Hôm nay,  

Tranh Cử Tổng Thống Mỹ: Bắt Đầu Hấp Dẫn?

09/11/200700:00:00(Xem: 9296)

...Cộng Hòa vẫn chưa có ngôi sao nào bật sáng; do đó, vẫn chưa thấy bắt đầu tung chưởng mạnh đánh nhau như bên Dân Chủ...

Sau gần một năm sinh hoạt một cách èo uột, cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ đã bước vào giai đoạn hấp dẫn, với các đấu thủ bắt đầu xăn tay áo ra chiêu một cách mạnh bạo hơn. Chỉ còn hơn hai tháng nữa là sẽ có những cuộc bỏ phiếu vòng loại đầu tiên.

Cho đến giờ thì trong số gần hai tá ứng viên của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, người ta đã thấy nổi bật lên hai ứng viên nặng ký nhất. Đó là bà Thượng Nghị Sĩ Hillary Clinton của  tiểu bang New York bên Dân Chủ, và cựu Thị Trưởng New York Rudolf Giuliani bên Cộng Hòa.

Theo những thăm dò dư luận mới nhất, bà Clinton đã bỏ xa tất cả sáu đối thủ tu mi nam tử bên Dân Chủ, với sự ủng hộ của hơn 50% đảng viên đảng Dân Chủ, so với khoảng trên 20% của ứng viên đứng thứ nhì Barack Obama, và hơn 10% của ứng viên đứng thứ ba John Edwards. Bên Cộng Hòa thì bức tranh không rõ nét bằng, với bốn ứng viên hàng đầu đều vẫn còn ngang ngửa tuy ông Giuliani có vẻ đang thắng thế.

Nhưng đây chỉ là tình hình hiện hữu, kết quả của một tình trạng tranh cử “lịch sự” đã kéo dài rất sớm so với các cuộc tranh cử khác, từ hồi đầu năm đến nay. Nếu ta theo dõi cuộc tranh luận mới nhất trên truyền hình giữa các ứng viên Dân Chủ thì cuộc diện có thể thay đổi mau chóng. Vì cuộc tranh cử đang bước vào giai đoạn quyết định, các ứng viên đã bắt đầu bớt lịch sự hơn, bắt đầu vung tay ra chưởng mạnh, tuy chưa đến mức phải sử dụng độc chiêu.

Trong cuộc tranh luận vừa nêu, tất cả sáu ứng viên nam nhi của Dân Chủ đã xúm lại đánh hội đồng bà Clinton. Vì bà Clinton đã bứt đi quá xa nên các ứng viên còn lại bắt buộc phải cùng nhau hò dô ta hiệp lực kéo bà xuống.

Một cách tổng quát thì tất cả các ứng viên Dân Chủ, kể cả bà Clinton, đều có lập trường tương tự như nhau. Đại khái là phải chấm dứt cuộc chiến Iraq và rút quân Mỹ về, thiết lập chế độ bảo hiểm sức khoẻ toàn diện cho tất cả dân Mỹ, gia tăng các trợ cấp an sinh xã hội giáo dục, tăng thuế nhà giàu để trang trải những trợ cấp đó, hợp thức hóa tình trạng cư trú của hơn 12 triệu cư dân bất hợp pháp, và … chống bất cứ cái gì TT Bush đã, đang và sẽ làm trên bất cứ phương diện nào. Nói chung thì như vậy, nhưng khi đi vào chi tiết thì các khác biệt ý kiến có vẻ rõ nét hơn.

Chẳng hạn vấn đề Iraq, rút quân như thế nào, mau hay chậm, toàn diện hay bán phần…" Hay vấn đề bảo hiểm y tế, thực hiện ra sao, tốn bao nhiêu tiền…" Tăng thuế tới mức nào, ai là nạn nhân…" Hợp thức hóa cư dân ở lậu bằng cách nào, trong điều kiện gì…"

Và đây chính là những điểm bà Clinton bị tấn công kịch liệt. Không phải vì bà khác ý nhiều với quan điểm chung của các ứng viên Dân Chủ, nhưng vì bà có một cách định vị lập trường của bà theo kiểu… vòng vo tam quốc, thủ cẳng hiểu sao cũng được.

Ví dụ như về vấn đề Iraq, bà đòi rút quân nhưng lại không nói rõ ràng về lịch trình rút quân. Cũng như lại úp mở cho rằng cần để một số quân chiến đấu ở lại Iraq để chống khủng bố. Nếu nói một cách chung chung thì đây cũng là lập trường của TT Bush thôi. Đó là chưa nói đến chuyện bà đã từng bỏ phiếu cho phép TT Bush đánh Iraq mà bây giờ, tuy chống lại cuộc chiến, bà lại không tuyên bố rút lại lá phiếu đó như TNS John Edwards đã làm.

Cũng như đối với vấn đề Iran, gần đây bà đồng ý với chủ trương của Bush không nói chuyện với giới lãnh đạo Iran, và bỏ phiếu ủng hộ TT Bush kết án các lực lượng quân sự của Iran là “quân khủng bố”. Đối với phe cấp tiến phản chiến, việc kết án này chỉ là bước đầu của Bush chuẩn bị kiếm lý do đánh Iran thôi. Lá phiếu của bà Clinton có vẻ như một quyết định chấp nhận cho Bush đánh Iran, như trước đây bà đã đồng ý cho Bush đánh Iraq. Nhưng mặt khác bà lại cảnh cáo Bush không có quyền đánh Iran. Tóm lại bà chấp nhận cho đánh Iran hay không"

Trả lời một câu hỏi về việc Thống Đốc Dân Chủ của tiểu bang New York vừa đề nghị cấp bằng lái xe cho các cư dân ở lậu thì bà tuyên bố chung chung là ủng hộ ông Thống Đốc của phe ta, nhưng lại tránh không đề cập đến đích danh chuyện cấp bằng lái xe.

Bà cũng bị chỉ trích nặng nề là nói một đằng làm một nẻo. Trong khi bà tố chánh quyền Bush làm toàn những chuyện mờ ám mà không dám nói thẳng nói hết với dân Mỹ, thì chính bà  cùng chồng lại ngăn cản không cho phổ biến các tài liệu cũ liên quan đến vai trò của bà cũng như những ý kiến đóng góp của bà trong chính quyền của chồng bà, TT Bill Clinton. Bà luôn tự hào là người có nhiều kinh nghiệm nhất nhưng lại không muốn người ta xem xét hồ sơ thành tích quá kỹ.

Bà cũng bị tố là tự mâu thuẫn. Bà đã từng làm “đồng tổng thống” hay “co-president” trong suốt tám năm ông chồng bà làm tổng thống, nhưng bây giờ lại hô hào đổi mới, thi hành những cải cách cần thiết trong mọi vấn đề lớn của nước Mỹ. Như vậy nghĩa là gì: đổi mới qua một cái gì mới" Hay đổi mới nữa trở về cái cũ rích của tám năm trước kiểu bình cũ rượu còn cũ hơn" Tại sao trong tám năm làm “đồng tổng thống” đã không có đổi mới"

Nói chung, bà Clinton bị các đồng chí tố cáo là đã có thái độ bất nhất, cố tình ỡm ờ để sau này có thể dễ dàng chuyển hướng câu lá phiếu của khối cử tri ngoài đảng Dân Chủ. Nếu không phải vậy thì thái độ bất nhất này cũng chỉ phản ánh một sự rụt rè, thiếu quyết tâm của một phụ nữ.

Vì không phải là tay vừa nên bà Clinton cũng phản phé lại một cách mau lẹ. Bà chỉ trích ông Obama là đã không còn giữ lời cam kết tranh cử một cách sạch sẽ không tấn công phe ta. Còn đối với những đòn tấn công của các ứng viên khác ngoài ông Obama thì bà Clinton trả đũa bằng cách lờ đi, coi như họ chỉ là tép riu không đáng để bà bận tâm trả lời.

Bà cũng mau mắn khoác áo - áo thôi, bà thường không mặc váy mà ưa mặc quần để khỏi khoe cái vòng số ba đã quá khổ - "nạn nhân": con người sắt thép ấy bỗng thành phụ nữ yếu đuối và cầu cứu các cử tri - nhất là phụ nữ- giúp bà chống đỡ đòn tập thể của mấy ứng viên đực rựa. Sáu ông đánh một bà, một hình ảnh chắc chắn làm dân Mỹ với truyền thống hiệp sĩ cao bồi Zorro sẽ bất mãn không ít. Nhưng cũng khiến họ phân vân không ít, muốn làm Tổng tư lệnh quân đội và đối đầu với mọi thủ lãnh khủng bố hay lãnh tụ độc tài mà mới chỉ bị vặn hỏi đã bù lu bù loa theo kiểu quần thoa khóc nhè thì... yếu quá!

Đúng ra mà nói, bà Clinton lợi dụng chuyện bị đánh hội đồng để lấy thêm hậu thuẫn, xin thêm tiền. Một lần nữa đóng vai một phụ nữ nạn nhân, thế cô, tương tự như lúc ông chồng bị tố vì lem nhem với cô Monica, chứ thực tế bà chẳng có gì phải sợ hãi đòn đánh tập thể này.

Về phía ông Obama, ngôi sao của ông rõ ràng ngày một lu mờ. Ông càng hăng hái níu áo bà Hillary thì người ta lại càng thấy rõ ông đang chìm xuồng. Sau thời gian đầu hồ hởi, dân Mỹ đã lạnh nhạt dần vì càng ngày càng thấy ông chính trị gia trẻ này thiếu chiều sâu. Chỉ ăn nói thao thao bất tuyệt về các vấn đề nguyên tắc, triết lý, niềm tin, lý tưởng, hy vọng, ước muốn, vân vân… Nếu không phải là chuyện trên cung trăng thì cũng chỉ là những ý kìến chung chung chẳng ai phản đối được vì lúc nào cũng đúng. Điều đáng ngạc nhiên là dân Mỹ đã phải bỏ ra gần một năm trời mới khám phá ra sự thật hiển nhiên ấy. Người ta thường nói dân Mỹ rất ngây ngô trong chính trị, kể ra cũng không oan.

Vì không có gì cụ thể hay mới lạ để cống hiến cử tri, ông Obama đành trở về với vũ khí cổ truyền của chính trị gia: tấn công đối thủ, mặc dù trước đây ông lớn tiếng hô hào cổ võ cho một cuộc tranh cử sạch sẽ, "trong vòng lễ giáo". Ông đang biện minh các đòn tấn công của ông như là những phương cách định vị thế đứng của ông so với bà Clinton.

Đúng ra thì đối một thượng nghị sĩ hay một dân biểu, cách định vị rõ rệt nhất là cách bỏ phiếu tại quốc hội. Nhưng vì thua bà Clinton quá xa nên ông Obama đã phải dành gần hết thời giờ để lo tranh cử. Theo CNN, từ mấy tháng qua, ông thượng nghị sĩ này đã không hiện diện để bỏ phiếu trong hơn 80% các cuộc biểu quyết của Thượng Viện dù vẫn lãnh lương thượng nghị sĩ đầy đủ. Không biểu quyết dĩ nhiên cũng giúp ông tránh định vị một cách quá rõ rệt. Nhất cử lưỡng tiện.

Ông ứng viên đứng hàng thứ ba, John Edwards, thì đã sớm nhìn thấy rõ nguy cơ Hillary nên mạnh tay đánh bà Clinton từ khá lâu rồi. Nhưng ông Edwards này lại có biệt tài là tự đánh vào chính mình giỏi hơn nữa, bằng những sơ hở kiểu hò hét tranh đấu cho dân nghèo mà lại ở biệt thự nguy nga vĩ đại, tiền cắt tóc mỗi lần bằng lương một tháng của một công nhân. Ông đã tự tạo cho mình cái tiếng là mị dân giả dối, bây giờ có chỉ trích bà Hillary thì cũng chẳng ai nghe.

Còn về phần mấy ứng viên Dân Chủ còn lại, thì ngoài gia đình thân nhân của họ, chắc chẳng ai biết ai là ai! Tổng cộng bốn ông, gồm hai ông thượng nghị sĩ già đã quá tuổi về hưu từ lâu (Biden và Dodd), một ông Mỹ lai Mễ (từ bà mẹ), thống đốc vùng sa mạc New Mexico (Richardson), và một ông dân biểu trước đây đã làm thành phố Cleveland bị phá sản vì thâm thủng ngân sách quá lớn khi còn làm thị trưởng tại đó (Kucinich). Nếu tính về hậu thuẫn thì chẳng ông nào có được tới 5% ủng hộ của đảng viên Dân Chủ.

Cứ theo tình hình hiện tại mà nói thì bà Hillary Clinton coi như có quyền sổ chấp, phớt lờ mọi tấn công của mấy đồng chí Dân Chủ. Nhưng phe Cộng Hòa thì chắc chắn sẽ chú tâm ghi sổ những đòn tấn công này để xem đòn nào có “ấn tượng”, có thể xài lại trong năm tới, khi hai phe Cộng Hòa – Dân Chủ trực diện nhau trong phần hai của cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Về phía Cộng Hòa, sau một thời gian ngắn hồ hởi với sự nhập cuộc của anh kép hát Fred Thompson, phe bảo thủ đã thất vọng hoàn toàn khi nhận thấy ông này hình như đóng xi-nê vai tổng thống có vẻ giỏi hơn là làm tổng thống thật. Đọc diễn văn chán phèo, chương trình chẳng có gì khác lạ so với các ứng viên Cộng Hòa khác, tranh luận yếu ớt, tranh cử lè phè (gần hai tháng sau khi nhập cuộc vẫn chưa có một chương trình quảng cáo nào trên truyền hình), chỉ được cái to con có tướng và có bà vợ trẻ đẹp hấp dẫn. Đã vậy lại còn bị dính líu trong vụ một cố vấn - cũng là người yểm trợ tài chính quan trọng nhất - đã có tiền án vì buôn lậu ma túy, và lặng lẽ lui vào bóng tối!

Thôi thì đành trở về với ông cựu thị trưởng New York, Giuliani, cho dù ông chấp nhận cho phá thai và hôn nhân đồng tính. Ít nhất ông ta còn có vẻ có khả năng chống khủng bố bảo vệ an ninh cho nước Mỹ. Trong thời gian gần đây, ông Giuliani đã càng ngày càng củng cố địa vị hàng đầu của mình, tuy chưa đi đến tư thế lấn át đối thủ như bà Clinton bên Dân Chủ. Một số lãnh tụ nổi tiếng bảo thủ của Cộng Hòa - như thượng nghị sĩ Coleman của Minnesota và thống đốc Perry của Texas - đã công khai lên tiếng hậu thuẫn ông. Thống đốc lực sĩ Schwarzenegger của California tuy chưa lên tiếng chính thức nhưng có vẻ nghiêng về phiá ông Giuliani. Ngay cả ông Pat Robertson, một nhà truyền giáo nổi tiếng trên truyền hình và lãnh tụ lớn của khối Công Giáo bảo thủ cũng đã lên tiếng ủng hộ ông cựu thị trưởng này.

Sự ủng hộ của Robertson là biến cố đáng kể vì mới chỉ hai hôm trước, Giuliani bị một lãnh tụ bảo thủ là ông Paul Weyrich công khai chống đối - và ủng hộ ứng viên Mitt Romney - vì lập trường quá ôn hoà về xã hội của Giuliani. Chuyện đồng tính và phá thai rất nhạy cảm trong cánh hữu của đảng Cộng Hoà là rào cản ở vòng ngoài cho nguyên Thị trưởng Giuliani, bảo thủ về an ninh nhưng tự do về xã hội và đạo đức gia đình. Lá phiếu Robertson vì vậy có thể làm nghiêng cán cân trong thành phần bảo thủ về đạo đức về phía Giuliani.

Thượng nghị sĩ McCain và cựu thống đốc Romney thì vẫn cò cưa tranh hạng ba. Còn mấy vị còn lại bên Cộng Hòa thì… thú thật chính kẻ viết bài này cũng chẳng biết có ai, muốn làm trò trống gì và hứa hẹn những gì, trừ một ông Sam Brownback đã rút lui và quay sang ủng hộ McCain.

Tóm lại, bên Cộng Hòa vẫn chưa có ngôi sao nào bật sáng. Do đó, chúng ta vẫn chưa thấy bên Cộng Hòa bặt đầu tung chưởng mạnh đánh nhau như bên Dân Chủ. Nhưng trước sau gì thì cũng sẽ đến giai đoạn đó. Cứ chờ mà xem.

6-11-07

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.