Hôm nay,  

Triển Lãm Ở Smithsonian: Cộng Đồng Người Việt Ở Hoa Kỳ

20/01/200700:00:00(Xem: 4715)

Triển Lãm Ở Smithsonian: Cộng Đồng Người Việt Ở Hoa Kỳ

Những hình ảnh độc đáo của cộng đồng Việt tại Mỹ: từ lên ghe vượt biên tìm tự do cho tới ngõ vào khu phố Little Saigon.

Hoa Thịnh Đốn.- Vào  lúc 1:30 trưa ngày 18 Tháng 1, 2007 một cuộc thuyết trình và hướng dẫn cho xem trước cuộc triển lãm về sự hình thành và truởng thành của cộng đồng Người Việt ở Hoa Kỳ, dành cho c ác cơ quan truyền thông,  được tổ chức tại S. Dillon Ripley (Center) trong  Bảo Tàng  Viện Smithsonian,   Washington, D.C.

Cuộc triển lãm này có tên là “Exit Saigon, Enter Little Saigon”. Đây là một  cuộc triển lãm đầu tiên về sự hiện diện của khoảng một triệu rưởi người Mỹ gốc Việt được hệ thống bảo tàng Smithsonian,  lớn nhất của HK,  cũng là lớn nhất của thế  giới,  chính thức công nhận bằng một cuộc triển lãm. Bảo Tàng Viện này có khoảng 25 triệu người đến xem hằng năm.

Những hình ảnh độc đáo của cộng đồng Việt tại Mỹ: từ lên ghe vượt biên tìm tự do cho tới ngõ vào khu phố Little Saigon.

Cuộc triển lãm này đặt tại S. Dillon Ripley Center,  dưới sự bảo trợ của Văn Phòng Người Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương do Tiến sĩ Franklin Odo,  một sử gia gốc Nhật làm Giám Đốc và Tiến Sĩ Phạm Hồng Vũ, tốt nghiệp VĐH Cornell, chủ quản cuộc triễn lãm.

 Tiến Sĩ Phạm Hồng Vũ hướng dẫn phái đoàn đi xem qua các hình ảnh cũng như những hợp phần trong cuộc triển lãm.  Trước  phòng triển lãm có bảng “Little Saigon, Next  Right ” màu xanh lá cây, chữ trắng, to và giống như bản chỉ đường vào Little Saigon, dựng bên  xa lộ ở California.

Tiến Sĩ Phạm H. Vũ giải thích ý nghĩa của tên cuộc triển lãm “Exit Saigon, Enter Little Saigon” như sau, chúng ta chạy nạn rời  bỏ quê hương,  đến đây  chúng ta thành lập  một cộng đồng mới - người Mỹ gốc Việt, cuộc triển lãm này trình bày hình ảnh những chuyển biến của một cuộc di dân. Phần đông chúng ta bị buộc phải rời quê hương (Saigon), tới đây chúng ta tạo dựng một cộng đồng mới  ở xứ người, nó không có trước đây, đó là Litlle Saigon. Trong cuộc triển lãm này có nhiều hình ảnh về tản cư, rời xa Saigon,  rồi  những bước đầu bỡ ngỡ ở các trại  tỵ nạn đến sự thành lập nhiều cộng đồng Việt vững mạnh trên toàn quốc HK.

Những hình ảnh  này chẳng những có ảnh hưởng lớn đối với Người  Mỹ gốc Việt và thế hệ mai sau mà với số khách  đến xem Bảo Tàng Viện 25 triệu người một năm,  chúng ta sẽ giới thiệu với người Mỹ rằng chúng ta đã đóng góp cho nước Mỹ, chúng ta đã thay  đổi bộ mặt của nuớc  Mỹ. Đây là mục đích chúng ta muốn đề cập đến, chứ không phải chúng ta chỉ lợi dụng tình trạng tỵ nạn  để được đến đây sinh sống.

Sau khi qua bảng “Little Saigon”, Tiến Sĩ Vũ hướng dẫn phái đoàn xem những hình ảnh treo hai bên tường của phòng triển lãm, đi zic zac từ tường này qua tường bên kia. TS Vũ giới thiệu hình ảnh một cô gái Việt Nam trong một cuộc Diễn Hành nhân ngày Lễ Độc Lập của HK, cô gái mặc áo dài vàng VN, tay cầm quạt cờ vàng và cờ Mỹ.  Tiến Sĩ Vũ  nói, đó là một hình ảnh độc đáo  nói lên chủ đề  của  cuộc triển lãm này.  Chúng ta không chỉ trình bày hình ảnh trắng đen và chiều sâu của thảm kịch người VN tỵ nạn đã qua, mà muốn đề cập tới  những hình ảnh tươi sáng  của người Mỹ gốc Việt hiện tại.

Kế đến những hình ảnh về những người tỵ nạn được trực thăng di tản  ra khỏi Saigon năm 1975, rồi hình ảnh những người tỵ nạn đặt chân lên các trại tỵ nạn như  Indian Town Gap, PA; Trại Pendleton, CA…Bên kia là  một góc nhỏ trưng bày cảnh sống của  đồng bào tỵ nạn trong trại, với ghế bố thay  giường ngủ và nhiều quần áo phơi lên, dựa theo một tấm hình  của một người tỵ nạn chụp  lúc còn ở trong trại. Có hình ảnh về những chiếc thuyền mong manh với thật đông người vượt biên, có cả hình người chết trên thuyền.

TS Vũ hướng dẫn phái đoàn xem hình  ảnh trên tường đối diện. Tương phản với những  hình ảnh đau thương trên, trên tường bên kia có nhiều hình to cở người thật, đó là hình ảnh của Đạt Phan, người được người Mỹ bầu là “The funniest man”, hình của Tăng Thái Hậu, cùng một nhóm chuyên viên vẽ kiểu cho xe Mustang- Ford.  Xe Mustang bị xuống dốc nhiều năm, nhờ có kiểu mới của ông, mà bán tăng 25%;  Đạt Nguyễn, người chơi Foot Ball nổi tiếng trong Dallas, Cowboys; Bao Tranchi, người vẽ kiểu thời trang rất nổi tiếng; nữ tài tử Kiều Chinh..

Trong loạt hình ảnh về những người Việt thành công ở nước Mỹ có Betty Nguyễn, Xướng Ngôn Viên Đài Truyền Hình CNN, Phi Hành Gia Eugene Trịnh, Ông Tony Lâm…Việt Đinh, Assistant Attorney General; Taryn Rose, Bác sĩ giải phẫu, rất thành công trong kỹ nghệ  giày; Frank Jao, nhà  địa ốc… TS Vũ cho biết ông có một danh sách khoảng năm mươi người Việt thành công, nổi tiếng trên nước Mỹ và ông đã chọn lựa  khoảng mười người để trưng bày trong triển lãm .

Bên tường đối diện là hình ảnh những cộng đồng người Việt, trong đó có hình đám cưới truyền thống VN với áo dài khăn đống, hình Trung Tâm Thương Mãi Eden, hình phái đoàn VN diễn hành trong ngày lễ Độc Lập HK,  biểu tình chống kỳ thị chủng tộc ở Boston, Massachusette…

Trong cuộc triển lãm này cũng có trưng bày gian hàng phở, thức ăn rất phổ thông của người VN, cùng hình ảnh giải trí như video Thúy Nga, phim do người Việt thực hiện  “Three Seasons; gian hàng chưng bày những chiếc áo dài đã cải cách để hợp với thời trang ở Hoa Kỳ do Bao Tranchi vẽ kiểu…Bên cạnh những hình ảnh trên còn có nơi chiếu video  về đời sống của người Việt ở HK, các trung tâm văn hóa, giáo dục, thương mại, tôn giáo…

Được biết ngoài phần tranh ảnh video, chương trình “Exit Saigon, Enter Little Saigon”  cũng  sẽ tổ chức những buổi nói chuyện về người VN tỵ nạn đang sống ở HK. Cuộc triển lãm cũng có một địa chỉ trên mạng, mọi người có thể vào xem, nghiên cứu tìm hiểu về sự hình thành và các thành tích vẻ vang của người Việt trên 30 năm qua, www.apa.si.edu/VietAm

Hiện đang có kế hoạch để hoàn tất việc tạo ra một bản giáo án hướng dẫn trên Web cho trung học đệ nhất cấp, nhằm mở rộng sự hiểu biết của các học sinh Mỹ về vị trí của người Mỹ gốc Việt trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc triển lãm này sẽ kéo dài cho đến 1 tháng Tư, 2007 sau đó sẽ được dời đi triển lãm nơi nào có đông người Việt nam hay nơi nào muốn trưng bày.

Lễ khai mạc chính thức sẽ được tổ chức vào lúc 11 giờ sáng ngày 20 tháng 1, 2007 với sự hiện diện của Ông Hà Bỉnh Trung, đại diện cho Hội Cao Niên vùng HTĐ, Ông Lý văn Phước, Tân Chủ Tịch CĐ/VN vùng Washington, D.C., Maryland và Virginia. Phần văn nghệ do Giáo Sư Kim Oanh hướng dẫn các em nhóm Hương Xưa Thiếu Nhi trình diễn đàn tranh.

Để chấm dứt cuộc thuyết trình và hướng dẫn các cơ quan truyền thông  xem trước cuộc triển lãm, TS Vũ nói, đây là cuộc triển lãm đầu tiên  ở Bảo Tàng Viện Smithsonian về lịch sử của người Mỹ gốc Việt  từ năm 1975 đến nay. Cuộc triển lãm đã trình bày những thách thức, những đóng góp và những sự thay đổi, cho thấy sự sống động và  đa dạng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Chúng ta hãnh diện trình bày với thế giới về lịch sử và văn hóa của chúng ta  qua viện bảo tàng Smithsonian. Tất cả hình ảnh đã chứng minh sự thành công vượt bực của cộng đồng người Việt trong lịch sử di dân của Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Lời khuyên để bảo vệ khách hàng khi SCE đang chấp nhận các hình thức trả hóa đơn ngày càng phổ biến. Từ Tháng Giêng, Southern California Edison bắt đầu nhận tiền trả hóa đơn của khách hàng bằng ví kỹ thuật số từ Apple Pay, Google Pay, PayPal và Venmo. Công ty đang chấp nhận việc sử dụng một số ứng dụng trả hóa đơn trên điện thoại cầm tay vì những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng. Mặc dù các ứng dụng ví kỹ thuật số rất tiện lợi, nhưng phương thức trả hóa đơn này cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng. Là một phần trong Tuần Lễ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Quốc Gia từ ngày 3 đến ngày 9 tháng Ba, SCE nhắc nhở khách hàng đề cao cảnh giác và tránh các hành vi lừa đảo liên quan đến việc trả hóa đơn bằng ví kỹ thuật số.
Hai giai đoạn đăng ký khác nhau cho bảo hiểm Medicare sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3, đó là GEP (Giai đoạn đăng ký chung - General Enrollment Period) và MA OEP (Giai đoạn đăng ký mở Medicare Advantage). Hãy gọi điện hoặc email cho chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm y tế theo Đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi điện hoặc email chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Vào trưa ngày Thứ Năm 7 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với California Department of Aging ( CDA- Bộ Phụ Trách Vấn Đề Lão Hóa) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.