói với tuổi hai mươi” nhưng hôm nay biểu diễn đánh trống làm ngạc nhiên nhiều bạn cũ. Ban AVT bây giờ có Hùng (Hawaii) Trần, thay cho Hùng (râu) Ngô ở xa không về được, cùng với Hoà Đỗ và Đảm Bùi hát lại bài “Mảnh bằng”.

Một phần tư thế kỉ sau ngày tốt nghiệp, là lúc gần thấy hoàng hôn của trí nhớ nếu tính theo câu hát: “Em ơi có bao nhiêu, 60 năm cuộc đời”. Với hơn nửa đời sống ở Mỹ, không biết nếp suy nghĩ của những cựu sinh viên có khác với các cụ ta ngày xưa, hay vẫn mang tinh thần gia trưởng, chồng chuá vợ tôi, trọng nam khinh nữ khi mà những con số thống kê mới nhất từ trường cũ như đã xác nhận một thực tế khác hơn.

Trong khoá học muà thu 2007, Đại Học Berkeley với 24.636 sinh viên ban cử nhân, chỉ có 46% là nam sinh viên. Sinh viên gốc Việt có 844 thì 57% là phe kẹp tóc. Nếu chia theo từng năm, từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, tỉ lệ nữ sinh vẫn cao hơn trong mọi cấp lớp. Ba mươi năm trước tỉ lệ này ngược lại. Trong số sinh viên gốc Việt thời đó, nam sinh hơn nữ sinh rất nhiều.

Như thế thì câu hát: “Cái bằng nó chỉ một gang thôi, mà sao con gái họ mê quá trời” thời đó hát nghe vui, chứ bây giờ không chừng lại là một lời hát chọc giận phái nữ. Sự thực những ngày còn ở sân trường chúng tôi quây quần bên nhau, sinh hoạt quanh VSA với rất nhiều kỉ niệm vui. Chúng tôi còn hồn nhiên quá, cái gì cũng có thể giễu cười mà chẳng sợ bị mang tiếng là phân biệt nam nữ, kì thị nọ kia.

Tối hôm họp mặt, anh Hùng Phạm bồi hồi kể chuyện VSA như một thứ “trouble maker, gây phiền toái”, và ít nhiều đã là nguyên do khiến cho có bạn phải bỏ lớp, điểm học tụt xuống, chậm trễ ra trường. Nhưng chính nhờ có “nghiệp đoàn chuyên viên mua việc” mà sinh hoạt của VSA đã để lại cho chúng tôi nhiều kỉ niệm về quãng đời đại học và những tình bạn đến hôm nay.

Về họp mặt có Dư Minh Trọng là tổng thư ký đầu tiên của VSA và chủ tịch hội của những năm sau là Nguyễn Khánh, Mai Thanh Tùng, Đỗ Anh Thư, Trúc Đặng và Ngô Như Phú Việt. Những sinh viên thời chúng tôi bây giờ hầu hết làm kĩ sư, bác sĩ nhưng cũng có luật sư, giáo sư đại học. Nổi tiếng có kĩ sư Nguyễn Hùng Việt của hãng Boeing, có nhà văn Andrew Lâm, tức Lâm Quang Dũng. Còn đang ở phương xa có Ninh Kim làm đại diện cho một quỹ phát triển quốc tế tại Việt Nam, có Cao Lệ Huyền nghiên cứu về các loại thuốc tiêm chủng về bệnh liệt kháng ở châu Phi, có Đặng Khải Minh, có lẽ là luật sư gốc Việt đầu tiên tốt nghiệp từ Berkeley, vẫn còn đâu đó trong vùng Đông Nam Á.

Một cựu sinh viên có con gái vừa tốt nghiệp Berkeley, đúng 25 năm sau, là con của Bảo Nguyễn. Ngày xưa đa số theo học những ngành khoa học, thế hệ sinh viên gốc Việt sau này theo đuổi đủ mọi ngành nghề: Mina Nguyễn làm việc trong chính quyền liên bang, Thuý Vũ là phóng viên kênh truyền hình CBS-5 ở San Francisco, đạo diễn Đức Nguyễn mới hoàn tất phim tài liệu Bolinao 52 về người vượt biển, hoạ sĩ Trần Thuỷ Châu với những tác phẩm gây phản ứng sôi nổi trong cộng đồng người Việt.

Thời chúng tôi đi học, ngôn ngữ điện toán là fortran, pascal, viết thảo chương với cả một hộp cạc IBM, ra đường nghe nhạc với walkman. Bây giờ nghe nhạc bằng iPod và iPhone đang trở nên thịnh hành mà giá chỉ 200 đô-la, bằng thời giá của một máy tính cao cấp TI hay HP vào đầu thập niên 1980. Ngày xưa chúng tôi liên lạc với nhau bằng lời nói qua điện thoại, bây giờ dùng e-mail, bàn luận trong những nhóm qua mạng thông tin toàn cầu. Đi đâu bên tai cũng đeo bluetooth trông như người từ hành tinh khác du hành qua trái đất.

Cho dù kỹ thuật thay đổi nhanh, gặp lại nhau trong buổi tối họp mặt, tôi ngạc nhiên khi thấy nhiều cựu nữ sinh vẫn duyên dáng áo dài làm tôi nhớ lại hình ảnh buổi trình diễn văn hoá Việt ở Sproul Plaza trong ngày “Open House” 25 năm về trước.

Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc

Áo nàng xanh anh mến lá sân trường

Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương

Anh pha mực cho vừa mầu luyến thương

Những nữ sinh ngày xưa, một phần tư thế kỉ sau vẫn xinh tươi trong tà áo cổ truyền hay áo cách tân, có áo may bên này, nhiều áo may ở Việt Nam, đủ mầu cam, tím, hồng, xanh.

Nhắc lại thời đại học, trên môi chúng tôi vẫn rộn ràng ngôn ngữ Việt và trong lòng lại xôn xao những kỉ niệm thân thương nơi sân trường cũ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Lời khuyên để bảo vệ khách hàng khi SCE đang chấp nhận các hình thức trả hóa đơn ngày càng phổ biến. Từ Tháng Giêng, Southern California Edison bắt đầu nhận tiền trả hóa đơn của khách hàng bằng ví kỹ thuật số từ Apple Pay, Google Pay, PayPal và Venmo. Công ty đang chấp nhận việc sử dụng một số ứng dụng trả hóa đơn trên điện thoại cầm tay vì những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng. Mặc dù các ứng dụng ví kỹ thuật số rất tiện lợi, nhưng phương thức trả hóa đơn này cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng. Là một phần trong Tuần Lễ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Quốc Gia từ ngày 3 đến ngày 9 tháng Ba, SCE nhắc nhở khách hàng đề cao cảnh giác và tránh các hành vi lừa đảo liên quan đến việc trả hóa đơn bằng ví kỹ thuật số.
Hai giai đoạn đăng ký khác nhau cho bảo hiểm Medicare sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3, đó là GEP (Giai đoạn đăng ký chung - General Enrollment Period) và MA OEP (Giai đoạn đăng ký mở Medicare Advantage). Hãy gọi điện hoặc email cho chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm y tế theo Đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi điện hoặc email chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Vào trưa ngày Thứ Năm 7 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với California Department of Aging ( CDA- Bộ Phụ Trách Vấn Đề Lão Hóa) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Sky River Casino hãnh diện thông báo tưng bừng khai trương The Humidor, một khu Lounge uống rượu mạnh và hút xì-gà cho những tay sành điệu trong vùng Sacramento. Khu hưởng thụ thanh lịch này là niềm tự hào mới nhất của sòng bài, hiện đã phô trương tới 18 'bar', nhà hàng và 'lounge' thượng đẳng gồm SR Prime Steakhouse, 32 Brews Street, Dragon Beaux, và khu ẩm thực sinh động The Market. The Humidor sẽ là nơi thường xuyên thoải mái lui tới cho những ai mà lẽ sống là hưởng thụ những thứ thanh lịch nhất trong đời, với một bộ sưu tầm trên 50 loại rượu mạnh ngon, hiếm luôn được tìm kiếm và đã được tỉ mỉ chọn lựa. Danh sách bộ sưu tầm gồm những nhãn hiệu tên tuổi như Macallan, Pappy Van Winkle Family, WhistlePig, và Louis XIII, mà khách hàng có thể nhấm nháp trong một khung cảnh thật sang trọng, thật tiện nghi.
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Cuộc vận động sẽ tăng cường kiến thức và thảo luận để giảm nguy cơ, phát hiện dấu hiệu và đưa ra lựa chọn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.