Hôm nay,  

Tháng Tư ở Đại Học Berkeley

02/05/200700:00:00(Xem: 9390)

Nguyễn Thị Minh Ngọc đang diễn vai bà mẹ ôm con dại đi bỏ chợ (ảnh Bùi Văn Phú)
   Thứ Hai 9.4.2007

Tối nay có chiếu phim Sống Trong Sợ Hãi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Như những lần trước, tôi đến rạp Pacific Film Archive sớm vì tìm chỗ đậu xe quanh đại học không dễ vào giờ này.

6 giờ 30, theo thông tin là giờ bắt đầu phát vé vào xem. Nhưng chưa thấy ai. Cửa rạp còn khoá, im lìm. Hay buổi chiếu phim bị huỷ bỏ"

Tôi nghe tin hôm chiếu phim này ở một đại học miền Đông đã có người biểu tình phản đối. Có thể nào buổi chiếu phim hôm nay bị hủy bỏ mà tôi không biết chăng" Tôi không nghĩ thế vì đây là cái nôi sinh của phong trào tự do phát biểu ý kiến trong khuôn viên đại học, dù có biểu tình phản đối thì sinh hoạt đã lên lịch vẫn diễn ra. Quá khứ chứng minh điều này. Mười năm trước, khi nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từ trong nước đến nói chuyện, có mấy chục người Việt kéo đến biểu tình bên ngoài, bên trong phòng hội vẫn diễn thuyết, thảo luận. Lần khác có đoàn múa rối nước qua diễn cũng có biểu tình bên đường và trên sân khấu Greek Theater những con rối vẫn ngụp lặn trong bể nước.

Tôi lang thang ra đường Bancroft chụp mấy tấm hình. Trở lại nơi chiếu phim, thấy chị Thuỷ Phạm vừa đến. Chị làm việc cho Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á của Đại Học Berkeley. Chị nói với người phụ trách phòng phim rằng hôm nay không phát vé, như lần chiếu phim Chuyện của Pao, mà First come first serve – ai đến trước vào trước. Chị hỏi, có biểu tình không" Tôi nói, theo thông tin trên mạng thì đây là một phim mang tính tuyên truyền cho Hà Nội vì do IVCE (Institute of Vietnamese Culture and Education) đem qua Mỹ chiếu, nhưng không thấy kêu gọi biểu tình.

Đúng giờ, giáo sư Peter Zinoman, chủ nhiệm trung tâm, đăng đàn giới thiệu Sống Trong Sợ Hãi là một phim đã được 5 giải Cánh Diều Vàng trong nước. Phòng chiếu thật thưa người, chỉ chiếm chừng 50 chỗ trong số ghế hơn 200.

Đây là câu chuyện của một người lính Việt Nam Cộng Hoà, tên Tải, vào thời gian vài năm sau ngày 30.4.1975 phải đi gỡ mìn về bán phế thải để nuôi sống gia đình với hai người vợ và mấy con nhỏ. Câu chuyện đan xen nhiều mảnh đời và những mối tình, công khai cũng như thầm kín của nhiều người đã một thời tham gia chiến tranh, thoát chết nhưng rồi cũng có người không qua được số mệnh oan nghiệt với bom mìn còn lại sau ngày cuộc chiến đã tàn.

Trong quá khứ tôi đã được nghe chuyện kể đi gỡ mìn, nhưng không phải để nuôi sống gia đình mà là theo lệnh của quản giáo trại học tập cải tạo. Nhà đạo diễn điện ảnh nổi tiếng thời Việt Nam Cộng hoà, ông Đỗ Tiến Đức, từng kể cho tôi nghe khi mới đến Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1970, sau mấy năm học tập cải tạo. Ông đã bị bắt đi dò mìn bằng khúc dây kẽm gai như nhiều cảnh trong phim. Còn những vùng đất cần được khai hoang, được gọi là vùng kinh tế mới, là nơi đầy đoạ gia đình tù cải tạo đã được thả về. Những câu chuyện tôi nghe nhiều trong thời gian công tác tại các trại tị nạn.

Trải nghiệm của những người từng sống qua những nơi như thế không đẹp như trong phim, không như Tải và gia đình, không như cảnh cán bộ và du kích kêu gọi nhân dân hồ hởi đi dò, gỡ mìn, dù câu chuyện được đạo diễn - cùng với nhà biên kịch Nguyễn Thị Minh Ngọc - dựng thành phim là câu chuyện thực, như lời đạo diễn cho biết sau phần chiếu phim, phản ánh cuộc đời của một nhân vật có thật.

Thứ Ba 10.4

Sau hôm chiếu phim, có buổi diễn kịch của nhà viết kịch kiêm diễn viên Nguyễn Thị Minh Ngọc ở nhà chị Nguyệt Cầm và giáo sư Zinoman.

Tối hôm đó chị Minh Ngọc độc diễn nhiều vai, trích ra từng đoạn của những tuồng kịch do chị soạn. Khi là một người mẹ phải đem bỏ chợ đứa con non dại vì không đủ sức nuôi, khi đóng vai một người viết gặp tổng biên tập không dám đăng bài vì sợ mất ghế, khi thì làm tướng công, khi trong vai quan chức trả lời thắc mắc của dân với đầy nghịch lí.

Trong những phút giao lưu, qua chị người nghe biết được ở Việt Nam ngày nay người sáng tác vẫn phải tự kiểm duyệt, phòng xa những chuyện nhạy cảm để khỏi bị cấm. Nhưng có những chuyện tưởng sẽ có vấn đề thì lại không và đôi khi chuyện nhỏ lại có. Chị dẫn chứng một vở kịch có một vai thanh niên thích làm từ thiện, thích mặc quần rằn ri nên bị cho là đưa lên hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hoà xưa. Chị nghe trên bảo xuống là không lẽ chỉ có Việt kiều và ngụy mới làm việc từ thiện hay sao" Một dịp khác, một vở kịch mới vừa được chiếu trên kênh truyền hình thì có ai đó gọi vào, nói nội dung xúc phạm đến phụ nữ, thế là không được phát nữa.

Tôi hỏi chị Ngọc: trong những phim như Chuyện của Pao và Sống Trong Sợ Hãi, vai chính đều có hai vợ, hay trong tự truyện Yêu và Sống, Lê Vân cũng mấy chồng, điều này có phản ánh xã hội Việt Nam ngày nay"

Chị trả lời: Ngoài đời còn nhiều hơn thế nữa. Nghe nói ở bên này các bà không cho chồng về Việt Nam một mình, anh thấy có đúng không"

Tôi gật đầu.

Xem chị Minh Ngọc diễn hôm đó có ca sĩ Ái Vân, mới rũ vai nàng Kiều ở quê nhà để trở lại đất Mỹ; có mấy nhà báo như Nguyễn Hữu Liêm, Nguyễn Khoa Thái Anh, Trương Gia Vy; có nhà văn Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Xuân Hoàng, Dana Sachs, Đỗ Hoàng Diệu. Thấy tác giả của Bóng đè nhỏ bé đi cùng chồng, anh Alec, sinh viên cao học ngành Sử Việt Nam, một người Mỹ to cao, trong trí nhớ tôi thoáng vụt lên những hình ảnh của thời chiến tranh xa xưa.

Cuộc chiến ở Việt Nam đã để lại nhiều hình ảnh ấn tượng: một nhà sư ngồi trong biển lửa, một ông tướng giơ súng nhắm vào thái dương kẻ thù đứng cạnh, những xác dân lành dưới mương, những mồ chôn tập thể, trực thăng bốc người từ một nóc nhà thành phố, một chị du kích với súng trên tay dắt tù binh Mỹ đi.

Thứ Sáu 13.4

Sproul Plaza thật nhộn nhịp. Đang dịp bầu cử tổng hội sinh viên nên sân trường tràn ngập bích chương, bảng hiệu vận động được từng nhóm sinh viên đi qua, đi lại giơ cao. Thấp thoáng có bảng mang tên Van Nguyen, Danielle Duong, những ứng viên gốc Việt.

Mấy chục hội đoàn sinh viên bày bàn ghế ra ngồi quảng bá sinh hoạt và chuyện gẫu. Có hội sinh viên gốc Philippines, Iran, Palestine, Trung Hoa, Hồi Giáo. Có những nhóm sinh hoạt Đảng Cộng Hoà, Đảng Dân Chủ, có nhóm văn nghệ hip hop, có hội sinh viên khoa thương mại hay hội đồng tính. Có bàn của hội sinh viên Việt Nam với hàng chữ VSA quen thuộc.

Tôi giới thiệu mình là cựu sinh viên và muốn mua vé coi văn nghệ tuần tới. Hỏi chuyện, tôi thấy các bạn ít biết về Việt Nam. Đất nước của bố mẹ, ông bà có lẽ là một nơi nào xa lạ. Năm sinh viên chỉ có một bạn đã theo bố mẹ về thăm gia đình. Còn tiếng Việt thì các bạn lõm bõm, không hiểu nhiều, trừ một nam sinh viên.

Daniel Hoàng nói tiếng Việt tương đối sỏi. Chỉ khi nào biết hiểu không rõ, tôi chuyển câu hỏi sang tiếng Anh. Daniel cho phép tôi ghi lại cuộc trao đổi:

“Em đang học ngành gì" Năm thứ mấy"”

“Em học English Literature, năm thứ tư.”

“Em sinh ra ở Mỹ""

"Vâng, em sinh ra ở đây."

"Em có làm gì trong VSA không""

“Em có trong ban điều hành. Trong ban lo tổ chức.”

“Ban điều hành bây giờ có bao nhiêu sinh viên"”

“Khoảng hai mươi sinh viên tất cả.”

“Sinh ra ở Mỹ, em có biết gì về ngày 30 tháng Tư"”

“30 tháng Tư thì bố mẹ kể cho em nghe. Em có đọc mấy cuốn sách viết về lịch sử của người Mỹ. Họ cũng không biết gì nhiều, vì cái vụ chiến tranh Việt Nam là của mình, chứ không phải là của họ. Họ sẽ không bao giờ hiểu được hết. Em biết 30 tháng Tư Việt cộng tới, Sài Gòn fell, then we have the diaspora. [Sài Gòn thất thủ, rồi chúng ta có cộng đồng di dân]”

“Em học tiếng Việt ở đâu mà nói giỏi vậy"”

“Cám ơn anh. Nhờ hồi nhỏ có bà ngoại ở nhà nói chuyện với em."

"Em có thường theo dõi thông tin về Việt Nam không""

“Not much. Just a little bit. [Không nhiều. Chỉ chút ít.]”

“How do you get news about Vietnam" [Em nhận thông tin về Việt Nam bằng cách nào"]”

“Hỏi bố mẹ hay lên mạng research [tra tìm].”

“Mạng nào em lên đó tìm đọc thông tin về Việt Nam"”

“Le Monde."

"Tu parles Francaise" [Em nói được tiếng Pháp"]"

"Oui."

"Gia đình em ở quanh đây hay ở xa""

“Nhà em ở nam Cali. Westminster.”

“Em đã về Việt Nam bao giờ chưa"”

“Em chưa về bao giờ. Mẹ em về rồi. Bố em thì chưa. My dad says as long as the communists are still there, he will not come back. But we have to live past that. [Bố em nói chừng nào còn cộng sản ở đó thì bố sẽ không về. Nhưng chúng ta phải sống bỏ qua quan niệm đó.]”

Sather Gate và Sproul Plaza, U.C. Berkeley tháng 4.2007 (ảnh Bùi Văn Phú)

  “Em có muốn về Việt Nam không"”

“Em muốn dịp hè về đó dạy tiếng Anh.”

“Em coi mình là người Mỹ hay người Việt"”

“Mình có hai lựa chọn. Đất nước này với lots of opportunities and we make the best out of it. [nhiều cơ hội và chúng ta hãy làm ra những gì tốt nhất từ đó]. Hay coi mình là người Việt về sống bên đó. Nói về đó để làm nhiều điều, nhưng một vài tháng, vài năm. It’s nothing. [Không là gì cả]. Phải ở luôn đó. Nhưng nhiều người quen lối sống bên này rồi. It’s hard from them to live over there. It’s very different. If they have ideals which their parents put into them, they only do it on the face, just to say that I’m part of the Vietnamese culture, I come back and do it one, two years, that’s it. If you want to do it you must devote yourself the whole way. You don’t go there couple years and go back and say I did my part. The job is not done until Vietnam is free. The other thing I want to say is Việt cộng will change when they are ready. We can do nothing from here. [Thật khó cho họ sống ở bên đó. Đời sống rất khác. Nếu họ có những lý tưởng do cha mẹ truyền đạt, họ chỉ làm thế ở bề ngoài thôi, để nói rằng tôi là một phần của văn hoá Việt, tôi trở về, sống ở đó một đôi năm, thế thôi. Nếu bạn muốn làm thì phải tận hiến tất cả. Bạn không về đó vài năm rồi về lại đây và nói tôi đã góp phần. Sứ mạng chưa thể hoàn thành cho đến khi Việt Nam được tự do. Điều khác em muốn nói là Việt cộng sẽ thay đổi khi họ sẵn sàng. Chúng ta không làm gì được từ bên này.]”

“Can we lobby and put some pressure for changes" [Chúng ta có thể vận động và tạo một số sức ép cho sự thay đổi không"]”

“You look at Cha Lý. [Anh coi Cha Lý đấy]. Họ bịt mồm cha lại. They covered his mouth and pushed him out of the courtroom. And we can not do anything [và đẩy cha ra khỏi phòng xử án mà chúng ta không làm được gì]. Ba mươi mấy năm rồi mà Việt cộng vẫn còn làm như thế. Nhưng em muốn hỏi anh như thế Hồ Chí Minh có đúng không"”

“Theo anh, câu hỏi đó chỉ có câu trả lời giả định vì ông Hồ mất năm 1969, trước khi chiến tranh chấm dứt.”

“Nếu ông còn sống he will be ashamed with what’s going on in Việt Nam today. Don’t you think" [Ông ấy sẽ xấu hổ với những gì đang xảy ra ở Việt Nam ngày nay, anh có nghĩ thế không"]”

“I think so. [Tôi nghĩ thế]”

Daniel đi tìm điếu thuốc, còn tôi đến giờ phải đi. Chúng tôi hẹn gặp nhau hôm văn nghệ.

*

Rời Sproul Plaza, tôi theo một sinh viên đến lớp Việt ngữ của thầy Trần Hoài Bắc. Tôi muốn dự thính xem các bạn trẻ học tiếng Việt ra sao. Gần cuối giờ thầy dành cho mươi phút để sinh viên thực tập phỏng vấn tôi bằng tiếng Việt về công việc, đời sống, gia đình, về sinh hoạt trong trường thời tôi theo học. Trong lớp tình cờ có một nữ sinh viên, giới thiệu là con của Nguyễn Trọng Vũ và Nguyễn Kim Phượng, là hai bạn cùng được bầu vào ban chấp hành đầu tiên của VSA, Vũ phụ trách sinh hoạt còn Phượng lo tài chánh.

Ngày đó chúng tôi đi học, kể cả nơi ăn chốn ở một năm tốn chưa đến 4 nghìn, trong đó tiền học phí chừng 700 đô-la. Bây giờ tiền học một năm gần 8 nghìn, ăn ở tốn hơn chục nghìn nữa. Lúc đó trường không có lớp Việt ngữ, nhưng tiếng Việt vẫn được xem là một ngoại ngữ vì tôi đã phải đi thi để chứng nhận là biết một ngoại ngữ theo điều kiện nhà trường bắt buộc. Một mùa hè, chương trình ngôn ngữ Đông Nam Á luân phiên tại Mỹ về đến Berkeley thì có thày Lê Thức Lân dạy một hay hai lần.

Hơn mười năm nay, khi giáo sư Peter Zinoman về trường dạy rồi lên làm chủ nhiệm Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á, chương trình Việt ngữ được phát triển. Mỗi học kỳ có 6 lớp, từ sơ cấp mới tập đọc, tập viết, đến trung cấp có thảo luận rồi lên cao cấp với bình luận văn chương. Phụ trách lớp là các thày Trần Hoài Bắc, Trần Hạnh và cô Nguyễn Nguyệt Cầm. Thầy Hạnh là giáo sư thỉnh giảng đến từ Hà Nội.

Cảnh trong văn nghệ Sài Gòn Trăng Mờ: nét thực dân đụng tinh thần độc lập (ảnh Bùi Văn Phú)

   Số nghiên cứu sinh chuyên về Việt Nam cũng tăng nhiều trong những năm gần đây, hiện có khoảng 30 và hai phần ba có họ Việt. Tiếc là vào năm 1997 trường đã không giữ lại được kho tài liệu về chiến tranh Việt Nam của cố học giả Douglas Pike, phải chuyển nó qua Texas Tech University. Nhưng thư viện Berkeley, một trong những thư viện đại học lớn ở Hoa Kỳ, cũng có một kho tài liệu phong phú về Việt Nam.

Năm ngoái Trung Tâm đã cho ra đời tập san bán niên Journal of Vietnamese Studies với nhiều nghiên cứu sâu sắc. Số mới nhất có bài về Đại Hội Đảng Cộng Sản, về Lý Toét và về ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn.

Thứ Năm 19.4

Có buổi nói chuyện và thảo luận của giáo sư Ken MacLean từ Đại Học Emory về việc phân ranh lãnh hải biển Đông. Những năm qua, đây là đề tài có lúc sôi nổi lên ở hải ngoại. Trong nước những người lên tiếng thì bị trù dập. Bận việc nên tôi không dự. Cũng tiếc.

Thứ Bẩy 21.4

Chiều nay tôi đưa con lên trường vui chơi trong ngày Open House, là ngày truyền thống của các đại học Mỹ, với nhiều sinh hoạt cho khách tham quan.

Nơi sân trường tình cờ gặp lại nhiều bạn cũ: Hồ Tường Thụy, Bảo Nguyễn, Thắng Võ. Gặp lại cả anh TA [Teaching assistant] gốc Đài Loan là người hướng dẫn tôi trong những giờ thí nghiệm thực hành của lớp Chem. 1A đúng ba mươi năm trước. Anh ngạc nhiên khi tôi còn nhớ tên anh là Chu-an Chang. Thời đó anh là sinh viên du học, mới đến Mỹ hơn một tuần nên vào lớp anh ăn mặc chỉnh tề, áo bỏ trong quần thẳng nếp, cổ tay đeo măng-sét, không xuề xoà quần gin áo thung như những TA khác. Anh kể sau khi tốt nghiệp tiến sĩ hoá học, anh ở lại Mỹ đi làm, rồi lập gia đình và hiện sống ở thành phố Piedmont gần đây.

5 giờ, tôi và các con đến Zellerbach Auditorium xem sinh viên trình diễn Sài Gòn Trăng Mờ. Các bạn sinh viên trong khăn đóng áo dài đứng đón khách.

5 giờ hơn, chương trình khai mạc với quốc ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà.

Thính đường hai nghìn chỗ ngồi đông kín khán giả. 125 sinh viên đã góp phần dựng nên khung cảnh Sài Gòn vào thập niên 1930 và 1940, khi đất nước còn đang bị đô hộ, qua mối tình thăng trầm theo thời cuộc của một nhà văn Việt và cô giáo Pháp, qua phong cảnh, qua nét thơ Hàn Mặc Tử, qua lời ca tiếng nhạc, những vũ điệu và diễn xuất của các bạn trẻ lồng trong những tư tưởng, phong trào của những nhà cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh và lòng khao khát độc lập, tự do của một dân tộc.

Thứ Hai 30.4

Trưa nay có giáo sư Larry Berman từ U.C. Davis đến nói chuyện về quyển sách mới nhất của ông viết về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn: Perfect Spy.

Lịch sử cuộc chiến tranh ở Việt Nam sang trang đã lâu. Nhưng từ phía chiến bại thì tiếp tục còn là đề tài nghiên cứu và tranh luận. Như nhân vật Phạm Xuân Ẩn, tuy nói đến nhiều nhưng chưa thực sự được giải mã. Và còn nhiều điều bí ẩn nữa chờ đợi thế hệ sinh viên trẻ đi tìm ngọn nguồn.

Ngày cuối tháng Tư bây giờ sinh viên không còn tổ chức đêm không ngủ, không tụ họp nhau đốt những ngọn nến lung linh, hát câu thương nhớ gửi về quê nhà xa xôi thăm thẳm bên kia đại dương.

Quê hương của thế hệ thứ nhất nay đã gần lại, thật gần, qua email, Internet, Webcam, YouTube, qua 17 giờ bay trên biển là thấy sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng với nước phù sa hiện lên bên dưới.

Nhưng Việt Nam là một nơi xa lạ lắm với những thế hệ con cháu.

Tháng Tư không còn những nỗi đau. Chỉ còn những ngày giỗ chạp.

Trịnh Công Sơn, Trần Bạch Đằng

David Halberstam, Chu Tử

Phạm Văn Đồng, Nguyễn Thị Thu Hương

William Craig Nystul, Michael John Shea

Nguyễn Văn Long, Nguyễn Khoa Nam

Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn

Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hoà.

(talawas.org)

(Trân trọng cảm ơn tác giả Bùi Văn Phú đã gửi bài này tới Việt Báo.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.