Hôm nay,  

Lễ Hội Trung Thu Tại Chùa Pháp Vân, Canada: Trẻ Em Vui Mừng Rước Đèn, Trò Chơi, Vẽ Tranh, Ca Hát...

09/09/200800:00:00(Xem: 3557)

Hình ảnh Trung Thu Chùa Pháp Vân, Canada.

Khi xe rẽ vào con đường nhỏ dẫn đến ngôi chùa quen thuộc thì tiếng ồn ào của xe cộ như giảm hẳn dần. Còn một khoảng xa nữa mới tới chùa mà đã thấy dãy xe nối nhau đậu dọc bên lề đường. Bụng nghĩ chắc không dễ gì tìm được một chỗ đậu xe. Chạy tới thêm chút nữa thì tiếng hát vui tươi, hồn nhiên, trong trẻo của các em, chắc được phát ra từ loa phóng thanh của chùa, lan tỏa vào khung trời lộng gió của một buổi chiều đầu thu dịu nắng, làm rộn ràng, náo nức cả cõi lòng. Biết tôi đến muộn nên âm thanh ấy như muốn thúc giục tôi. Không thể kiên nhẫn ngồi trên xe chạy quanh mấy vòng rồi mà vẫn chưa tìm ra chỗ đỗ, người cầm lái như hiểu ý bảo tôi xuống trước.

Tôi không còn ngạc nhiên gì với khung cảnh nhộn nhịp và không khí đông vui của bất kỳ ngày lễ hội nào do chùa Pháp Vân tổ chức. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi đến với lễ hội trung thu. Hằng năm, chùa vẫn tổ chức ngày hội như thế này cho các em thiếu nhi Việt Nam tại hải ngoại. Ngày hội rằm tháng tám âm lịch cũng thường là thời điểm các em tưụ trường. Nhằm tạo môi trường vui chơi lành mạnh cho các em trước khi nhập học, đồng thời đó cũng là cách thuận tiện giúp các em sinh trưởng nơi hải ngoại này tìm hiểu thêm về truyền thống văn hoá của đất nước mình: Lễ Hội Trung Thu hay Lễ Hội Rằm Tháng Tám.

Khu nhà vui chơi bằng plastic bơm hơi được dựng lên là nổi bật nhất trong khuôn viên. Các em nhỏ lăng xăng, tung tăng thả rơi thân mình trên những chiếc đệm được thổi căng phồng. Tiếng cười vui thích pha lẫn giọng cười trong trẻo của các em  làm người lớn cũng thấy vui lây.

Tôi như đứa trẻ ham chơi cố tình lạc mẹ, lân la đến từng gian hàng dưới mái lều trắng đông nghẹt người, cả người lớn lẫn trẻ em đủ mọi độ tuổi, có bé chỉ vài tháng tuổi. Gian hàng bán mặt nạ, gian hàng vẽ mặt, gian hàng tô tượng, gian hàng ném bóng, gian hàng câu vịt, gian hàng bịt mắt dán tranh (matching the target),...có lúc tôi len mình qua được đám đông, có khi tôi kiểng chân qua vai người trước mặt để xem cho được các bé chơi trò. Tôi buông lời cổ võ và vỗ tay khen ngợi chúc mừng các em thắng cuộc, tôi bật cười thành tiếng trước những nét mặt ngây ngô, những cử chỉ ngộ nghĩnh của các em. Tôi cảm được những nụ cười vô tư lự nở tươi trên khuôn mặt hồn nhiên được tô vẽ thành đủ lọai hình dạng và màu sắc khác nhau. Tôi đọc được niềm vui sướng trong từng đôi mắt ngây thơ ấy.

Nơi tôi thích nhất vẫn là nơi yên lặng giữa cảnh rộn ràng, nhộn nhịp. Đó là chiếc bàn tròn  mà trên ấy có nhiều khay đựng nhiều màu vẽ. Các em đang chăm chú tô tượng trong lặng lẽ. Các em đang cố hoàn thành tác phẩm của mình. Không dưng tôi lại nghĩ, các em có biết là các em đang tô tượng hay đang tô chính cuộc đời mình" Mỗi mỗi sẽ có một tương lai với nhiều màu sắc tươi tắn rực rỡ khác nhau. Cho dù  những màu mà các em chọn sẽ có sự khác nhau, nhưng tất cả cùng mang một ý nghĩa tốt đẹp là bình yên và hạnh phúc. Ai cũng mong cho cuộc sống của các em sau này sẽ mãi là như thế, không một mong mỏi nào có thể khác hơn.

Bỗng tràng pháo tay giòn tan từ đám đông trước khán đài kéo bước chân tôi hướng về sân khấu. Thì ra trên sân khấu một màn múa của các em trong đoàn múa Mai Khanh vừa biểu diễn xong. Tôi thật thú vị khi một bé gái khoảng 5-6 tuổi đứng ra giới thiệu tiết mục kế tiếp. Hai cô bé trong chiếc áo dài khăn đóng đứng trước cả ngàn khán giả, thay phiên nhau dẫn chương trình, huyên thuyên bằng tiếng Việt. Cứ mỗi lần một trong hai MC tí hon bước ra, là mỗi lần tôi buộc miệng nói với người bên cạnh: dễ thương quá! Dễ thương vì vóc dáng lẫn tâm hồn trong sáng từ em. Các em nói tiếng Việt đã là một niềm vui rồi, vậy mà các em còn cầm trên tay tờ giấy, lúi húi đọc như một người MC thực thụ, có nghĩa là em cũng đọc được cả mặt chữ Việt nữa! Ở độ tuổi đó em làm tôi bất ngờ quá, và cũng vui mừng quá. Mừng vì các em sinh trưởng tại hải ngoại mà chịu khó học tiếng Việt. Mừng cho các em không quên cội nguồn. Mừng cho các em có được một khởi đầu tốt đẹp nơi xứ người.

Bầu trời như hiểu lòng các em thiếu nhi nên những tia sáng cuối ngày dần tắt, nhường lối cho bóng đêm bắt đầu buông xuống. Giây phút mà các em mong đợi cuối cùng rồi cũng đến.  Các em háo hức xếp hàng theo yêu cầu để được nhận lồng đèn. Đứng bên ngoài nhìn các em chen chúc nhau mà thấy thương. Tôi ước mình được đứng vào vị trí của các em mà đâu được. Sau một hồi lâu, mỗi em đều vui sướng có trên tay mình chiếc lồng đèn mong đợi. Nến được cha mẹ thắp lên hộ, các em tung tăng theo đoàn lân đi quanh khuôn viên chùa.

Bây giờ trời đã tối hẳn. Bóng đêm trùm khắp không gian. Ánh sáng từ những chiếc lồng đèn đủ hình dạng, đủ màu sắc tỏa sáng, lung lay theo đợt gió se lạnh khi đêm về. Nhang phát sáng rực cháy trên tay các em thật đẹp. Tiếng cười khúc khích của các em bây giờ làm tôi nhớ lại những tiếng gọi nhau ơi ới của lũ bạn rủ nhau đốt đèn trung thu đi quanh xóm làng, cả đám cùng ca: “Tết trung thu em đốt đèn đi chơi...” Nhớ nhất là những lúc đứng ngẩn ngơ rồi òa lên khóc ngon lành khi lồng đèn bị cháy rụi bởi bất cẩn hay vì cơn gió đáng ghét nào đó vờn qua...Khung cảnh này, nơi đây làm tôi nhớ về thời quá khứ ấy. Tuổi thơ của tôi qua rồi, tôi không thể nào níu kéo. Tiếng nhạc từ loa phát thanh, tiếng trống của đoàn lân, tiếng reo vui của bầy trẻ, tiếng cười mãn nguyện của những bậc cha mẹ khi thấy con em mình hạnh phúc, ...Tất cả như quyện vào nhau, mang theo hàng ngàn khuôn mặt ngây thơ trong sáng như thiên thần, chắp cánh bay vào hư không...

Đoàn người thưa dần rồi vắng hẳn. Sân chùa giờ chỉ còn đồng vọng trong không những tiếng cười hồn nhiên, hạnh phúc của những thiên thần. Những thiện nguyện viên lăn xả từ sáng sớm tới giờ vẫn còn ở lại, lặng lẽ cùng nhau làm sạch lại sân chùa, trong tôi khởi lên lòng cảm phục. Chị Khánh Lan vừa dọn dẹp vừa tươi cưòi với tôi: Vui quá em, vui nên không thấy mệt! Tôi cũng cười. Tôi cười vì những người xung quanh tôi vui.

Một mình ngồi giữa sân chùa lộng gió. Nhìn lên mảng trời đêm, tôi đếm có đúng bốn vì sao. Còn vài hôm nữa mới tới ngày rằm, nên con trăng đêm nay chưa kịp tròn. Tôi lạnh. Bất giác tôi nhắm mắt vài phút thả hồn mình tìm về cố hương đi thăm từng khuôn mặt hồn nhiên của ngày hội lớn. Chắc còn nhiều lắm những đứa trẻ lạc lõng, bơ vơ đâu đó nơi góc tối của cuộc đời trên khắp mọi miền đất nước đang co ro, rụt rè trộm nhìn những đứa bạn cùng trang lứa đang vui hưởng một mùa trung thu tràn ngập tiếng cười, trong khi các em vẫn ôm ấp trong lòng một ước mơ từ khi lọt lòng mẹ: Hãy cho em tình thương.

Trung thu 2008.

Diệu Trang

(VB ghi chú: Nhiều hình ảnh lưu ở http://phapvan.ca).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.