Hôm nay,  

Đương Đầu Với Việc TQ Lớn Mạnh

07/12/200600:00:00(Xem: 7426)

Đương Đầu Với Việc Trung Quốc Lớn Mạnh

OTTAWA (KL) -Bộ trưởng Ngân khố Hoa kỳ sang Bắc Kinh vào tuần tới, vì trữ tệ của Trung quốc đã lên tới cả ngàn ngàn Mỵ kim, còn đồng Mỹ kim bị sụt giá. Ben Bernanke, chủ tịch ngân khố liên bang, sẽ đi theo nhà đại diện Paulson có hy vọng nói chuyện với Bắc Kinh để cởi mở nền kinh tế của Trung quốc (AP), để cho đồng Mỹ kim lên giá và trấn áp hàng nhái. Chuyến công du này là vì chính quyền Bush nhận thấy đang bị áp lực phải làm sao cho thâm thủng mậu dịch với Trung quốc càng ngày càng phòng lên phải giảm bớt đi.

Qaun hệ của Paulson với Trung quốc có mòi khả quan, theo lời của Albert Keidel trong cơ quan tư nhân bất vụ lợi Carnegie Endowment chuyên vận động hoà bình quốc tế. Nhưng nhà báo William Pesek của Bloomberg lại cảnh báo toà Bạch Ốc có thể bị thất bại nững gì đang mong muốn của chuyến công du này, vì phần chính nó là cái đòn bẩy hoàn cầu đang lên của Trung quốc. Trong khi chiến tranh Iraq là mối bận tâm hàng đầu của Hoa kỳ vì sợ mất mặt trước thế giới, theo như Perek viết, “Trung quốc du ngoạn khắp địa cầu, người cầm đầu Trung quốc được nhiều quôc gia hoan nghênh,” tăng thêm ảnh hưởng Trung quốc đối với quốc tế.

Quyền lực kinh tế Trung quốc hiện nay đã là cả một thách thức, còn chính quyền Bush chỉ lo lực lượng quân sự Trung quốc gia tăng. Washington đang mong dùng guồng máy mậu dịch để giới hạn sự tiến bộ về kỹ năng của Quân đội Nhân dân Giải phóng của Trung quốc.

Mùa hè năm nay, Bộ Thương mại Hoa kỳ đưa ra một qui tắc phòng hờ quân sự Trung quốc (China Military “Catch-All” Rule) phải có giấy phép mới trong việc xuất khẩu của Hoa kỳ để ngăn chặn việc Bắc kinh thủ đắc kỹ thuật củng cố quân sự. Qui tắc này đưa ra vào ngày chót và phổ biến rộng rãi để cứu xét trước khi cho thi hành. Hoa kỳ hiện nay đang phong toả việc xuất khẩu khí tài quân sự sang Trung quốc, qui tắc này áp dụng theo mối đe doạ hiện đại hoá và hội nhập mặt quân sự của Trung quốc. Các nhà phê bình cho rằng qui tắc này có nguy cơ gây thiệt hại cho nền mậu dịch của Hoa kỳ với Trung quốc như cấm các hàng hoá xuất khẩu có công dụng hàng hai (hàng tiêu dùng có thể dùng vào mặt quân sự), dẫn theo Asia Times Online. Trung quốc đã chọn một chính sách được biết như là “Vùng lên một cách hoà bình” chủ đích mở rộng ảnh hưởng toàn cầu xuyên qua ngoại giao, đầu tư và các thoả ước mậu dịch. Đồng thời Trung quốc cũng cho ra chương trình hiện đại hoá quân đội Trung quốc. Một bản tin đưa cho báo chí nói tới việc thay hình đổi dạng của Quân đội Giải phóng Nhân dân, quân chủ lực của Trung quốc  và mục đích quân sự của Bắc kinh rất khả nghi (Quí vị có thề vào Website http://www.youtube.com/watch"v=agoX9KXZ50Y&mode=related&search= để biết rõ quân đội Trung Cộng hiện đang đại hoá tới mức nào). Mục tiêu chiến lược thứ nhất của Bắc kinh để hăm he Đài Loan là cái gốc gây hấn với Hoa kỳ vì Hoa kỳ đã cam kết hỗ trợ Đài Loan theo thoả hiệp năm 1979. Trong bàn tường trình hàng năm mới nhất trình cho Quốc hội, Uỷ ban Cứu xét An ninh và Kinh tế Trung-Mỹ, cho biết việc tăng trưởng quân sự của Trung quốc đang làm khuất đi cái Trung quốc tự vẽ “Vùng lên trong hoà bình”. Một cuộc khảo sát cho biết tờ báo cáo của Ngũ Giác Đài qui kết ngân quỹ quân sự của Trung quốc rêu rao thực ra còn cao hơn 70 tỷ Mỹ kim. Song hiệp hội của khoa học gia Hoa kỳ, nhóm coi chừng, cho biết Bộ Quốc phòng Hoa kỳ đưa ra quá lố về nguy cơ quân sự Trung quốc để có lý do chi cho quân sự của Hoa kỳ.

Hoa kỳ đamg cố kìm hãm cái nhu quyền (soft power) của Trung quốc khi ảnh hưởng của Hoa kỳ tại Á châu đang mất dần. Cái nhu quyền này đang làm Bắc kinh nổi bật hơn Hoa kỳ tại hội nghị thượng đỉnh APEC mới đây tại Hanoi.  Elizabeth Economy, thành hữu thứ nặng kí (senior fellows) của tổ chức CFR (Hội đồng Quan hệ Nước ngoài) trong cuộc phỏng vấn cho biết, cái “di tích ông Bush để lại sẽ chẳng ra gì.” Trong khi đó, ảnh hưởng Trung quốc gia tăng nhờ vào cái Hoa kỳ không biết đường sài như những việc gần đây, mượn ảnh hưởng của Bắc kinh để nói chuyện với Bắc Hàn và việc Bắc kinh làm chủ hội nghị thượng đỉnh Phi châu. Tuy nhiên trong cuốn sách “China’s Trapped Transition” mới ra của Minxin Pei, giám đốc về chương trình Trung quốc của tổ chức Carnegie Endowment chuyên vận động hoà bình, ông này nghi cái cung cách của đảng Cộng sản Trung quốc là duy trì và vận dụng kinh tế cho bùng ra theo đường lối Bắc kinh đang nhắm vào các quốc gia châu Phi, các quốc gia Đông Nam Á, nhất là Việt Nam để khoá cẳng Hoa kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những người chủ trương “Vô thần” trong những thế kỷ trước đây, đặc biệt Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844-1900), Jean-Paul Sartre ( 1905-1980)
Mở báo vào dịp lễ thì đề tài số một là các "gợi ý" hơi kỹ cho các cơ hội mua quà tặng. Thứ nào xem ra cũng vừa túi tiền mà rất hấp dẫn
Những diễn biến trong thời gian gần đây tại Việt Nam, kể từ vụ việc Trung Quốc công bố quyết định sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Tổ quốc ta trải qua Quốc nạn. Hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ thiêng liêng nước ta từ lâu đời đang bị ngang nhiên chiếm đoạt.
Tuyết Mai  được đến thăm Paris trước Giáng Sinh, sau khi đi xem nhiều danh lam thắng cảnh và Paris về đêm, một người bạn VN đưa Tuyết Mai 
Cuối thập niên 1970 dân Mỹ đã phải xếp hàng để mua xăng khi khủng hoảng năng lượng xảy ra
Hệ lụy của chính sách trả thù thâm độc qua những kỳ tích “Học tập cải tạo” và “Cải Tạo Công Thương” - mà đảng Cộng sản Việt Nam
Trong 15 năm giảng dạy Ngọc Học, tôi được cơ hội chứng kiến nhiều vụ nhầm lẫn về Đá Quý, nhứt là Kim Cương, gây tổn thất lớn
Nền văn học hải ngoại đang chứng kiến một nhà thơ Du Tử Lê "khác hẳn. Trái ngược hẳn…..."
Phong trào sinh viên, thanh niên và trí thức Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc là hồi chuông cảnh báo về một nguy cơ bị xâm lăng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.