Hôm nay,  

Dân Oan Bị Vây Chặt Cs Sửa Soạn Đàn Áp...

18/07/200700:00:00(Xem: 9381)

Dân Oan Bị Vây Chặt Cs Sửa Soạn Đàn Ap; Chiến Xa, Bộ Đội Được Thuy Động Chờ Lệnh

Cho tới 11 giờ đêm Thứ Hai 17-7, khoảng 300 công an CSVN sắc phục, vũ trang vẫn đang bủa vây đoàn dân oan biểu tình tại Saigon.

Tin từ BBT Vietland tại Quốc Nội còn cho biết thêm là trước đó, từ 3-4 giờ khuya, rạng sáng 17 tháng 7,  nhiều quân xa chở hằng trăm bộ đội và ít nhất là hai chiến xa đã được nhìn thấy trên Quóc Lộ 1A băng qua đường Quang Trung tiến vào hướng Tân Sơn Nhất. Đây có thể là nơi chiến xa và bộ đội CSVN tập trung để sẵn sàng chờ lệnh đàn áp dân oan biểu tình.

Phóng viên Tuyết Mai đã liên lạc với dân oan đang biểu tình trước Văn phòng Quốc Hội  II ở Phường 10, Quận Phú Nhuận, Saigon. Được biết  8 giờ tối ngày 17 /7. 2007  có khoảng 1300 đồng bào biểu tình, đang bị vài trăm công an trong quân phục có vũ khí bao vây, có thể tấn công để giải tán đám biểu tình bất cứ lúc nào.

Một nhóm dân oan thuộc tỉnh Tiền Giang đã nhờ Tuyết Mai chuyển lời kêu cứu thống thiết của hằng ngàn dân oan  đến  Tổng Thống Bush, các Cộng Đông Người Việt  ở hải ngoại, khẩn cấp can thiệp để cứu  giúp đồng bào. Hiện tại những  người đàn bà thì có vẽ sợ sệt, còn đàn ông thì quyết tử.

Mời quý vị theo  dõi câu chuyện của Tuyết Mai với những người dân oan đang bị công an bao vây.

PV TUYẾT MAI:  Xin Chú Năm cho biết tình hình hiện nay như thế nào"

CHÚ NĂM: Công an muốn dùng áp lực đuổi dân về. Nhưng dân đã thống nhất là không ai về cả. Chúng tôi cố thủ, vấn đề mất đất và sự uất ức của chúng  tôi đã nhiều  năm rồi, và cái ngày hôm nay là cơ hội của đồng bào từ  19 tỉnh miền Nam và 6 quận quyết tâm đòi hỏi nhân quyền.

PV TUYẾT MAI:  Công an trong thường phục trà trộn trong dân oan thì mình không biết được rồi , còn công an trong quân phục thì ước lượng bao nhiêu người"

CHÚ NĂM: Dạ Có  khoảng vài trăm công an  đứng vòng ngoài, một số lẫn vô trong, chưa tấn công. Bà con ai cũng cố thủ tại đây. Mình không có vũ khí gì cả, hể nó đàn áp mình thì mình quánh lại , chứ mình không có vũ khí gì hết.

PV TUYẾT MAI: Còn công an có vũ khí"

CHÚ NĂM: Vũ khí thì có rồi đó,  xe cộ thì nó chạy tới chạy  lui hú còi,   gây áp lực,  khủng bố tinh thần, xe có chở vũ khí gì nữa không thì không biết. 

PV TUYẾT MAI: Anh cho biết trong lúc công an bao vây như vậy thì tinh thần và phản ứng của người biểu tình như thế nào"

CHÚ NĂM: Ngưòi dân rất là căm hận, bức xúc vì chính  quyền đàn áp . Họ đau  khổ vì mất của phải làm thuê  làm mướn. Chúng tôi là người dân, không có gì trong tay, lấy gì  mà đánh lại. Bây giờ bà con  chỉ còn vấn đề  thứ nhât là cái chết và thứ hai ở lại đây. Tình trạng của người dân  ở đây bây giờ là như vậy đó cô.  Vì vậy yêu cầu Tổng Thống Bush, Liên Hiệp Quốc, Quốc Tế  và những người Việt yêu nước can thiệp, đời sống của chúng tôi những người đi khiếu kiện này bị công an đánh đập  rất là tàn nhẫn. Chúng nó không có  một chút lương tâm.

PV TUYẾT MAI: Tôi biết CS không đánh đập dân tại chỗ để tránh mang tiếng với quốc tế,  nhưng CS có chính sách  "bắt nguội"  tức là họ theo dõi biết người cầm đầu, họ  sẽ bắt cốc hay bắt lẻ tẻ ở nhà. Anh có biết ai bị bắt  êm như vậy không"

CHÚ NĂM: Hiện nay nó có bắt một số  năm mười gì đó ở  tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng , các tỉnh miền Nam đều có hết.  Nó cũng bắt một số người ở Tiền Giang. Còn các huyện, các tỉnh khác cũng có rất nhiều. Có người  ở tù bị đập cho  chết rồi  tụi nó làm bộ mổ tử thi ra khám nghiệm cho có hình thức. 

PV TUYẾT MAI:  Ở VN,  hở ra là VC bắt bớ,  theo anh tại sao mà VC để cho hằng ngàn người biểu tình ở đây gần cả tháng vậy"

CHÚ NĂM: Nói chung thì Tiền Giang là cái đầu, họ đấu tranh quyết liệt ở tỉnh,  đi đến văn phòng II Võ thị Sáu,  rồi đi đến Quốc Hội. Khi đi là họ không cần biết sống chết là gì cả. Đối với tôi cũng vậy, khi đấu  tranh với công an ở Quốc Hội , được  thì tốt , không được thì thà chết ở Quốc Hội.

Rất nhiều người bị mất trắng tay, nên trong lòng họ rất căm hận, chỉ còn vấn đề là đấu tranh cho bằng được, không về. Dù có bị đàn áp mức nào đi nữa họ cũng tìm cách đấu tranh cho dân chủ , nhân quyền thật sự.

Nếu sống mà không có  dân chủ thì cuộc sống không có ý nghĩa gì nữa. Đó là vấn đề mà bà con 19 tỉnh 8 quận hiện đang  đấu tranh.

CHÚ BA: (Đứng bên cạnh , muốn góp tiếng nói của người dân oan. Chú nói,  công an bây giờ bao vây rất đông, theo nguồn tin là chúng nó sẽ  giải tán chúng tôi , nhất là tỉnh Tiền Giang . Nhờ Cô nhắn với "Thầy Cường Quốc", tức là Tổng Thống Bush  giúp đỡ, can thiệp khẩn cấp  dùm cho bà con chúng tôi.


Chính quyền CSVN đã không tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng nữa, quyền lợi của bà con bị mất mát, bị bức xúc. Tụi nó muốn đánh chúng tôi cho tiêu luôn, cho ngã gục và một số côn đồ công an cướp giật thức ăn trên tay luôn . Nó dí chúng tôi vào con đường cùng, mỗi ngày sự việc như vậy đều xảy ra.

PV TUYẾT MAI:  Dân chúng ở ngoài có ủng hộ bà con biểu tình không"

CHÚ BA: Thật ra dân chúng không dám, không dám ra tay. Rất sợ sệt, rất sợ sệt. Tiền Giang chúng tôi là tỉnh đầu tiên của 19 tỉnh và 8 quận thành phố. Đã đến lúc phải đoàn kết. Không biết sẽ như thế nào, cũng có người sợ sệt. Nhờ cô  nói lên lời khẩn cấp, khẩn cấp với Tổng Thống Bush, sự chịu đựng của chúng tôi đã nhiều, chính  quyền  không  giải quyết mà còn tấn công và  trù dập chúng tôi. Họ hăm dọa  làm cho một số phải về bớt, nếu mà cuộc chiến  xảy ra thì chúng tôi tỉnh Tiền giang quyết chiến đấu  tới cùng.  

PV TUYẾT MAI: Hôm  qua Đại Lão Hoà Thượng đến thăm viếng thì phản ứng của đồng bào biểu tình như thế nào"

CHÚ BA: Thầy đến cứu trợ cho bà con 300 triệu đồng, trong lúc khó khăn  đói khổ, bà con rất là ghi ơn. Nhưng tiền của Thầy cũng là của trong và ngoài  nước giúp đỡ bà con, thì cũng lây lất vậy thôi cô à, cũng tạm ổn. Nhưng số đồng bào về đây mỗi lúc một  đông thêm , thì rất là khó khăn. Có người về vì việc nhà nhưng rồi họ trở lại chứ không bỏ cuộc.

PV TUYẾT MAI: Thầy Quảng Độ có nói gì không"

CHÚ  Thầy nói, Thầy thông cảm sự bức xúc của bà con,  Thầy mong mọi khiếu kiện sớm  được  giải quyết thoả đáng. Trong lúc Thầy nói thì rất đông công an quay  phim. Khi nó bao vây theo dõi tình hình, nó cắt điện này kia. Khi Thầy rời Quốc Hội  thì công an  cũng đuổi theo. Khi Thầy về đến nơi  có điện thoại,  được biết Thầy được an toàn.  Tinh thần bà con  rất là vui mừng được gặp Thầy, phần nhiều là Phật Tử,  coi đây là cái  duyên của Đức Thầy hoá độ.

PV TUYẾT MAI: Trong những ngày gần đây, công an có đánh đập đồng bào không hay chỉ giữ trật tự thôi" 

CHÚ BA: Nó cũng đánh đập một số người chẳng hạn như là đánh nhà báo, bà con can thiệp đang giữ xe của công an , để công an  trở lại đây trả lời cho bà con tại sao công an đánh người như vậy.

PV TUYẾT MAI:  Còn gì Chú Năm muốn nói nữa không"

CHÚ NĂM: Hòa đồng tôn giáo, Đạo Phật, Đạo Cao Đài, Đạo Thiên Chúa, Đạo Tin Lành, Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, Đạo của Ông Nguyễn Thành Nam (Đạo Dừa), trong những ngày  sắp tới chúng tôi sẽ kêu gọi các đạo trong và ngoài nước giúp đỡ. Nhất là đồng bào hải ngoại, khẩn cấp giúp đồng bào ở quê nhà.

Chung  tôi  bây giờ đang bị bao  vây và tình trạng rất căng thẳng. Không biết đêm nay như thế nào. Mọi người đều  sợ sệt, nhất là tỉnh Tiền Giang  là tỉnh hàng đầu  lên đường làm  nhiệm vụ.

Phần đông đàn bà phụ nữ rất sợ sệt , còn chúng tôi là đàn ông rất là can đảm, quyết tử, quyết tranh đấu dành lại những gì mà bà con đã mất. Nhờ cô liên lạc với những người ở ngoại quốc có  lòng giúp đỡ , bà con chúng tôi ở quê nhà đang gặp nhiều khó khăn, để chúng tôi có thể tiếp tục những ngày sắp tới.

PV TUYẾT MAI: Ông nói lới cuối  cùng đi!

CHÚ NĂM: Cô cho  tôi lập lại lời cuối cùng nghe! Lời cuối cùng của tôi thì cũng là xin Tổng Thống Bush giúp đỡ,  tình trạng bây giờ rất căng thẳng. Về phần phụ nữ có người yếu  ớt , lo sợ, về phần phiếu nam chúng tôi thì quyết chiến đấu tới cùng.. chúng tôi khi ra đi có nguyện,  mình vì mọi người mà chấp nhận nguy hiểm ...nhờ cô  giúp đỡ... khẩn cấp...

Và sau đây là lời kêu gọi của phóng viên Tuyết Mai:
Thưa đồng  hương,

Bà con quê nhà mình đang trông chờ  Tổng Thống Bush can thiệp  giúp đỡ, liệu  với con số uôn bán mười tỷ một năm với CSVN,  Tổng Thống Bush có quyết tâm thực hiện nhân quyền như  lời ông hứa  khi nhậm chức nhiệm kỳ hai"

Chỉ có chúng ta phải đùm bộc lẫn nhau, "máu chảy  ruột mềm". Xin đồng hương ở hải ngoại tận tình  giúp đỡ, để  chia sẻ  cho đồng bào ở quê nhà mình có những ngày... thanh tha"n...

Nếu chúng ta thờ ơ, ngoảnh mặt, ai sống ai chết mặc ai , thì đồng bào đang khổ đau  ở quê nhà biết mong chờ ai"

Ngân phiếu đóng góp  xin đề:

Yểm Trợ Dân Chủ Quốc Nội, gởi về
12522 Brookhurst St. #4
Garden Grove, CA 92840
Chủ Tịch YểmTrợ Dân Chủ Quốc Nội là Cựu Tướng Lý Tòng Bá, sẽ chuyển tiền thu nhận đựơc cho Thầy Thích Quảng Độ.

Muốn biết thêm chi tiết xin gọi về:
(714) 719-9443
(951) 360-0909
(702) 300-4424

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.