Hôm nay,  

Db Sanchez Xin Dân Vn Giúp Dự Luật Đòi Cs Trả Nhà Đất

10/3/200500:00:00(View: 6130)
Westminster (VB) . - Nữ DB liên bang Loratta Sanchez hôm Thứ Bảy mở cuộc họp báo với đông đảo cử tri tại hội quán đài Little Saigon, kêu gọi cộng đồng VN khắp nước Mỹ hãy thúc giục các dân biểu địa phương mình hỗ trợ cho dự luật HR 415 đòi lại nhà đất từng bị tịch thu sau 1975 tại VN, mà tác giả dự luật là chính bà soạn cùng DB Burton đơn vị Indiana.
Có 2 cựu chủ tịch Cộng đồng VN Nam Cali (ông Đỗ trọng Đức và Bùi bỉnh Bân) cùng khoảng 2/3 cử tri hiện diện lên tiếng tin tưởng vào dự luật và tín nhiệm cuộc vận động của bà, căn cứ vào những tràng vỗ tay tán thành trong lối 120 người đến dự. Khoảng 20 cử tri ngay khi tàn cuộc họp, đã vây quanh ông Khôi Tạ (phụ tá DB Loretta) để nhận tấm thiệp địa chỉ và số phone văn phòng DB, hầu liên lạc nhờ khiếu nại đòi lại nhà đất từng bị tịch thu.
Một vài người khác tỏ lời không mấy tin tưởng vào kết quả của dự luật trong việc áp lực CSVN thi hành. Riêng ông Nguyễn Đức Tân, (người VN đầu tiên đang ráo riết trong các vận động công khai nhắm tới ghế dân biểu liên bang cũng đơn vị 47 như bà Loretta Sanchez) đến muộn ít phút sau khi cuộc họp tàn hồi xế trưa, đã phân phát cho vài nhà báo nán lại bản ý kiến của ông, chê Dự luật ấy "thiếu thực tế và không xác đáng"! Bảng ý kiến nói "cộng đồng không thấy bà DB vận động quỹ tài trợ liên bang cho các cơ sở sinh hoạt cộng đồng."
Theo lời DB Loretta Sanchez, có nhiều giai đoạn để Dự luật HR 415 trở thành Luật, "nhằm yêu cầu chính phủ VN gia tăng mức độ giải quyết về tranh chấp tài sản và bất động sản tịch thu từ cá nhân cũng như các tôn giáo sau biến cố 1975. Dự luật chỉ định cho Bộ Ngoại Giao HK bổ sung tình trạng sở hữu và hoàn trả đất đai ở VN vào bản thông cáo nhân quyền hằng năm".
Các giai đoạn đó người ta thường gọi là thủ tục nghị trường. Sau khi dự luật nộp văn phòng Hạ Viện, phải có vận động mới được đưa ra cứu xét trong Ủy Ban liên hệ, rồi vận động chủ tịch HV đưa ra khoáng đại Hạ Viện, vận động đủ 218 phiếu thông qua, dự luật sau đó được chuyển lên Thượng Viện. Muốn được thông qua nơi đây để chuyển tới Hành Pháp thi hành, cần vận động 51 phiếu thuận.

DB Loretta kêu gọi cộng đồng VN khắp các tiểu bang vận động với dân cử địa phương mình, để yểm trợ cho dự luật đòi bồi hoàn thỏa đáng nhà đất từng bị tịch thu này. Bà nói cuộc họp báo nhằm thu thập ý kiến và sự hỗ trợ của Cộng Đồng VN.
Vài đồng bào trưng chứng từ sở hữu ra trước nữ Dân biểu và dài dòng về trường hợp của mình, khiến ông Vũ Quang Ninh phải tạm điều hợp trật tự, khuyên chỉ nên nêu ý kiến về dự luật, còn việc khiếu nại các hồ sơ cá nhân thì hãy liên lạc với văn phòng của Dân biểu sau. Một cử tri trưng ra l bài báo quốc nội, nói khó tin tưởng vào hiệu quả làm áp lực với CSVN của dự luật, bởi luật cải tổ sở hữu nhà đất của CS cũng chỉ là "lối ăn cướp đợt 2 mà thôi!"
Ông Bùi Bỉnh Bân nhắc lại 975 hồ sơ đòi nhà đất mà ông nộp cho DB Loretta, QH, Chính Phủ dạo ông làm chủ tịch cộng đồng 8 năm về trước, để hối thúc bà vận động dự luật. Ông cho biết trị giá tài sản đạo đó đã là 353 triệu 248.829 Mỹ kim rồi.
Ông Đỗ Trọng Đức lên tiếng: "Dự luật là một biến cố tốt cho cộng đồng người Việt, tôi tình nguyện các hoạt động yểm trợ". Lối 2/3 đồng bào vỗ tay ngỏ ý tán thành.
Sau đây là 4 điểm chính của dự luật House Resolution 415, được công bố trong cuộc họp báo có đông đảo đồng bào dự.
-"Ghi nhận những nỗ lực gần đây của chính phủ VN công nhận quyền tư hữu đất đai cho l số công dân, hy vọng quyền tư hữu sẽ được áp dụng cho toàn dân."
-"Kêu gọi chính phủ VN bồi thường tài sản tịch thu, giải quyết những khiếu nại đòi lại nhà đất."
-"Khuyến khích chính phủ VN (1) thành lập ủy ban quốc gia giải quyết bồi thường cho tài sản tịch thu, và (2) bảo đảm quá trình cải tổ quyền tư hữu đất đai không tạo thêm bất công đất đai đối với người nghèo và những thành phần không được đảng CSVN ưu đãi".
-"QH HK mong muốn Tổng Thống HK: (1) xem xét quyền tư hữu đất đai khi quyết định VN có phải là một quốc gia đáng quan tâm (CPC) theo qui định của đạo luật Tự do tôn giáo quốc tế 1998, và (2) chỉ định Bộ ngoại giao Mỹ bổ sung tình trạng sử dụng và bồi thưởng đất đai ở VN vào bản thông cáo nhân quyền hàng năm."
(Tin và ảnh: Hiền Nguyễn)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đối thoại với các tác giả người Mỹ gốc Việt và Canada về Critical Refugee Studies và Tưởng niệm 50 năm Kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Tất cả các cuốn sách đều được xuất bản trong loạt Critical Refugee Studies của Đại học California Press, do Critical Refugee Studies Collective biên tập.
T&T Supermarket là chuỗi siêu thị châu Á bán lẻ lớn nhất của Canada là xin hân hạnh thông báo sẽ mở cơ sở đầu tiên ở Nam California trong cộng đồng Great Park, một dự án bất động sản được quy hoạch tổng thể tại Thành phố Irvine, dự kiến sẽ ra mắt vào Mùa đông năm 2026. Sau khi khai trương cơ sở đầu tiên tại Hoa Kỳ ở Bellevue, WA vào tháng 12 năm 2024, T&T đang tiếp tục mở rộng thị trường Hoa Kỳ với một cơ sở trong Khu phố Great Park sôi động và đang phát triển nhanh chóng của Irvine.
Trưa hôm đó, tại một vị trí rất đặc biệt của vùng Hoa Thịnh Đốn, một rừng cờ vàng ba sọc đỏ tung bay cạnh mặt hồ Refecting Pool, phía trước là đài tưởng niệm Lincoln Memorial, phía sau là National Mall. Tại đây, cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC và phụ cận tổ chức chương trình tưởng niệm Tháng Tư Đen với những hoạt động như đặt vòng hoa, cầu nguyện, nhắc lại lịch sử những vị anh hùng vị quốc vong thân. Dân biểu Derek Trần bước lên, bắt đầu bài phát biểu của ông với câu chào bằng tiếng Việt: “Xin kính chào quý đồng hương, thưa thầy, thưa cha, chào mấy bác, mấy cô, mấy chị, mấy chú và mấy đứa em…” Lời chào rất Việt Nam của vị dân biểu nhận được tràng vỗ tay kéo dài của khoảng 300 người có mặt ngày hôm đó.
Cho đến hôm nay, lịch sử người Việt tị nạn ghi nhận có ba người Mỹ gốc Việt đã bước vào Quốc Hội Hoa Kỳ. Người đầu tiên là ông Joseph Cao Quang Ánh (Louisiana, từ 2009 đến 2011); người thứ hai là bà Stephanie Murphy Đặng Thị Ngọc Dung (Florida, từ 2017 đến 2023), và cuối cùng là Derek Trần của California. Trong ba người, Derek Trần chính là thế hệ thứ hai, sinh ra và lớn lên ở Mỹ, bước vào vũ đài chính trị Hoa Kỳ bằng niềm hãnh diện của gốc rễ “tôi là con của một gia đình thuyền nhân vượt biển đi tìm tự do.”
Tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu ngày 25 tháng Tư năm 2025, Biệt Đội Văn Nghệ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Thư Viện Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm quốc hận 30/4/1975 - 30/4/2025
Nhiều người có mặt tại USS Midway Museum (San Diego, Nam California) để tham dự buổi lễ tưởng niệm “Legacy of Hope: From Operation Frequent Wind to Vietnamese Refugees Resilience” (Di Sản Hy Vọng: Từ Chiến Dịch Gió Lốc Đến Sự Kiên Cường Của Người Việt Tị Nạn) vào Chủ Nhật ngày 27 tháng 4 năm 2025 cho biết họ gặp rất nhiều người quen từ khắp nơi ở Mỹ đổ về. Lý do đơn giản là vì qui mô của sự kiện. Ông Châu Thụy, Chủ Tịch của tổ chức Bảo tàng Di sản Việt Nam, nói với Việt Báo rằng số người tham dự là hơn 3,000 người gốc Việt; chưa kể hàng trăm cựu chiến binh Hoa Kỳ cùng gia đình tham dự. Ban tổ chức đã phải điều động 17 xe bus để chuyên chở người tham dự từ Quận Cam đến San Diego. Họ là cựu chiến binh VNCH, là những người từng di tản, vượt biên; họ thuộc nhiều hội đoàn khác nhau của cộng đồng gốc Việt. Người tham dự có người già đã trên 90 tuổi, có những em nhỏ còn học tiểu học. Ông Thụy đặc biệt tri ân những nhà tài trợ cùng hằng trăm thiện nguyện viên đã góp tài chính, công sức để sự k
Trong chuyến đi Nhật để ngắm hoa anh đào vào đầu tháng 4 năm 2025, gia đình tôi check-in tại một khách sạn ở Osaka. Đang loay hoay tìm tiếng Anh đơn giản để nói chuyện với một tiếp tân người Nhật, thì một cô nhân viên khác đến cười tươi và hỏi: “Cô chú là người Việt Nam?” May quá, gặp được đồng hương rồi! Cô bé tên Q., đưa chúng tôi sang bộ phận check-in dành cho khách ngoại quốc. Cô cho biết mình làm ở khách sạn đã gần hai năm. So với một số đồng nghiệp người Nhật, tiếng Anh của cô khá hơn, cho nên công việc cũng ổn định. Q. quê ở Đà Nẵng, gia đình vẫn còn ở đó. Cô sang Nhật sáu năm trước để đi du học; nay đã đi làm, đang chờ đủ điều kiện để nộp đơn xin thành thường trú nhân.
Hội Nhiếp Ảnh PSCVN ở Nam Cali, Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi trưng bày cả trăm bức ảnh của hơn 60 hội viên và bạn hữu. Dưới sự hỗ trợ và góp sức của rất nhiều người, thêm sự bảo trợ của Dân Biểu Tạ Trí buổi khai mạc đã diễn ra rất long trọng và đông đảo quan khách tham dự. Người Việt ở khắp nơi đã đến tham dự và xem triển lãm trong vòng hai ngày 26 và 27 tháng Tư, năm 2025 tại phòng khánh tiết của Khu Bolsa Row, trung tâm của thủ đô người Việt tị nạn "Little Saigon". Buổi triển lãm còn có thêm sự góp mặt của Hội Hoa Lan của Ông Hà Bùi với những giò Lan đủ màu được sắp xếp hài hoà trong một khung cảnh lịch sự, ấm cúng và trang nhã. Ngoài ra, Tối Thứ Bảy ngày 26 còn có một buổi văn nghệ giúp vui của Ban Nhạc "No Name Band" do Trần Tùng điều khiển với sự góp mặt của ca sĩ Trọng Nghĩa trong chủ đề Romanza Night.
Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta. Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do. Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.
Diasporic Vietnamese Artists Network – DVAN và Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (Vietnamese American Arts & Letters Association - VAALA) hân hạnh giới thiệu chương trình đặc biệt mang chủ đề “Five Decades in Diaspora: A conversation with Viet Thanh Nguyen & An-My Le” (Năm Thập Niên Hải Ngoại: Mạn đàm cùng Việt Thanh Nguyễn và An-Mỹ Lê), nhằm đánh dấu cột mốc lịch sử: 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Chương trình sẽ diễn ra vào Chủ Nhật, ngày 4 tháng 5, năm 2025, từ 1:30 đến 3:30 chiều, tại Delhi Center ở Santa Ana, California.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.