Hôm nay,  

Chaebols Và Chủ Nghĩa Dân Tộc

6/24/200300:00:00(View: 23876)
Cách đây đúng sáu năm, cuộc khủng hoảng Đông Á bùng nổ, dẫn đến việc một số quốc gia trong khu vực phải cải tổ chiến lược phát triển và nhất là cấu trúc kinh tế của mình.
Trong số này, Hàn Quốc được chú ý với kế họach giải thể dần các tập đoàn kinh doanh gọi theo Hàn ngữ là Chaebols. Tuần qua, dư luận vẫn thấy một số tập đoàn này đang cố tranh thủ để tồn tại, và hôm Thứ Sáu vừa rồi, giới lãnh đạo các chaebols còn yêu cầu được gặp Tổng thống Roh Moo-hyun để thảo luận về những khó khăn kinh tế của xứ này. Bài sau đây là của Đài RFA khi trở lại hồ sơ đó, với sự liên hệ đến tình hình Việt Nam, qua cuộc trao đổi sau đây cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.
Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, tuần qua, tạp chí Far Eastern Economic Review và các cơ quan truyền thông lại nói đến một số khó khăn của các tập đoàn công nghiệp Hàn Quốc gọi là Chaebols, đặc biệt là về tập đoàn dầu khí SK Global đang bị nguy cơ vỡ nợ vì mắc nợ đến gần sáu tỷ đô la và lại bị phanh phui một vụ gian lận sổ sách đến hơn một tỷ hai. Xin ông cho biết chung về bối cảnh của hồ sơ chaebols này tại Đông Á.
-- Từ nguyên ủy, chữ “chaebols” có xuất xứ Hán ngữ, nghĩa là “tài phiệt”, mà không hàm ý tiêu cực như người Việt ta thường hiểu. Nói cho ngắn gọn thì chaebols là biểu hiện kinh tế của chủ nghĩa quốc gia, có thể nói là chủ nghĩa quốc gia cực đoan, thậm chí phát xít. Học từ kinh nghiệm Nhật Bản nhằm tích cực công nghiệp hóa đất nước với sự hỗ trợ nếu không nói là hướng dẫn của chính quyền, Hàn Quốc cũng đã kết hợp các yếu tố chính trị, tài chính, kỹ thuật và tổ chức để lập ra các tổng công ty lớn làm xương sống hay đầu máy cho công cuộc phát triển kinh tế suốt mấy thập niên sau chiến tranh. Kết quả là một số tiến bộ rất ngoạn mục ở trên bề mặt, với rất nhiều vấn đề tiềm ẩn bên dưới. Vụ khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Đông Á đã phơi bày ra những nhược điểm của hệ thống chaebols, vì thực ra, ngoài biến cố liên hệ đến đồng Bath Thái Lan vào ngày hai tháng Bảy năm đó thì từ tháng Giêng, tập đoàn thép Hanbo đã bị nguy cơ vỡ nợ, mở màn cho hàng loạt vấn đề, từ lỗ lã đến tham nhũng hay gian lận sổ sách kế toán.
Hỏi: Và khi được đắc cử cuối năm 1997 đó, Tổng thống Kim Dae Jung đã tuyên bố tiến hành việc cải cách hệ thống chaebols này. Giờ đây, sáu năm sau, vị tổng thống kế nhiệm ông Kim lại vẫn còn gặp những khó khăn với các chaebols, vì sao vậy"
-- Một lý do ngắn gọn là chính quyền tiền nhiệm của ông Kim đã không hoàn tất việc cải tổ cơ cấu như dự tính, và nguyên nhân chính thì mình có thể nói đến một nếp văn hóa hoặc một tập quán kinh doanh quá ăn sâu vào hệ thống lãnh đạo kinh tế xứ này. Việc Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc, gọi tắt là FKI, tuần qua yêu cầu được gặp tổng thống và còn cho rằng mỗi tuần tổng thống phải gặp từng vị chủ tịch thì mới giải quyết được vấn đề cho thấy một chuyện hết sức bất thường. Giới lãnh đạo các chaebols này đang vận động chính quyền có những biện pháp cấp cứu với lý do là kim ngạch đầu tư của 10 tập đoàn lớn nhất đã chiếm từ 70 đến 80% tổng số đầu tư toàn quốc. Nghĩa là một thiểu số các đơn vị kinh doanh vẫn chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân và trở thành một thế lực kinh tế chính trị đáng kể. Thế lực đó cản trở kế hoạch cải tổ kinh tế xứ này.
Hỏi: Xin ông hãy nói về các khó khăn kinh tế trước khi ta đề cập tới khía cạnh văn hóa.
-- Hàn Quốc, hoặc Nam Hàn như ta hiểu, hiện đang bị các vấn đề sau đây. Sản lượng bị suy thoái trong quý một năm nay, an ninh gặp bất ổn vì mối đe dọa của Bắc Hàn, dịch bệnh Sars lại gây hoang mang trong tâm lý, trong bối cảnh đó lại bùng nổ vụ gian lận kế toán của tập đòan SK Global. Đó là những vấn đề nhất thời ở trước mắt. Nằm sâu bên dưới là một loạt vấn đề khác, nghiêm trọng nhất là chính sách kích cầu, kích thích tiêu thụ, của chính quyền trước, khiến người ta cho vay thật dễ dãi, với những tiêu chuẩn tín dụng kém an toàn, từ lãnh vực tiêu thụ qua thẻ tín dụng đến lãnh vực địa ốc qua những tài sản thế chấp giá trị được thổi phồng. Hậu quả là sản lượng thực tế không tăng, dù thống kê kinh tế vẫn nói đến mức tăng trưởng khả quan của GDP. Đến một lúc nào đó thì hiện tượng đích thực là “phồn vinh giả tạo” sẽ chấm dứt và hệ thống sản xuất này sẽ sụp đổ.
Hỏi: Và ông cho rằng nguyên nhân nằm sâu bên dưới vẫn là nền văn hóa tôn sùng giá trị của các tập đoàn chaebols Hàn Quốc"

-- Trước hết, lọai trường hợp như vậy không phải là độc quyền của Đại Hàn, hay của Nhật, là quốc gia đi trước trong chiến lược chủ động phát triển qua các tổng công ty nên đã trải qua 12 năm khủng hoảng mà chưa dứt. Ta có thấy hiện tượng đó tại Liên xô và nhiều xứ khác. Xin tạm dùng một chữ là “sản nhập” thay vì “sản xuất” để nói về hiện tượng này. Một đơn vị sản xuất, như một nhà máy hoặc hãng xưởng, phải tiếp nhận một số nhập liệu ở đầu vào và sản xuất ở đầu ra một số xuất lượng. Giá trị của xuất lượng phải cao hơn nhập lượng thì ta mới có cái gọi là sản xuất, đo lường ở mức lời, ở doanh lợi. Ngược lại thì ta có hiện tượng sản nhập, và đơn vị kinh tế đó là một nhà máy tiêu hủy tài sản, kinh doanh lỗ lã làm kinh tế suy sụp dần. Liên xô đi mạnh nhất trong lối tổ chức sản xuất đó nên đã tan rã. Nhật Bản hay Hàn Quốc thì đã hoặc sẽ còn bị khủng hoảng. Đó là về khái niệm kinh tế. Về thực tế để giải thích sự kiện này, ta phải nói đến nếp văn hóa của các chaebols Hàn Quốc hay tập đoàn Nhật Bản. Họ không coi doanh lợi, hoặc lợi nhuận hoặc sai biệt giữa xuất và nhập lượng là yếu tố then chốt. Họ nghĩ đến việc bành trướng phần thị trường, tức là thị phần, bán rẻ bán lỗ để chiếm thị phần mà thị phần càng lớn thì đi vay càng dễ với giá càng rẻ. Hệ thống tín dụng thiếu an toàn mà lắm rủi ro là vì vậy.
Hỏi: Và vụ khủng hoảng năm 1997-1998 không làm xứ này tỉnh giấc hay sao"
-- Có chứ, cho nên chính quyền của Tổng thống Kim Dae Jung mới tung kế hoạch cải tổ và thuyết phục được giới đầu tư quốc tế, từ năm 1999 họ lại trút tiền vào Hàn Quốc. Nhưng, ở bên dưới, các gia đình kiểm soát những tập đoàn lớn nhất vẫn không thay đổi nếp suy tư, và đáng chú ý hơn nữa là các cổ đông nhỏ vẫn cho họ quyền tiếp tục kiểm soát những quyết định kinh doanh then chốt, vì vậy tôi mới nói đến một nếp văn hóa tai hại. Giới đầu tư quốc tế giờ này mới nhận thức ra sự sai lầm đó, sau khi làm chủ đến một phần ba thị trường chứng khoán Hàn Quốc, tức là cổ đông của một phần ba các tài sản kinh doanh. Mỗi khi tranh chấp với giới lãnh đạo các chaebols thì họ đều bị thua và nếp làm ăn lỗ lã vẫn tiếp tục, trong khi việc dùng nghệ thuật kế toán để củng cố quyền kiểm soát trong tay các đại gia vẫn bành trướng. Chẳng hạn, một số tài phiệt có tiền đầu tư trong các công ty tài chánh hay bảo hiểm đã dùng ngay tài sản của các công ty đó để thụ đắc quyền kiểm soát các tập đoàn công nghiệp, theo lối ta gọi ở nhà là “mượn đầu heo nấu cháo”.
Hỏi: Hàn Quốc đang có tham vọng trở thành một trung tâm tài chính quốc tế có khả năng cạnh tranh với Hong Kong. Như vậy, thưa ông, lề lối làm ăn của các chaebols đó làm sao thuyết phục được giới đầu tư quốc tế"
-- Quốc gia hay cộng đồng nào cũng có quyền có những ước mơ của mình, nhưng thực tế thì nhiều khi rất khắc nghiệt với những ước mơ đó. Khi Trung Quốc cải cách và trở thành một trung tâm chế biến công nghiệp thì Nam Hàn mất dần ưu thế của mình và phải nghĩ đến việc leo lên một bậc thang cao hơn, chế biến loại hàng có giá trị đóng góp cao hơn Trung Quốc. Trên cùng thì người ta có tài chính, ngân hàng và dịch vụ. Vì vậy, xứ này mới nghĩ đến chiến lược đó. Nhưng tập quán văn hóa của các chaebols sẽ kéo họ xuống!
Hỏi: Dân chúng Hàn Quốc nghĩ sao về vấn đề này"
-- Dù không dám tổng quát hóa hiện tượng, tôi thiển nghĩ là họ vẫn là nạn nhân của một chủ nghĩa quốc gia tôi xin gọi là “rẻ tiền”. Mỗi khi có vấn đề gì thì người ta thường khai thác tinh thần bài ngoại, dựng thành một trận đấu tranh giữa Hàn tộc và Ngoại nhân. Trong vụ tranh chấp Nam-Bắc Hàn, nhiều người dân Nam Hàn lại oán ghét Hoa Kỳ chẳng hạn. Trong lãnh vực kinh doanh, họ cho là chủ nợ hay chủ đầu tư ngoại quốc không được bình đẳng với người bản xứ. Tại các cơ sở sản xuất Nam Hàn ở nước ngoài, nhiều khi họ coi thường và uy hiếp công nhân ngoại quốc mà trung ương ở nhà không có phản ứng. Từ nguyên ủy, việc hình thành các chaebols là một biểu hiện của chủ nghĩa quốc gia, trong tinh thần thắt lưng buộc bụng để hiện đại hóa đất nước. Giờ đây thì hệ thống chaebols đó đang phá sản, lề lối kinh doanh đó đã thất bại, nhưng động lực tâm lý ban đầu vẫn còn...
Hỏi: Trở lại tình hình Việt Nam, ông thấy có những hiện tượng tương tự không"
-- Hiển nhiên là có chứ. Chính quyền Việt Nam tự hào với sự nghiệp độc lập và làm xứ sở phá sản sau khi kết thúc chiến tranh. Trong lúc tuyệt vọng, họ học được tấm gương Hàn Quốc 10 năm trước khi gương này bị vỡ. Cho nên cũng lập ra tổng công ty quốc doanh, cũng có kế hoạch xây dựng các tổng công ty này thành khu vực xương sống để chủ động tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa xứ sở. Thậm chí bốn ngân hàng thương mại của nhà nước, hiện đang chìm sâu dưới những núi nợ chết mà cũng nghĩ đến việc trở thành các đại tổ hợp tài chính kiểm sóat rất nhiều công ty vệ tinh ở dưới. Như các chaebols Hàn Quốc, các doanh nghiệp nhà nước này viện dẫn chủ nghĩa dân tộc hay tinh thần yêu nước để bước vào tiến trình “sản nhập”, làm hao tốn công quỹ và tài sản của dân chúng và trở thành thế lực cản trở việc cải cách cho bình đẳng và lành mạnh hơn. Tinh thần yêu nước là món hàng rất dễ khai thác cho một thiểu số và nạn nhân sau cùng vẫn là quảng đại quần chúng. Nêu vấn đề có khi là bị mang tội không yêu nước thì ai chẳng sợ!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 6 tháng 1 năm 2021 một cuộc nổi dậy đã xảy ra tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn khi hàng trăm người bạo loạn tràn vào Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ khiến cho 5 người chết. Trong khi nhiều người tại Thủ Đô Washington, bề ngoài đi biểu tình chống lại điều mà họ thấy sai lầm rằng cuộc bầu cử bị đánh cắp, sự có mặt của họ -- và các hành động của họ -- phản ảnh một loạt mục tiêu lớn hơn mà các dân quân người Mỹ đang hy vọng đạt được để có thêm hành động cực đoan hơn. Nhiều bài viết bởi các học giả chuyên về phong trào cực đoan bạo động, thượng đẳng da trắng và dân quân giải thích con đường đi xuống mà những người bạo loạn và nổi dậy này tìm cách chiếm lấy nước Mỹ. Báo The Conversation U.S. đã biên soạn các trích đoạn của 5 trong số những bài viết đó, tìm cách giải thích sự rạn nứt đã lan rộng trong xã hội Mỹ. “Những người theo QAnon, Proud Boys và các nhóm cực hữu và cực hữu và dân tộc da trắng kết nối lỏng lẻo khác tập họp tại Washington tưởng rằng họ đang sống trong ý tưởng rất ư kỳ quặc
Với bối cảnh này, Tổng thống Biden thừa nhận ông sẽ phải đối phó với một nước Mỹ phân hóa trầm trọng hơn bao giờ hết, cộng thêm với nạn dịch Thế kỷ và một nền Kinh tế suy thoái với 6.7% người Mỹ thất nghiệp. Con số này tương đương với khoảng 40 triệu người cần được trợ giúp khẩn cấp. Tổng thống Biden nói với nhân dân Mỹ rằng ông biết rất rõ phải làm gì trong cương vị Tổng thống để hàn gắn vết thương chia rẽ do các khuynh hướng bạo lực và cường quyền gây ra, nhanh chóng ngăn chặn dịch Covid 19 và phục hồi kinh tế.
Một nền dân chủ lâu đời, bén rễ hơn ba trăm năm qua của một cường quốc hàng đầu thế giới bỗng dưng trở thành nền “cộng hòa chuối” (banana republic)[1] qua cuộc bầu cử tổng thống 2020, với tố cáo gian lận, kiện tụng rồi trở thành bạo loạn sau đó, tưởng như chỉ có thể xảy ra ở một nước độc tài kém phát triển nào đó ở Nam Mỹ hay mãi tận châu Phi xa xôi. Tại sao lại có thể xảy ra những chuyện kỳ lạ như thế với một nền dân chủ được xem như mẫu mực để thế giới noi theo?
Khi Facebook và Twitter quyết định đóng cửa vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Trump, sau nhiều lần cảnh cáo, dư luận bùng lên tranh luận về quyền tự do phát biểu và Tu chính án Số 1 trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Từ ngày lên làm lãnh đạo, ông Trump đã dùng tài khoản twitter để nói chuyện thẳng với những ai có kết nối với tài khoản của ông. Twitter của tổng thống có 80 triệu người theo dõi và ông đã dùng nó như là phương tiện phát ngôn chính, vào bất cứ khi nào ông thấy cần, kể cả lúc đêm khuya hay khi trời còn tờ mờ sáng. Ông viết vài hàng về những gì ông suy nghĩ mà chẳng cần tham khảo ý kiến với cố vấn hay những người làm chính sách trong nội các. Ông bốp chát, khinh miệt những người không đồng ý hay chê bai ông. Nhiều lần Twitter và Facebook đã dán lời cảnh báo trước những phát tán của ông, khi cho rằng tổng thống không nói đúng sự thật. Cho tới khi biến cố 6/1 xảy ra, là sự việc nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump tràn vào trụ sở Quốc Hội làm loạn,
Chiến tranh ở Việt Nam sôi động nhất là vào thập niên 70. Nam ký giả nhà binh thì nhiều, nhưng nữ ký giả chỉ có Phan Trần Mai, thuộc binh chủng Nhảy Dù, sau khi giải ngũ về làm cho nhật báo Trắng Đen. Chúng tôi gặp nhau vào mùa hè đỏ lửa, lúc ở địa đầu giới tuyến, tỉnh Quảng Trị.
Hôm nay công sở và trường học cùng một số hãng xưởng đã được nghỉ lễ ngày Martin Luther King Jr. Day để đón mừng sinh nhật và tưởng niệm ông. MLK sinh ngày 15 tháng Một năm 1929 nhưng ngày MLK Day được chọn là ngày thứ Hai thứ ba trong tháng Một hàng năm, tức hôm nay. Ngoại trừ sinh nhật tổng thống George Washington và Abraham Lincoln được kết hợp và đón chào như một ngày lễ liên bang qua Ngày Tổng Thống - President Day, ông là công dân Hoa Kỳ duy nhất có ngày sinh đã được Quốc Hội chuẩn thuận và tổng thống Ronald Reagan thông qua vào năm 1983, trở thành ngày lễ liên bang chính thức, nhằm tưởng niệm và vinh danh một nhân vật lịch sử vĩ đại của nước Mỹ. Người mà cái tên hầu như hiện diện khắp nước Mỹ qua những bảng tên đường, các trung tâm, tổ chức, phong trào xã hội dân sự.
Bạn tôi, tất cả, phần lớn đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù, mà còn chia chung rất nhiều … cố tật! Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.
Đọc các bản tin về ngày lễ nhậm chức của Tổng Thống tân cử Joe Biden cùng Phó TT Kamala Harris với chủ đề Nước Mỹ Đoàn Kết (America United), bên cạnh những thông tin áp đảo về vấn đề an ninh, có thể nhiều người còn thấy con số 191,500 lá cờ đủ kích cỡ tượng trưng cho người dân không thể đến tham dự cùng 56 bệ đèn được cắm và dựng quanh khu vực tổ chức.
Kết quả bầu cử tại Georgia cho thấy quyền lực chính trị ở Mỹ thay đổi chỉ vỏn vẹn 10 ngàn lá phiếu nhất là đến từ dân thiểu số. Cho nên đảng Dân Chủ dưới thời Biden sẽ gấp rút đẩy mạnh các chính sách nhập cư và an sinh xã hội nhằm biến đỏ thành xanh ở các tiểu bang như Arizona, Georgia hay ngay cả Florida và Texas vốn là những thành trì của đảng Cộng Hòa cho đến nay.
Bao lâu nữa thì hệ thống môi sinh nơi quê hương tôi sẽ bị hủy hoại, đến độ không sinh vật nào có thể sống được ở nơi này? Khi cái vòng sống liên tục vô thủy vô chung đó có một mắt xích bị hỏng, khi môi trường sinh thái ở một nơi nào đó bị mất quân bằng, có bao nhiêu sinh vật sẽ bị ảnh hưởng – và bị ảnh hưởng tận cùng rốt ráo ra sao?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.