Hôm nay,  

Nói Với DB Loretta Sanchez, Bạn Thân Của Cộng Đồng VN

3/21/200800:00:00(View: 5443)

Cần Thượng Viện Thông Qua Luật Nhân Quyền Áp Lực VN

Ngày thứ Bẩy 15 tháng 3 năm 2008, tại đài truyền hình VHN-TV, người viết có dịp nói chuyện với bà Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez về vấn đề những nhà tranh đấu cho Dân Chủ ở Việt Nam bị bách hại. Người viết đã trao cho bà Dân Biểu Liên Bang một danh sách những người tranh đấu đang bị cầm tù gồm những người đã nhận án, và những người không có bản án(*). Bà Dân Biểu hứa sẽ dùng hết sức để can thiệp vào việc này. Bà cho biết, bà là một "đứa con gái" (a daughter) của cộng đồng người Việt như bài nói chuyện đã được tóm lược dưới đây:

-H: Thưa bà, với tư cách một người bạn thân thiết của cộng đồng Việt từ bao năm nay, bà có nhận định gì về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, sau khi Việt Nam đã được nhận vào vai trò hội viên không thường trực của Hội Đồng Liên Hiệp Quốc" Bà có thấy họ thay đổi gì không"

-Đ: Kể từ khi chính quyền của Tổng Thống Bush bật đèn xanh cho Việt Nam được vào WTO, từ tháng giêng vừa qua, chúng ta không thấy có sự thay đổi gì mới mẻ. Ngược lại, nhiều nhân vật tranh đấu đã bị ở tù. Những cuộc khiếu kiện ôn hòa ngoài đường phố đã bị tiêu diệt, mặc dầu họ tranh đấu rất ôn hòa, chỉ đòi hỏi trả lại nhà cửa, đất đai của họ. Nhiều cuộc đình công về quyền lợi lao động đã nổ ra vì sự đối xử bất công. Đây là sự rạn nứt lớn trong hệ thống xã hội. Để đối phó lại việc đó, chúng ta phải có kế hoạch mới, phương hướng mới. 

-H:Theo lời bà vừa nói, đó đúng là sự rạn nứt lớn của hệ thống xã hội của Việt Nam. Như vậy, chúng ta phải có kế hoạch gì mới để mong có kết quả cho công cuộc đòi Tự Do cho Việt Nam"

-Đ: Công việc trước mắt là chúng ta phải nắm tay nhau cùng làm việc. Chúng ta phải lay động Thượng Viện để họ thông qua dự luật về Nhân Quyền. Cá nhân tôi đã bàn với Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer tuần vừa qua tại Washington D.C. Chúng tôi đang muốn cho Việt Nam trở lại danh sách những quốc gia cần quan tâm theo dõi. Trong vòng hai tuần tới, chúng tôi sẽ bàn thảo với ông John MaCain làm cách nào để Thượng Viện thông qua dự luật Nhân Quyền này để buộc Tổng Thống ký ban hành, lúc đó, mới hy vọng có thay đổi ở Việt Nam.

-H: Bà đã biết, hiện nay rất nhiều nhà hoạt động cho Nhân Quyền ở Việt Nam bị tống vào tù, bà có thấy phương cách nào để giúp trả tự do cho họ không"

-Đ: Đây là điều tế nhị. Mỗi quốc gia có luật lệ riêng của họ. Chúng ta không thể đường đột can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác. Do đó, việc mà chúng ta có thể làm là tạo áp lực trên họ. Một dịp sắp tới là việc Nguyễn Tấn Dũng sắp sang thăm nước Mỹ, chúng ta phải cất cao tiếng nói qua việc xin các chính khách áp lực ông này. Tôi thấy ngoài California, còn các tiểu bang khác rất đông người Việt như ở Houston, Florida, Louisiana, hay Massachusette, bên ngoài Boston. Nếu tất cả các nơi có người Việt cư ngụ mà đồng loạt nhờ các chính khách can thiệp, thì cuộc diện có thể thay đổi lớn.

-H: Bà đã về Việt Nam hai lần và đã tiếp xúc với các nhà tranh đấu cho Dân Chủ trong nước, theo bà nghĩ, liệu họ có cơ hội còn sống sót đến ngày thành công không"

-Đ: Trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên, tôi đã thăm Bác sĩ Nguyễn Đan Quế mặc cho công an theo dõi như rươi. Tôi nhớ Bác Sĩ Quế đã nói: "Mọi chuyện rồi sẽ thay đổi. Thời gian ở bên chúng tôi. Có thể là 10 năm hay 100 năm, nhưng rồi sẽ có ngày ấy. Chúng ta phải cứng rắn hơn, cương quyết hơn." Còn Hòa thượng Thích Quảng Độ nói rằng: "Cchúng tôi rất mừng khi bà chiến đấu giùm chúng tôi". Ong và tôi nhất định sẽ nhìn thấy ngày ấy. Hiện nay, những con người can đảm như Lê thị Công Nhân đang chiến đấu vì tin sẽ có ngày ấy. (Bà Loretta Sanchez giơ cao tấm hình của Luật sư Lê thị Công Nhân trước ngực.)

-H: Thay mặt cho những người không gửi lời nói đến bà được, chúng tôi xin chân thành cảm ơn bà đã làm một người bạn tốt của Việt Nam. Bà đã giúp cho chúng tôi rất nhiều trong cuộc chiến đấu này.

-Đ: Tôi muốn nói câu này. Tôi ở bên các bạn vì tôi thấy mình như một đứa con gái của cộng đồng (a daughter to the Vietnamese Community). Với tôi, cộng đồng Việt Nam là gia đình đích thực của tôi. Nhiều người đã đến với tôi, đặt hy vọng vào tôi, mong tôi giúp họ chuyện này chuyện nọ. Tôi rất cảm động được cùng đồng hành với các bạn. Tôi vô cùng xúc động, rất mong cho mọi người được một đời sống tốt đẹp hơn. Không phải giúp cho họ rời đất nước của họ, mà họ phải được sống hạnh phúc ngay tại quê huơng của họ. Tôi làm những việc này vì tôi thấy cần phải làm. (Nước mắt bà bắt đầu long lanh.)

-H: Chúng tôi không biết nói sao để cám ơn bà vì tất cả những việc bà làm, không đến từ mục tiêu nào khác, ngoài tấm lòng của bà. Chúng tôi thành thật muốn nói rằng: "Chúng tôi yêu quý bà vô cùng."

-Đ: Tôi cũng rất yêu quý các bạn. (Bà bắt đầu khóc thật sự. Những giọt nuớc mắt chân tình của bà Lorétta Sanchez đã rơi xuống như những viên ngọc quý trong một buổi chiều gió bắt đầu thổi mạnh.)

Chu Tất Tiến.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Jay Chen- ứng cử viên Dân Biểu Liên Bang Địa Hạt 45- đã có buổi trả lời phỏng vấn với Tiến Sĩ Đinh Xuân Quân về một số vấn đề mà cộng đồng gốc Việt quan tâm, trong khi kỳ bầu cử tháng 11 đã đến gần.
Tưởng Niệm vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm và nghe buổi thuyết trình đề tài : “Lối vào Pháp Tu Quán Âm” Đúng 10 giờ sáng, Chủ Nhật ngày 16 tháng 10 năm 2022
LA Times: Dân Biểu Steel Xúc Phạm Cựu Sĩ Quan Hải Quân Để Khai Thác Sự Ủng Hộ Của Dân Nhập Cư. ORANGE COUNTY, CA – Tờ báo Los Angeles Times đã đăng bài về những tở quảng cáo vận động tranh cử của Dân Biểu Michelle Steel, có những bức ảnh ghép về Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ Jay Chen, gọi ông ta không phải người Mỹ. Những tờ quảng cáo này được thiết kế để kích động các cộng đồng thiểu số, tìm cách đặt câu hỏi về lòng trung thành và di sản Đài Loan của một Thiếu Tá, trong một nỗ lực lố bịch nhằm đánh lạc hướng cử tri khỏi sự tham nhũng và hồ sơ bỏ phiếu tai hại của Steel.
Ông Minh Phạm- đã ngoài 80 tuổi- cho biết vẫn đang xem xét ứng cử viên nào sẽ giành được phiếu bầu của mình. Tìm xem những gì người này đã làm trong quá khứ, so sánh để tiên đoán những gì họ có thể làm trong tương lai. Sử dụng chủ nghĩa cộng sản như một cái móc câu. Đó không phải lúc nào cũng là giải pháp.
Phó Thị Trưởng Diedre Thu Hà Nguyễn Mời Dự Ngày Tư Vấn Pháp Lý Miễn Phí Oct 8 2022 từ 10:00 -14:00 tại Staton Central Park
Trên tuần báo Le Point, mục « Paris đây, Paris đó » của tuần này giới thiệu một ngôi chùa Thái Lan ở thành phố Moissy-Cramayel thuộc tỉnh Seine-et-Marne (77) ngoại ô Paris về phía Đông, tức còn nằm trong Ile de France...
hai cư dân vừa thi đậu trong tuần trước đã đến để cảm ơn văn phòng Jay Chen, cũng như chia sẻ một số kinh nghiệm quí báu cho những người đang chuẩn bị cho kỳ phỏng vấn thi quốc tịch.
Hằng năm, anh chị em nghệ sĩ tổ chức giỗ tổ Hát Bội ở miền Nam California. Năm nay, giỗ tổ được tổ chức vào lúc 1 giờ trưa, Chủ Nhật ngày 25/09/2022, tại thư viện Việt Nam, 10872 Westminster Ave., Suites 214 & 215 Garden Grove, CA 92843. Các nghệ sĩ mặc áo dài màu sắc rực rỡ. Hát bội là một bộ môn nghệ thuật được đồng bào ở Việt Nam yêu chuộng trước năm 1975. Các diễn viên tập dượt rất công phu, vừa diễn vừa hát, tiếng hát nhịp nhàng với tiếng đàn, tiếng trống. Khán thính giả đầu bạc lẫn đầu xanh lắng nghe từng lời hát.
Thông tin này dựa vào bản báo cáo của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC). Kể từ tháng 3 năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng duyệt xét đơn xin chiếu khán nhập cư của Bộ Ngoại giao. Các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đang làm việc để tiếp tục các dịch vụ chiếu khán thông thường càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, đại dịch tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng chiếu khán mà các đại sứ quán và lãnh sự quán có thể xét duyệt. Vào những thời điểm khác nhau, quá trình duyệt xét của lãnh sự bị chậm lại hoặc tạm dừng vì các lệnh đóng cửa tại địa phương và toàn quốc; việc hạn chế đi lại; các quy định về kiểm dịch của nước sở tại; và nỗ lực của các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
AARP đã công bố kết quả mới từ cuộc khảo sát hàng năm của mình có tên Mirror/Mirror: Women’s Reflections on Beauty, Age and Media™. Nghiên cứu cho thấy 60% phụ nữ Người Mỹ Gốc Á và Người Đảo Thái Bình Dương (Asian American and Pacific Islander, AAPI) trên 50 tuổi bị phân biệt đối xử với tần suất “ít nhất là vài lần”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.