Hôm nay,  

Vài Nét Về Mục Sư Hồng Trung

3/19/200700:00:00(View: 9228)

Đại diện Liên lạc Đảng Vì Dân ở Việt Nam, bị CSVN bắt giam tại Gia-Lai vào ngày 22/2/2007.

***

Mục sư Hồng Trung đang chia sẻ với các đồng bào bị bệnh phong hủi

trong một chuyến trợ giúp nhân đạo ở Gia-Lai (13.04.2006)

Mục sư Hồng Trung sinh năm 1964 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Cha là ông Hồng Hoa, sinh năm 1938, quê ở tỉnh Quảng Nam. Ông vốn là một cựu quân nhân VNCH.

Mẹ là bà Nguyễn thị Trâm, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Mục sư Hồng Trung cư trú ở Thôn 17, huyện Chư-Sê, tỉnh Gia Lai; cùng với vợ là chị Lê Thị Nhung (1964) và ba con nhỏ là Hồng Trung Hảo (SN 1989), Hồng Trung Hậu (SN 1995), và bé Hồng Lê Hoài (SN 2001).

Theo thông tin từ gia đình và thân hữu, quá trình sinh hoạt của Mục sư Hồng Trung được ghi nhận một cách tóm lược như sau:

Năm 1975-1985: Đi học và tốt nghiệp Phổ thông Trung học.

Năm 1986 đi nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi nhập ngũ, và được xuất ngũ năm 1989.

Năm 1989 bắt đầu tham gia sinh hoạt tôn giáo Tin Lành, với trách nhiệm Phụ tá cho Mục sư Đinh Công Tứ, với sự đỡ đầu của Mục sư Nguyễn Tấn Vinh, thuộc giáo hội Liên hữu Cơ đốc.

Năm 1992 bị bắt giam 15 ngày tại tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng về việc truyền đạo Tin Lành.

Từ tháng 8/2003, tham gia sinh hoạt với chương trình An Bình Hạnh Phúc, thuộc Tổng Hội Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm An-Thất-Nhật (Worldwide Seventh-day Adventist Church).

       Tháng 12/2003, được Mục sư Dương Quốc Tùng tấn phong Mục sư nhiệm chức, và phụ trách Giáo Hạt Miền Trung và Tây nguyên. Anh đồng thời là người đại diện của Radio An Bình Hạnh Phúc tại Việt Nam.

Năm 2005 bị bắt tại Quảng Ngãi 5 ngày về các công việc truyền đạo.

Tháng 07/2005, chính thức tham gia sinh hoạt với Câu lạc bộ Hoa-Mai.

Từ tháng 05/2006, chính thức tham gia Đảng Vì Dân và thực hiện các công tác thiện nguyện của CLB Hoa-Mai ở các tỉnh, trợ giúp trực tiếp cho nhiều đồng bào dân oan ở các miền; đồng thời đấu tranh nhân quyền cho những tín đồ gặp khó khăn trong việc hành đạo.

Tháng 10/2006, chính thức từ nhiệm vai trò Đại diện của Hội thánh An Bình Hạnh phúc ở Việt Nam, để tiếp tục các công tác đấu tranh cho dân chủ tự do, công bằng xã hội và quyền lợi của dân nghèo với Đảng Vì Dân.

Ngày 9/11/2006, bị công an tỉnh Gia Lai bắt giam 9 ngày, về việc tổ chức thực hiện các công tác cứu trợ nhân đạo của CLB Hoa Mai, cũng như sự hoạt động với Đảng Vì Dân.

Ngày 20/01/2007, nhận sự đề cử của Ban Lãnh đạo Đảng Vì Dân, để đại diện tổ chức đồng ký kết thành lập Liên Đảng Lạc Hồng với đại diện của Đảng Thăng Tiến Việt Nam ở Huế.

Ngày 22/02/2007 (mùng 6 Tết Đinh Hợi) bị công an tỉnh Gia Lai khám xét nhà, tịch thu giấy tờ, hình ảnh và bắt giữ tại tư gia. Theo các thông tin ghi nhận được, công an giam giữ Mục sư Hồng Trung tại sở công an tỉnh Gia-Lai; quy tội tham gia Đảng Vì Dân, Liên Đảng Lạc Hồng, và vì các hoạt động công khai đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền. 

Trong thời gian một tuần lễ kể từ lúc chính thức tuyên bố công khai đối lập đến khi bị bắt, Mục sư Hồng Trung đã có ba cuộc phát biểu được ghi âm lại:

Ngày 17/2/2007: Phát biểu nhân dịp công bố sự thành lập Liên Đảng Lạc Hồng.

Ngày 19/2/2007: Phản đối CSVN về sự kiện bắt giữ các thành viên của Liên Đảng, và đàn áp Linh mục Nguyễn Văn Lý.

Ngày 22/2/2007: Lời chúc Xuân và tâm tình, phát biểu chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi anh bị công an đến nhà bắt giữ.

Được biết, bên cạnh việc tổ chức các công tác trợ giúp nhân đạo của Câu lạc bộ Hoa-Mai, Mục sư Hồng Trung đồng thời là tác giả một số bài viết đã được đăng tải trong Tập san Hoa-Mai (phát hành chính yếu ở Việt Nam bằng bản in, và lưu hành rộng rãi trên mạng toàn cầu) qua các bút danh Viễn Phương, Vũ Công Tâm, Nguyễn văn Hòa, như:

Xin đừng “mềm cắn rắn buông”  (TSHM #9)

Nhà nước độc quyền hoạt động từ thiện"  (TSHM #8)

Lá thư phản hồi gửi Trung tướng Nguyễn Việt Thành  (TSHM #6)

Thấy gì qua chuyện nhà nước cứu trợ nạn nhân bão Chanchu"  (TSHM #5)

Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh  (TSHM #4)

Nhân dân và quyền làm chủ đất nước  (TSHM #3)

Lộ trình Dân chủ Việt Nam  (TSHM #2)

 (www.hongtrung.net)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nghệ thuật mượn sức đôi khi là nghệ thuật mệt sức. Trong mọi cuộc thương thảo, người ta chỉ đạt kết quả khi đôi bên cùng nhượng bộ… một phần. Khi cần nhượng bộ, nhà thương thuyết phải nói với đối phương: "đây là cố gắng tột cùng của chúng tôi, chúng tôi mà lùi thêm một bước nữa thì… chúng ta cùng chết." Sau đấy, khi trở về trình bày với đồng chí,
Thế giới đang e ngại nguy cơ suy trầm kinh tế thì đúng một tuần sau khi Bắc Hàn phóng hỏa tiễn tại Đông Bắc Á, quân khủng bố lại đánh bom tại Mumbai của Ấn Độ; thế rồi xung đột vừa bùng nổ tại Trung Đông và có thể suy đồi thành chiến tranh lan rộng. Diễn đàn Kinh tế Đài RFA sẽ tìm hiểu về hậu quả của cuộc chiến đối với kinh tế
Việc Bắc Hàn gây rối sẽ còn kéo dài, với hậu quả bất lợi cho kinh tế Đông Á. Trước mắt thì xăng dầu và lạm phát sẽ càng khiến kinh tế của khu vực dễ bị suy trầm. Việc Bắc Hàn phóng hỏa tiễn vào tuần qua sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Đông Á trong viễn ảnh kinh tế Á châu có thể bị suy trầm vào năm tới" Diễn đàn Kinh tế đài RFA nêu
Có thể thấy một mối liên hệ dù gián tiếp nhưng vẫn đáng kể giữa thành quả trong giải World Cup với thành tích kinh tế của một xứ mở cửa... Trong suốt một tháng, thế giới lên cơn sốt với giải vô địch bóng đá thế giới World Cup. Với không khí nhộn nhịp tưng bừng ấy, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu khiá cạnh kinh tế của hiện tượng
Vì sao Hồ Cẩm Đào trở lại bài bản Mao Trạch Đông" Ngày xưa, hơn hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình đánh giá Mao Trạch Đông theo tỷ lệ "tứ-lục". Bốn phần tiêu cực, sáu phần tích cực. Ngày nay, Hồ Cẩm Đào lại có cái nhìn khác. Chưa khi nào Hồ Cẩm Đào công khai phê phán Mao Trạch Đông. Năm 2003, nhân lễ kỷ niệm 110 
Những việc cải cách về chính trị, cơ chế và luật pháp lẫn sách lược kinh tế vẫn là đòi hỏi khách quan...Phải trả lại đất nước cho người dân, trả lại quyền định đoạt về đời sống cho người dân
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.