Hôm nay,  

Tôn Giả Lobsang Nyima Tịch Hơn 20 Ngày, Cơ Thể Vẫn Am

07/10/200800:00:00(Xem: 2749)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 Chân dung của Tôn Giả Lobsang Nyima.

 

DHARAMSALA (ẤN ĐỘ) - Theo tin Việt Báo nhận được từ Dharamsala và từ Giáo sư Tiến sĩ Tenzin Dorjee của Đại Học UCSB (Đại Học UC ở  Santa Barbara), cho biết Tôn giả Lobsang Nyima, Viện Trưởng đời thứ 100 của Tu Viện Gaden ở Tây Tạng, ngôi vị truyền thừa từ Tổ Sư Tsongkha, đã thị tịch vào ngày 14 tháng 9 năm 2008, nhưng cho đến nay sau hơn 20 ngày báo thân của Ngài vẫn còn ở trong tình trạng nhiệt độ ấm từ 21 đến 26 độ bách phân. Toàn thân Tôn giả Lobsang Nyima hiện đang an trú trong diệu quang của thiền định.

 

Theo tin từ đài truyền thanh Voice of Tibet Norway Radio phát đi bằng tiếng Tây Tạng cách nay vài ngày, các bác sĩ Ấn Độ đã đến khám nghiệm nhục thân của Ngài và cư dân Ấn Độ địa phương cũng đã lũ lượt đến tỏ lòng tôn kính Ngài. Tất cả đều rất ngạc nhiên với tình trạng nhục thân kỳ diệu của Ngài hiện nay.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã cử 2 vị bác sĩ từ Bệnh viện Tibetan Delek Hospital và Học viện Y khoa Tibetan Astro-Medical Institution ở Dharamsala đến Mundgod để khám nghiệm nhục thân của Ngài Lobsang Nyima tại Tu viện Drepung.

 

Theo tường trình của đài phát thanh nói trên, máy đo và thu hình nhiệt kế đã ghi nhận nhiệt độ của nhục thân Ngài Lobsang Nyima luôn luôn nằm ở khoảng từ 21 đến 26 độ bách phân. Điều này đã làm các bác sĩ Ấn Độ và cư dân địa phương ngạc nhiên. Nhiệt độ bình thường trong cơ thể của chúng ta là khoảng 36 độ bách phân. Họ cũng đã thu thập những dữ kiện về việc sử dụng các dụng cụ đo nhịp tim của Ngài.

 

Tôn giả Lobsang Nyima sinh vào năm 1929 tại làng Changmarsing thuộc tỉnh TsawaRong, nằm trong cao nguyên Tsawa Gang. Thân phụ là cụ ông Lobsang Tsering và thân mẫu là cụ bà Yeshi Lhamo.

 

Lúc Ngài sinh, theo lời cụ thân sinh của Ngài kể, hiện tượng nguyệt thực đã diễn ra và điều này theo truyền thống Tây Tạng là một điềm kiết tường. Ở tuổi ấu thơ Ngài đã được học các môn căn bản viết, đọc và các nghi thức của truyền thống Trường phái Nyingma với đại sư Gen Ngawang Yeshi, một học giả về phái Nyingma.

 

Năm 12 tuổi, Ngài trở về Tu viện tiền thân của Ngài là Tu viện Dagyul Wogthang Gon và vị viện trưởng ở đây là ngài Rabten đã ra đảnh lễ. Với trí tuệ siêu việt Ngài đã học hết các nghi thức, giáo nghĩa, luận lý và cú pháp ngôn ngữ của các trường phái trong đó có truyền thống Mạn Đà La của Mật Tông trong một thời gian ngắn đặc thù, làm ngạc nhiên nhiều vị đại sư.

 

Năm 1945, lúc Ngài 17 tuổi, Ngài đã vào học tại Tu viện Drepung Loseling, một đại học Phật Giáo Tây Tạng nổi tiếng để học Ngũ Minh của Phật Giáo Đại Thừa dưới sự chứng minh và giáo thọ của nhiều đại sư trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14.

 

Năm 1959, khi Trung Quốc xua quân đàn áp cuộc nổi dậy của người Tây Tạng và đặt nền thống trị lên toàn lãnh thổ đất nước, Ngài đã cùng với đoàn lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma sang tị nạn tại Ấn Độ.

 

Cùng với những Tăng sĩ Tây Tạng lưu vong, Ngài đã tiếp tục việc giảng dạy tại Tu viện Buxar ở Đông Bắc Ấn Độ sau năm 1959. Ngài đã giảng dạy nhiều môn học cho những Tăng sĩ trẻ về thay đổi khí hậu,  môi trường, thiếu dinh dưỡng,v.v…

 

Sau một thời gian điều trị bệnh lao phổi tại bệnh viện Christian Hospital ở miền Nam Ấn Độ, Ngài đã trở về lại Buxar để tiếp tục nghiên cứu tại Đại Học Sampuranand Sanskrit University tại Varanasi và tốt nghiệp bằng Archarya Degree, tương đương với bằng M.A.

 

Năm 1974, Ngài đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma thỉnh cử vào chức vụ Viện Trưởng của Đại Học Gyudmed Tantric University.

 

Năm 1976, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thỉnh cử Ngài làm Viện chủ Tu Viện Namgyal vốn là Tu viện do Đức Đạt Lai Lạt Lam làm Viện Trưởng.

 

Năm 1994, Ngài kế thừa ngôi vị Viện Trưởng Tu viện Gaden của Tổ Sư Lama Je Tsongkha và trở thành vị Viện trưởng thứ 100 của Tu viện Gaden này.

 

Ngài cũng đã dành thời gian quý báu để sáng tác nhiều tác phẩm giá trị nhằm mục đích phổ biến giáo nghĩa của Phật Giáo làm lợi lạc cho mọi người. Trong số những tác phẩm tiêu biểu gồm có:

 

1. Lịch Sử Tôn Giáo và Tổ sư Truyền Thừa của Tu viện Gyudmed Tantric Monastery,

 

2. Di Lặc Hành Tán,

 

3. Cầu Nguyện Vãng Sinh Cực Lạc Quốc,

 

4. Hành Tán Rigchema

 

5. Triệu Thỉnh 3 Cảnh Giới của Lễ Triệu Thỉnh Cát Tường,

 

6. Cầu Nguyện Trường Thọ và Chuyển Hóa Vòng Sinh Tử Của Nhiều Vị Lạt Ma, v.v…

 

Năm 2002, Ngài đã rút lui chức vụ Viện trưởng Tu Viện Gaden để tịnh dưỡng, mặc dù vậy Ngài vẫn tiếp tục giảng dạy nhiều môn học mỗi ngày.

 

Ngài đã an tường xả báo thân vào ngày 14 tháng 9 năm 2008, trụ thế 79 tuổi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.