Hôm nay,  

Lương Y Hà Nội Bây Giờ

15/11/200600:00:00(Xem: 11295)

Lương Y Hà Nội Bây Giờ

Hai tháng trời ra công khai, đương đầu với bạo lực cộng sản, tôi nhận được bao nhiêu tấm lòng bạn bè trên khắp thế giới, một trong những lá thứ đó là của một người Hà Nội, xa quê hương đã tròn 28 năm, thư viết:

"Chào chị Trần Khải Thanh Thuỷ, thư này tôi chỉ muốn tâm sự với chị nỗi nhớ Hà Nội, nỗi nhớ mà thời gian đầu mới sang, tôi chỉ có thể mượn lời của cụ Tiên Điền Nguyễn Du (khi làm sứ bộ của Trung Quốc) để thốt lên:

Xa nước ba tuần lòng tựa chết

Ra đường toàn mắt lạ nhìn lên,

Chỉ vì sống trong lòng chế độ xã hội chủ nghĩa, nơi một cái cột điện - nếu biết đi cũng phải bỏ đi - như lời cụ Nguyễn Tuân nói, mà tôi phải chia tay với gia đình, người thân, cũng là chia tay với nền văn minh cùng chung... hố xí do Đảng tạo lập. Tuy thế, tôi vẫn không nguôi nhớ về Hà Nội và luôn miệng hỏi Hà Nội mình trong thời mở cửa, mở hướng, hội nhập toàn cầu có thay đổi nhiều không" Cụ thể như thế nào""

Tất nhiên cái nền văn minh ấy cơ bản đã bị triệt tiêu từ đầu thập kỷ 90, song điều đáng buồn là cùng với sự đi lên về kinh tế là sự xuống cấp đạo đức trầm trọng của các ngành nghề, đặc biệt là hai ngành y học và giáo dục. Thay vì những từ mỹ miều, đẹp đẽ, người ta dùng cho các bác sĩ và nhân viên y tế trong bệnh viện như một thời cụ Hồ vẫn gọi: Lương y như từ mẫu, thầy thuốc như mẹ hiền thì bây giờ trong cơn xoáy lốc của đồng tiền, giữa thời cơ chế thị trường, nơi các quan tham ăn rỗng ruột dân, và bệnh viện đè ngửa bệnh nhân ra để lấy tiền, người dân đặt cho nó một cái tên chính xác hơn: Lương y kiêm... hà bá, thầy thuốc như... mẹ mìn.

Bệnh viện C Hà Nội - nơi tôi may mắn được sinh ra, một thời với cái tên vô cùng bình dị, thiêng liêng là: Bệnh viện bảo vệ bà mẹ và trẻ em, bây giờ bị gọi chệch thành: Bệnh viện... mặc mẹ bà mẹ và trẻ em vì tính chất phi luân của nó:

Có tiền thì có tình thương,

Không tiền mặc sức kêu suông, hỡi người

50% người bệnh tự đào mồ chôn sống mình ngay tại nhà,giữa tuổi đời 40, 45, chỉ vì không có tiền trang trải viện phí, thuốc men nơi bệnh viện. Thay vì vịn vai đời để sống, người ta thi nhau vịn vai bệnh nhân ốm yếu, cõi còm để ních đầy túi tham, không một chút dằn vặt, đau xót...

Thế là, dưới sự trị vì của một lũ bất tài, sự quản lý lỏng lẻo của các quan ôn, đứng đầu là bộ y tế, hai ngành "nhất y, nhì dược" đã bắt tay nhau để cùng đẩy bệnh nhân xuống đáy bể khổ. Nói một cách chính xác, bên cạnh những tiêu cực phí phải trả cho những ca mổ, những căn bệnh hiểm nghèo để giữ lại mạng sống của mình thì người bệnh lại bị trấn lột trắng trợn lần nữa qua những đơn thuốc "trục lợi" với giá cắt cổ, dã man. Chưa khi nào người bệnh ở Việt Nam lại hoang mang, dao động nặng nề như trong thời điểm này, khi thông tư của bộ y tế về việc phải niêm yết giá thuốc ra đời (lần đầu yêu cầu có hiệu lệnh từ cuối năm 2004), làm giá thuốc tăng vô tội vạ (từ 20-60 %), hệt mỗi lần chính phủ thực hiện chế độ bù giấy vào lương thay vì bù giá vào lương sau cơn khủng hoảng do vụ đổi tiền 1985 gây ra)...

Leo cao nhất là kháng sinh và biệt dược trị các bệnh hiểm nghèo, các loại thuốc bổ như vitamin, B1, C...nhân cơ hội có một không hai cũng trở thành xuất ăn theo một cách ngẫu nhiên. Trong điều kiện ô nhiễm môi trường, phát triển sản xuất, kinh tế bất chấp sự an toàn thực phẩm vệ sinh, phòng bệnh. 90 % dân số Việt Nam mắc một loại bệnh thông thường: Đau bụng, cảm cúm, đau đầu, sốt... 60 % mắc từ hai bệnh trở lên và 30 % còn lại mắc đồng loạt ba loại bệnh cùng lúc,hoặc một số chứng bệnh hiểm nghèo như ung thư gan, phổi, sỏi thận...

Việt Nam quả là nơi lý tưởng cho những lương y kiêm hà bá hành nghề. Nhờ vậy tuy luôn đứng ở vị trí 184 trên tổng số 200 nước trên thế giới (tính từ trên xuống) với thu nhập bình quân đầu người vẻn vẹn một ngày không nổi 1,5 USD (440 GDP/ năm, người Việt Nam vẫn phải mua thuốc với giá cao hơn cả người Châu Âu có thu nhập cao. Thật là "một cổ hai tròng" đối với bệnh nhân, trong khi cái gọi là y đức trôi nổi tận đâu. Lẽ thường người bệnh đi khám phải mua thuốc theo đơn chỉ đạo của bác sĩ.

Theo tiêu chuẩn sử dụng thuốc hợp lý của tổ chức y tế thế giới, trị số tối ưu của một lần kê đơn là từ một đến năm loại thuốc, nhưng ở Việt Nam - xứ sở của quan tham, dịch bệnh, ô nhiễm, lũ lụt thì người bệnh chưa bao giờ bị dùng ít đến thế. Thanh tra bộ y tế cho biết, bình quân một đợt điều trị của bệnh nhân nội trú là 7 loại, ngoại trú là ba loại, trong đó chỉ có 12,2 % bệnh nhân được dùng hai loại thuốc kháng sinh và biệt dược theo đúng quy định, còn 88,8 % là vượt mức cho phép, đến mức... S0S. Không cần đợi lưỡi dao oan nghiệt của thầy thuốc như câu ví dân gian: Sổ Nam Tào, dao thầy thuốc mà trong thời điểm hiện tại này chỉ cần... sổ y bạ, đơn thầy thuốc, bệnh nhân đã tự tra tên vào sổ Nam Tào của Hà Bá, Diêm Vương rồi. Một thành tựu mà chỉ nền y học Việt Nam mới có, do các bác sĩ Việt Nam tạo nên.

Trước kia theo quy định về sử dụng thuốc của ngành, với các đối tượng dùng thuốc kéo dài, quá liều, phải được trưởng khoa, phó giám đốc, hoặc giám đốc bệnh viện trực tiếp chỉ định, theo dõi, giám sát để kịp điều chỉnh xử lý... thì bây giờ, giữa thời buôỉ nhộn nhạo, gần tiền ắt hẳn hôi tanh mùi tiền... hầu hết các lương y kiêm hà bá, càng kê được nhiều loại thuốc, càng bắt bệnh nhân sử dụng thuốc kéo dài và càng giúp nhà thuốc bán với giá cắt cổ, tỷ lệ "hoa hồng" được hưởng càng cao, từ 20-30%, thậm chí với các loại như ung thư tiền liệt tuyến - bệnh mà đa phần nam giới ở độ tuổi trung niên trở lên mắc phải, với giá 3 triệu đồng một mũi tiêm, còn được hưởng tỷ lệ cao tót vời. Nhiều bệnh nhân điều trị một đợt hết cả trăm triệu đồng thì giá hoa hồng mà mẹ mìn và hà bá được hưởng, còn hơn cả một năm lương (khoảng vài ngàn USD).

Cũng theo thanh tra của bộ y tế báo cáo, số thuốc ngoại chiếm thị phần tới 80%, còn thuốc nội, chỉ vẻn vẹn chưa đầy 20%, thậm chí các bệnh viện lớn trong thành phố còn quyết tâm bỏ hàng nội, dùng hàng ngoại vì quan niệm: "đậu phụ là chính mì chính là phụ" (tỷ lệ phần trăm hoa hồng là chính, đồng lương khám, chữa bệnh chỉ là phụ) nên cả nền y học cổ truyền, y học hiện đại cùng lương tâm đạo đức người thầy đều bị "gai hoa hồng" chọc thủng. Khẩu hiệu "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam", và "dùng hàng nội tức là yêu nước" xem ra đã quá lạc hậu so với các bác sĩ nhân viên lãnh đạo bộ y tế. Người chịu đau đớn nhất có lẽ là vị giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất lợi... Năm 1955, để tìm ra loại thuốc đặc hiệu chữa bệnh suy tim, ông đã từng phải "ba cùng" (ăn cùng, ngủ cùng, ở cùng) cả chục năm ròng với những người dân bản nơi núi rừng Việt Bắc hoang sơ để chiết suất từ lá cây trúc anh đào ra loại thuốc Neriolin. Năm 1958, thay vì nhập một loạt các loại thuốc trợ tim đắt tiền của Anh, Nga, Pháp như Daicozit, Strrophatin, Digitoxin...chính phủ ta đã sản xuất hàng triệu viên thuốc này, tiết kiệm cho nhà nước hàng tỷ đồng, vì giá thành chiết xuất từ lá trúc anh đào rất rẻ, hầu như không đáng kể, nào ngờ giữa thập kỷ 80, loại thuốc này bị loại khỏi dây chuyền sản xuất và ngừng hẳn vào đầu thập kỷ 90 để nhập khẩu trở lại.

Trước tình trạng đó, các con bệnh chỉ còn một cách duy nhất là bỏ tiền ra mua với giá đắt gấp 3 lần (của Nga), 10 lần (của Pháp). Báo Pháp Luật đặt câu hỏi: Nguyên nhân bộ y tế loại ra khỏi dây chuyền sản xuất để tự đứng ra nhập khẩu phân phối loại thuốc này liệu có phải vì lý do duy nhất là được nhận hoa hồng từ nhiều phía" Trong khi thương trường là chiến trường thì người quản lý, tự giơ súng bắn vào đồng bào, dân tộc mình. Vì lợi nhuận, vì muốn chiếm đựơc sự sủng ái của các nhà phân phối thuốc ngoại, họ sẵn sàng bóp chết đứa con của mình như Võ Tắc Thiên đã từng bóp chết con đẻ để loại bỏ hoàng hậu.

Ở Việt Nam bây giờ, khôn ngoan là phải cảnh giác cao độ - dù là bệnh viện tư nhân, bệnh viện nhà nước, kẻo lơ tơ mơ là bị... bóp cổ, siết họng, lòi ra hàng chục bệnh khác nhau, gây tâm lý hoang mang lo ngại đã đành, chưa kể bước chân đến nhà thuốc còn phải biết cách mặc cả, nếu dại dột mua theo giá niêm yết là tự chui đầu vào... thòng lọng ngay. Lẽ ra với một chứng bệnh đơn giản như đau đầu, viêm họng, cảm cúm nhẹ nhàng, chỉ vài chục nghìn tiền thuốc nội là khỏi, song có tới 90% các thầy thuốc là... mẹ mìn nên người dân thấp cổ bé họng, thật thà như đếm cứ tưởng mạng sống của mình đang nghìn cân treo sợi tóc, phải cố kiết tìm mua đủ các loại thuốc theo đơn hướng dẫn của bác sĩ với giá cắt cổ mà không hề biết giữa bệnh viện và nhà thuốc có sự móc ngoặc, thông đồng, đi đêm để móc túi, vơ vét số tiền còm cõi dành dụm bao năm qua của cả đại gia đình mình. Kết cục tiền mất, bệnh vẫn mang, vì khỏi nhanh bệnh này lại mắc ngay bệnh khác... Bao nhiêu lượng thuốc quá liều, gan, thận phải giơ ra chống đỡ, từ chỗ hóa nhờn, gây loạn, đến chỗ sinh ra các tác dụng phụ và hậu họa lâu dài, chỉ là một bước chân. Thật là "oan này còn một kêu cầu ai đây""

Nguyên nhân đầu tiên và nguyên nhân duy nhất là đồng lương của các lương y không vượt qua được đoạn cong xích ma - 2/3 dạ dày của họ. Trong khi giá thuốc bị thả nổi, cấp giấy phép nhập khẩu tràn lan... Thị trường thuốc vốn nhiều chủng loại, giá cả khó xác định lại chả có khó khăn gì phía các nhà quản lý nên nhanh chóng trở thành béo bở cho những kẻ nào muốn làm giàu bất chính. Bất kỳ ai, kể cả doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, không hề hoạt động trong lĩnh vực y tế, không hiểu biết tí ti gì về biệt dược cũng được tham gia nhập khẩu thuốc, miễn là có giấy phép. Đơn giản, gọn nhẹ nhất là nhập khẩu từng chuyến một, cứ thấy có lời là trực tiếp đặt hàng với hãng dược phẩm nước ngoài, sau đó phân phối độc quyền với giá cắt cổ, gặp phải loại thuốc trong nước sản xuất (theo quy định không được nhập khẩu nữa) họ lặng lẽ bò qua cửa ải bộ y tế, dùng cơn "mưa phong bì" từ cấp bộ xuống cấp sở, hòn, cục, rồi dưới sự "bày binh bố trận" của từng hãng, thông qua cả mạng lưới trình dược viên đông đảo, thuốc được tiếp thị đến tận tay toàn bộ hệ thống y bác sĩ trong bệnh viện và nhân viên cửa hiệu thuốc trên thị trường Hà Nội, bóp chết luôn cả tỷ tỷ viên thuốc nội như trường hợp đã bóp chết thuốc Neriolin của dược sĩ cấp cao Đỗ Tất Lợi.

Mối lợi kếch xù thu về từ tiền lời bán thuốc, thông qua 72 phép biến hóa của Tôn Hành Giả - từ việc tặng dụng cụ văn phòng, đồng hồ, sổ sách đến tổ chức hội thảo ở các... bãi biển, nhà hàng, thậm chí mời quan chức bệnh viện và lãnh đạo ngành đi nghỉ mát tham quan, kết hợp dự hội thảo giới thiệu thuốc ở nước ngoài...

Tất cả khoản "tích cực phí" được cộng dồn vào thành giá thuốc và dĩ nhiên người bệnh phải trả cả khoản tiền "ngu phí" cũng là chênh lệch phí đó. Phó giám đốc bệnh K (bệnh viện Lao trung ương, mang học hàm phó giáo sư, tiến sĩ) Đoàn Hữu Nghị cho biết: Trung bình một ngày bệnh viện K sử dụng khoảng 100 triệu đồng tiền thuốc (một tháng 3 tỉ đồng, tiền VN). Nguồn thuốc đến từ các nước có nền công nghiệp phát triển như Anh, Pháp, Italia. Cao nhất là ống thuốc Zoladex của Anh, trị ung thư tiền liệt tuyến, giá sấp sỉ 200 USD. Các loại dạng viên trị giá 40 -50 USD trị các bệnh ung thư phổi, gan...không hiếm...

Thử hỏi các bệnh viện khác như bệnh viện Saint paul, Việt Đức, Nhi Thụy Điển, Bạch Mai, Thanh Nhàn, Phụ Sản v.v... Số lượng tiền sử dụng thuốc một ngày là bao nhiêu" Cộng gộp tất cả các bệnh viện trong phạm vi thành phố lại sau mỗi tuần, mỗi tháng là bao nhiêu" và người dân Hà Nội cũng như 63 tỉnh thành cả nước đổ dồn về chữa bệnh phải trả cho khoản tiền chênh lệch này là bao nhiêu, không kể tiền tiêu cực phí cho chính nhân viên y sĩ, lao công bệnh viện, khi chỉ một mũi tiêm cũng phải lót tay 10.000 đồng, một lần thay băng 20.000 v.v bằng đúng một ngày lương của họ.

Trong thời đại khoa học phát triển như vũ bão, ngành y Việt Nam cũng như thế giới có những bước phát triển mới, phương tiện máy móc tối tân chưa từng thấy, nhưng lương tâm bác sĩ lại tồi đến mức không thể tồi hơn. Từ xưa đến nay, nghề y vốn được coi là một nghề cần thiết và vô cùng cao quý trong mọi nghề của trần gian, vì nó giúp người bệnh hồi phục trở lại, hòa nhập hữu ích với cộng đồng. Có sức khỏe là có tất cả, cho nên thế giới đã từng đúc tượng vàng về Hypôcrat, ông tổ của ngành y, để tôn vinh nghề này.

Tiếc thay những người có "mệnh thiên y", vừa thấu đáo về y lý, lại thông suốt về bệnh lý "bàn tay chạm vào đâu là ở đó nở hoa, kết trái, bệnh tật tiêu tan đến đấy... và cả những vị giáo sư bác sĩ, vốn coi y đức làm trọng, luôn tỏa cái vui vào bệnh nhân, giúp họ tin tưởng vào lương tâm, tay nghề... ở ba sáu phố phường Hà Nội bây giờ, ngày càng vắng bóng.

Tôi không phải là cái cột điện, nhưng với góc độ bệnh nhân, trong độ tuổi cút kít về già, từ tân hôn ngả màu... hoàng hôn, xe đời ga cuối đang chờ nên luôn phải chịu cảnh "một cổ hai tròng" cho đám lương y kiêm hà bá, thầy thuốc như mẹ mìn này. Thành thật rất muốn bỏ đi mà không có cách nào, đành chịu...

Và nếu không có những người bạn bè như chị và bà con hải ngoại đùm bọc, cưu mang, nhường cơm xẻ áo thì cũng như 50% bệnh nhân không may mắn của chế độ, phải đào mồ chôn mình giữa tuổi đời 45, 46, sau cả thời gian dài mặc sức kêu suông, hỡi người... vì không tiền.

Đống Đa 10-11-2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.