Hôm nay,  

Nguyễn Thanh Thu Về VN Tạc Lại Tượng ‘Tiếc Thương’

31/12/200600:00:00(Xem: 17173)

Nguyễn Thanh Thu Về Vn Tạc Lại Tượng ‘Tiếc Thương’

Hình bìa đặc san Đất Mới của hội ái hữu Quân Nhu có in phù hiệu ngành và bức ảnh pho tượng Tiếc Thương của điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu.

Westminster (VB) . - Nhà điêu khắc mang cấp bậc Trung Úy ngành Quân Nhu VNCH, nay đang có mặt tại VN để bắt tay vào việc tạc lại pho tượng Tiếc Thương, thay cho bức tượng lịch sử từng dựng ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa, bị mất tích trong 31 năm qua.

Cựu Đại tá Nguyễn hữu Đạm, chỉ huy trưởng Trường Quân Nhu QL/VNCH cho hay như vậy, trong một bài viết về liên đội chung sự và các nghĩa trang quân đội, đăng trong đặc san ngành quân nhu 2007, phát hành nhân cuộc họp mặt cựu chiến binh Quân Nhu tại Little Saigon vào ngay 30-12.

Trong bài viết dài 5 trang, Đại Tá Đạm (tốt nghiệp khóa 1 Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định, hiện cư ngụ ở Houston -Texas) đã thuật lại nhiệm vụ của ngành quân nhu từ việc ngoài tiền tuyến lo thả hỏa châu, thả dù tiếp tế tiền đồn,..., cho đến lo việc chung sự khi người chiến sĩ đền nợ nước. Bài viết cho biết, tác giả bức tượng Tiếc Thương, điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu ( trung úy của liên đội chung sự) đã vẽ tới 7 bản vẽ về bức tượng đệ trình Tổng thống Thiệu, lúc ấy là trung tướng Chủ tịch ỦBLĐ Quốc Gia. Bức mẫu nào cũng tạc hình ảnh oai hùng của chiến sĩ VNCH, tạc người lính ở tư thế đứng.

"Trong lúc đang chờ bên ngoài vì Tổng Thống bận tiếp một vị tướng lãnh, ông Thu chợt nghĩ tới một hình ảnh khác, một đề tài mới đã làm ông xao xuyến tâm hồn mấy đêm rồi.. Đó là hình ảnh thực ông Thu bắt gặp được, khi thấy một người lính Dù ngồi bất động trước hai ly bia.Một ly đang uống dở, còn một ly đầy nguyên, với nén nhang vắt trên miệng ly....Đầu anh cúi xuống như nhìn vào cõi hư vô. Trên khuôn mặt dày dặn phong trầm vì nắng mưa và khói súng, từng giòng mồ hôi chảy dài xuống đôi gò má nhô cao, râu ria mọc lởm chởm... ông Thu thấy anh lính chiến giống hệt pho tượng đá,...thời gian như đông đặc lại...", theo lời bài viết kể lại.

Xúc động trước hình ảnh và tâm trạng tiếc thương người bạn đồng đội của anh lính Dù tiểu đoàn 6, ông Thu đệ trình thêm bản vẽ thứ 8 phác họa ngay lúc ngồi chờ Tổng thống tiếp kiến. Thật bất ngờ, Tổng thống cũng bị xúc động và chọn mẫu tượng người lính ngồi!

Tháng 8/1966, điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu khởi sự đắp tượng Tiếc Thương với người mẫu chính là anh lính Dù đã bắt gặp vừa kể, Pho tượng cao 4 mét từ gót giày đến đỉnh nón sắt, nặng 4 tấn, sơn màu đen. Ba năm sau, thấy pho tượng bằng xi măng sợ không được lâu bền, chính quyền yêu cầu ông Thu đúc pho tượng y như thế, bằng đồng. Chính quyền cấp cho ông Thu 9 triệu đồng và 14 tấn đồng bằng vỏ đạn..

Bài viết còn kể những sự thực quanh các huyền thoại về pho tượng mà dân gian đồn đãi dạo ấy, cùng việc nhà nước CS thấy người dân còn tưởng nhớ đến chánh quyền Cộng Hòa cũ mà tượng trưng là bức tượng Tiếc Thương, nên đã dời bức tượng đi một nơi nào không ai biết. Còn mồ mã tại nghĩa trang thì đập phá, không cho tu sửa để cho hoang phế điêu tàn. "Trong số 16 ngàn ngôi mộ đã chôn tại đây từ Đại tướng đến binh nhì, các gia đình tử sĩ dã cải táng về chôn cất ở chỗ khác, đến năm 2005 chỉ còn lại chừng phân nửa..." bài viết cho  biết.

Sau khi thuật lại chi tiết hình thành pho tượng với lối văn kể rất cảm động kèm thên trích thơ Chinh Phụ Ngâm, Đại tá Nguyễn hữu Đạm cho hay, "tin giờ chót cho biết ông Nguyễn thanh Thu hiện nay đã trở về VN để đắp lại bức tượng Tiếc Thương với một kích thước nhỏ hơn, để làm một kỷ niệm bất diệt của một đời nghệ sĩ và cũng là của một chiến sĩ QL/VNCH".

Chưa biết pho tượng đang tạc lại có được dựng lại ở Nghĩa Dũng Đài nghĩa trang Biên Hòa không. Người ta nhớ lại trong những năm qua, nhiều người và đoàn thể hải ngoại lên tiếng đòi hỏi chính quyền VN phục hồi nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Trong số người lên tiếng có cựu phó TT Nguyễn cao Kỳ.

Được biết, nhà thơ Nguyên Sa từng là một trung úy Quân Nhu, và ông chánh án Nguyễn trọng Nho từng là sĩ quan ngành này, trước khi trở thành Dân Biểu đơn vị Saigon, luật sư, và tiếp tục học ở HK trở thành chánh án.

Vị tham chánh quân nhu hạng nhất, đầu tiên của QL/VNCVH là Đại tá Tạ xuân Thuận, tốt nghiệp tại Pháp 1950. Cựu đại tá Thuận hiện cư ngụ tại Houston, những năm 70-74 là Đổng lý văn phòng bộ Cựu Chiến Binh.

ĐẶC SAN ĐẤT MỚI

Ngoài bài viết trên, đặc san Đất Mới của  hội ái hữu Quân Nhu hải ngoại còn nhiều bài viết giá trị như Lược Sử tổ chức và nhân sự ngành Quân Nhu VNCH của Nguyễn văn Phiên, ngành nhiên liệu QLVNCH của Hà văn Thức, Trung tâm khảo sát, kỹ thuật Quân nhu của Huỳnh văn Đôn và Dương hiển Hẹ, Kho nhiên liệu Chu Lai của Lê đình Thọ, bài hoài niệm về nhà văn tài hoa gốc Quân Nhu Đỗ trọng Huề, của tác giả Nguyễn văn Phiên, bài kỷ niệm những ngày cuối cùng ở Bộ TTM của Nguyễn Tuệ, bài về quân khuyển trong quân lực VNCH của Cao thế Định, cùng nhiều bài khảo cứu,hồi ký, kỷ niệm vui buồn đời lính quân nhu, và thơ văn sáng tác của các tác giả Thái công Tụng, Nguyễn tấn Bộ,Phan văn Thùy, Nam Thao, Thanh Toàn, Nguyễn kim Ngọc, PH Cường, Lê Văn, Mục sư Huỳnh văn Công,Nhị An, Thốt Nốt, Tái Chín, Hoàng văn Yên, Lê văn Phúc, Nhữ văn Trí, Thái công Tụng,.v.v.

Hội ái hữu Quân Nhu do ông Đỗ tấn Tâm làm hội trưởng, và Đặc san Đất Mới do ông Lê đình Thọ chủ nhiệm. Liên lạc 858-484-5367 và 714-552-2652.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
Vào chiều ngày Chủ Nhật 02/25/2024, nhân dịp những ngày đầu năm Giáp Thìn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã ghé thăm và có một buổi pháp thoại tại Thiền Đường Huệ Hải. Thiền đường này được thành lập cách đây hơn một năm bởi một người học trò cũ của Thầy, hiện nay là nơi sinh hoạt của một số nhóm Phật tử ở khu vực Little Saigon.
Chánh Án Chris Phan tốt nghiệp đại học Indiana- đại học Purdue tại Indianapolis với văn bằng Cử Nhân Nghệ Thuật (BA Biology, 1996), tiến sĩ Luật khoa năm 1999 tại đại học Southern Illinois. Ông là chủ biên tạp chí luật Southern Illinois, tác giả sách “Physicians Unionization’s Impact on the Medical Profession”, Journal of Legal Medicine, March, 1999...
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý cho người Mỹ gốc Á, Nam California (AJSOCAL) được thành lập năm 1983, là tổ chức vô vụ lợi về quyền công dân và pháp lý lớn nhất quốc gia dành cho người Mỹ gốc Á Châu và người dân các đảo Thái Bình Dương...
Hàng năm, Bộ Ngoại giao chấp thuận rất nhiều thị thực cho công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ để tham gia vào các hoạt động giải trí và biểu diễn nghệ thuật. Những chuyến thăm như vậy rất quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ văn hóa mật thiết giữa hai quốc gia chúng ta. Tuy nhiên, trái với tinh thần trao đổi song phương mang tính công bằng, nguyên tắc ngoại giao cơ bản của quốc tế, các nghệ sĩ Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam không được hưởng các quyền hoạt động nghệ thuật tự do giống như khi chúng tôi đón tiếp các nghệ sĩ Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.