Hôm nay,  

Chaebols Và Chủ Nghĩa Dân Tộc

6/24/200300:00:00(View: 23853)
Cách đây đúng sáu năm, cuộc khủng hoảng Đông Á bùng nổ, dẫn đến việc một số quốc gia trong khu vực phải cải tổ chiến lược phát triển và nhất là cấu trúc kinh tế của mình.
Trong số này, Hàn Quốc được chú ý với kế họach giải thể dần các tập đoàn kinh doanh gọi theo Hàn ngữ là Chaebols. Tuần qua, dư luận vẫn thấy một số tập đoàn này đang cố tranh thủ để tồn tại, và hôm Thứ Sáu vừa rồi, giới lãnh đạo các chaebols còn yêu cầu được gặp Tổng thống Roh Moo-hyun để thảo luận về những khó khăn kinh tế của xứ này. Bài sau đây là của Đài RFA khi trở lại hồ sơ đó, với sự liên hệ đến tình hình Việt Nam, qua cuộc trao đổi sau đây cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.
Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, tuần qua, tạp chí Far Eastern Economic Review và các cơ quan truyền thông lại nói đến một số khó khăn của các tập đoàn công nghiệp Hàn Quốc gọi là Chaebols, đặc biệt là về tập đoàn dầu khí SK Global đang bị nguy cơ vỡ nợ vì mắc nợ đến gần sáu tỷ đô la và lại bị phanh phui một vụ gian lận sổ sách đến hơn một tỷ hai. Xin ông cho biết chung về bối cảnh của hồ sơ chaebols này tại Đông Á.
-- Từ nguyên ủy, chữ “chaebols” có xuất xứ Hán ngữ, nghĩa là “tài phiệt”, mà không hàm ý tiêu cực như người Việt ta thường hiểu. Nói cho ngắn gọn thì chaebols là biểu hiện kinh tế của chủ nghĩa quốc gia, có thể nói là chủ nghĩa quốc gia cực đoan, thậm chí phát xít. Học từ kinh nghiệm Nhật Bản nhằm tích cực công nghiệp hóa đất nước với sự hỗ trợ nếu không nói là hướng dẫn của chính quyền, Hàn Quốc cũng đã kết hợp các yếu tố chính trị, tài chính, kỹ thuật và tổ chức để lập ra các tổng công ty lớn làm xương sống hay đầu máy cho công cuộc phát triển kinh tế suốt mấy thập niên sau chiến tranh. Kết quả là một số tiến bộ rất ngoạn mục ở trên bề mặt, với rất nhiều vấn đề tiềm ẩn bên dưới. Vụ khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Đông Á đã phơi bày ra những nhược điểm của hệ thống chaebols, vì thực ra, ngoài biến cố liên hệ đến đồng Bath Thái Lan vào ngày hai tháng Bảy năm đó thì từ tháng Giêng, tập đoàn thép Hanbo đã bị nguy cơ vỡ nợ, mở màn cho hàng loạt vấn đề, từ lỗ lã đến tham nhũng hay gian lận sổ sách kế toán.
Hỏi: Và khi được đắc cử cuối năm 1997 đó, Tổng thống Kim Dae Jung đã tuyên bố tiến hành việc cải cách hệ thống chaebols này. Giờ đây, sáu năm sau, vị tổng thống kế nhiệm ông Kim lại vẫn còn gặp những khó khăn với các chaebols, vì sao vậy"
-- Một lý do ngắn gọn là chính quyền tiền nhiệm của ông Kim đã không hoàn tất việc cải tổ cơ cấu như dự tính, và nguyên nhân chính thì mình có thể nói đến một nếp văn hóa hoặc một tập quán kinh doanh quá ăn sâu vào hệ thống lãnh đạo kinh tế xứ này. Việc Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc, gọi tắt là FKI, tuần qua yêu cầu được gặp tổng thống và còn cho rằng mỗi tuần tổng thống phải gặp từng vị chủ tịch thì mới giải quyết được vấn đề cho thấy một chuyện hết sức bất thường. Giới lãnh đạo các chaebols này đang vận động chính quyền có những biện pháp cấp cứu với lý do là kim ngạch đầu tư của 10 tập đoàn lớn nhất đã chiếm từ 70 đến 80% tổng số đầu tư toàn quốc. Nghĩa là một thiểu số các đơn vị kinh doanh vẫn chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân và trở thành một thế lực kinh tế chính trị đáng kể. Thế lực đó cản trở kế hoạch cải tổ kinh tế xứ này.
Hỏi: Xin ông hãy nói về các khó khăn kinh tế trước khi ta đề cập tới khía cạnh văn hóa.
-- Hàn Quốc, hoặc Nam Hàn như ta hiểu, hiện đang bị các vấn đề sau đây. Sản lượng bị suy thoái trong quý một năm nay, an ninh gặp bất ổn vì mối đe dọa của Bắc Hàn, dịch bệnh Sars lại gây hoang mang trong tâm lý, trong bối cảnh đó lại bùng nổ vụ gian lận kế toán của tập đòan SK Global. Đó là những vấn đề nhất thời ở trước mắt. Nằm sâu bên dưới là một loạt vấn đề khác, nghiêm trọng nhất là chính sách kích cầu, kích thích tiêu thụ, của chính quyền trước, khiến người ta cho vay thật dễ dãi, với những tiêu chuẩn tín dụng kém an toàn, từ lãnh vực tiêu thụ qua thẻ tín dụng đến lãnh vực địa ốc qua những tài sản thế chấp giá trị được thổi phồng. Hậu quả là sản lượng thực tế không tăng, dù thống kê kinh tế vẫn nói đến mức tăng trưởng khả quan của GDP. Đến một lúc nào đó thì hiện tượng đích thực là “phồn vinh giả tạo” sẽ chấm dứt và hệ thống sản xuất này sẽ sụp đổ.
Hỏi: Và ông cho rằng nguyên nhân nằm sâu bên dưới vẫn là nền văn hóa tôn sùng giá trị của các tập đoàn chaebols Hàn Quốc"

-- Trước hết, lọai trường hợp như vậy không phải là độc quyền của Đại Hàn, hay của Nhật, là quốc gia đi trước trong chiến lược chủ động phát triển qua các tổng công ty nên đã trải qua 12 năm khủng hoảng mà chưa dứt. Ta có thấy hiện tượng đó tại Liên xô và nhiều xứ khác. Xin tạm dùng một chữ là “sản nhập” thay vì “sản xuất” để nói về hiện tượng này. Một đơn vị sản xuất, như một nhà máy hoặc hãng xưởng, phải tiếp nhận một số nhập liệu ở đầu vào và sản xuất ở đầu ra một số xuất lượng. Giá trị của xuất lượng phải cao hơn nhập lượng thì ta mới có cái gọi là sản xuất, đo lường ở mức lời, ở doanh lợi. Ngược lại thì ta có hiện tượng sản nhập, và đơn vị kinh tế đó là một nhà máy tiêu hủy tài sản, kinh doanh lỗ lã làm kinh tế suy sụp dần. Liên xô đi mạnh nhất trong lối tổ chức sản xuất đó nên đã tan rã. Nhật Bản hay Hàn Quốc thì đã hoặc sẽ còn bị khủng hoảng. Đó là về khái niệm kinh tế. Về thực tế để giải thích sự kiện này, ta phải nói đến nếp văn hóa của các chaebols Hàn Quốc hay tập đoàn Nhật Bản. Họ không coi doanh lợi, hoặc lợi nhuận hoặc sai biệt giữa xuất và nhập lượng là yếu tố then chốt. Họ nghĩ đến việc bành trướng phần thị trường, tức là thị phần, bán rẻ bán lỗ để chiếm thị phần mà thị phần càng lớn thì đi vay càng dễ với giá càng rẻ. Hệ thống tín dụng thiếu an toàn mà lắm rủi ro là vì vậy.
Hỏi: Và vụ khủng hoảng năm 1997-1998 không làm xứ này tỉnh giấc hay sao"
-- Có chứ, cho nên chính quyền của Tổng thống Kim Dae Jung mới tung kế hoạch cải tổ và thuyết phục được giới đầu tư quốc tế, từ năm 1999 họ lại trút tiền vào Hàn Quốc. Nhưng, ở bên dưới, các gia đình kiểm soát những tập đoàn lớn nhất vẫn không thay đổi nếp suy tư, và đáng chú ý hơn nữa là các cổ đông nhỏ vẫn cho họ quyền tiếp tục kiểm soát những quyết định kinh doanh then chốt, vì vậy tôi mới nói đến một nếp văn hóa tai hại. Giới đầu tư quốc tế giờ này mới nhận thức ra sự sai lầm đó, sau khi làm chủ đến một phần ba thị trường chứng khoán Hàn Quốc, tức là cổ đông của một phần ba các tài sản kinh doanh. Mỗi khi tranh chấp với giới lãnh đạo các chaebols thì họ đều bị thua và nếp làm ăn lỗ lã vẫn tiếp tục, trong khi việc dùng nghệ thuật kế toán để củng cố quyền kiểm soát trong tay các đại gia vẫn bành trướng. Chẳng hạn, một số tài phiệt có tiền đầu tư trong các công ty tài chánh hay bảo hiểm đã dùng ngay tài sản của các công ty đó để thụ đắc quyền kiểm soát các tập đoàn công nghiệp, theo lối ta gọi ở nhà là “mượn đầu heo nấu cháo”.
Hỏi: Hàn Quốc đang có tham vọng trở thành một trung tâm tài chính quốc tế có khả năng cạnh tranh với Hong Kong. Như vậy, thưa ông, lề lối làm ăn của các chaebols đó làm sao thuyết phục được giới đầu tư quốc tế"
-- Quốc gia hay cộng đồng nào cũng có quyền có những ước mơ của mình, nhưng thực tế thì nhiều khi rất khắc nghiệt với những ước mơ đó. Khi Trung Quốc cải cách và trở thành một trung tâm chế biến công nghiệp thì Nam Hàn mất dần ưu thế của mình và phải nghĩ đến việc leo lên một bậc thang cao hơn, chế biến loại hàng có giá trị đóng góp cao hơn Trung Quốc. Trên cùng thì người ta có tài chính, ngân hàng và dịch vụ. Vì vậy, xứ này mới nghĩ đến chiến lược đó. Nhưng tập quán văn hóa của các chaebols sẽ kéo họ xuống!
Hỏi: Dân chúng Hàn Quốc nghĩ sao về vấn đề này"
-- Dù không dám tổng quát hóa hiện tượng, tôi thiển nghĩ là họ vẫn là nạn nhân của một chủ nghĩa quốc gia tôi xin gọi là “rẻ tiền”. Mỗi khi có vấn đề gì thì người ta thường khai thác tinh thần bài ngoại, dựng thành một trận đấu tranh giữa Hàn tộc và Ngoại nhân. Trong vụ tranh chấp Nam-Bắc Hàn, nhiều người dân Nam Hàn lại oán ghét Hoa Kỳ chẳng hạn. Trong lãnh vực kinh doanh, họ cho là chủ nợ hay chủ đầu tư ngoại quốc không được bình đẳng với người bản xứ. Tại các cơ sở sản xuất Nam Hàn ở nước ngoài, nhiều khi họ coi thường và uy hiếp công nhân ngoại quốc mà trung ương ở nhà không có phản ứng. Từ nguyên ủy, việc hình thành các chaebols là một biểu hiện của chủ nghĩa quốc gia, trong tinh thần thắt lưng buộc bụng để hiện đại hóa đất nước. Giờ đây thì hệ thống chaebols đó đang phá sản, lề lối kinh doanh đó đã thất bại, nhưng động lực tâm lý ban đầu vẫn còn...
Hỏi: Trở lại tình hình Việt Nam, ông thấy có những hiện tượng tương tự không"
-- Hiển nhiên là có chứ. Chính quyền Việt Nam tự hào với sự nghiệp độc lập và làm xứ sở phá sản sau khi kết thúc chiến tranh. Trong lúc tuyệt vọng, họ học được tấm gương Hàn Quốc 10 năm trước khi gương này bị vỡ. Cho nên cũng lập ra tổng công ty quốc doanh, cũng có kế hoạch xây dựng các tổng công ty này thành khu vực xương sống để chủ động tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa xứ sở. Thậm chí bốn ngân hàng thương mại của nhà nước, hiện đang chìm sâu dưới những núi nợ chết mà cũng nghĩ đến việc trở thành các đại tổ hợp tài chính kiểm sóat rất nhiều công ty vệ tinh ở dưới. Như các chaebols Hàn Quốc, các doanh nghiệp nhà nước này viện dẫn chủ nghĩa dân tộc hay tinh thần yêu nước để bước vào tiến trình “sản nhập”, làm hao tốn công quỹ và tài sản của dân chúng và trở thành thế lực cản trở việc cải cách cho bình đẳng và lành mạnh hơn. Tinh thần yêu nước là món hàng rất dễ khai thác cho một thiểu số và nạn nhân sau cùng vẫn là quảng đại quần chúng. Nêu vấn đề có khi là bị mang tội không yêu nước thì ai chẳng sợ!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trước công luận, Eisenhower lập luận là cuộc chiến không còn nằm trong khuôn khổ chống thực dân mà mang một hình thức chiến tranh ủy nhiệm để chống phong trào Cộng Sản đang đe doạ khắp thế giới. Dân chúng cần nhận chân ra vấn đề bản chất của Việt Minh là Cộng Sản và chỉ nhân danh đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam; quan trọng nhất là phải xem ông Hồ chí Minh là một cánh tay nối dài của Liên Xô. Đó là lý do cộng đồng quốc tế cần phải tiếp tục hỗ trợ cho Pháp chiến đấu.
Dù vẫn còn tại thế e Trúc Phương cũng không có cơ hội để dự buổi toạ đàm (“Sự Trở Lại Của Văn Học Đô Thị Miền Nam”) vào ngày 19 tháng 4 vừa qua. Ban Tổ Chức làm sao gửi thiệp mời đến một kẻ vô gia cư, sống ở đầu đường xó chợ được chớ? Mà lỡ có được ai quen biết nhắn tin về các buổi hội thảo (tọa đàm về văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975) chăng nữa, chưa chắc ông Nguyễn Thế Kỷ – Chủ Tịch Hội Đồng Lý Luận, Phê Bình Văn Học, Nghệ Thuật – đã đồng ý cho phép Trúc Phương đến tham dự với đôi dép nhựa dưới chân. Tâm địa thì ác độc, lòng dạ thì hẹp hòi (chắc chỉ nhỏ như sợi chỉ hoặc cỡ cây tăm là hết cỡ) mà tính chuyện hoà hợp hay hoà giải thì hoà được với ai, và huề sao được chớ!
Lời người dịch: Trong bài này, Joseph S. Nye không đưa ra một kịch bản tồi tệ nhất khi Hoa Kỳ và Trung Quốc không còn kiềm chế lý trí trong việc giải quyết các tranh chấp hiện nay: chiến tranh nguyên tử có thể xảy ra cho nhân loại. Với 8000 đầu đạn hạt nhân của Nga, khoảng 270 của Trung Quốc, với 7000 của Mỹ, việc xung đột hai nước, nếu không có giải pháp, sẽ là nghiêm trọng hơn thời Chiến tranh Lạnh.
Kính thưa mẹ, Cứ mỗi tháng 5 về, nước Mỹ dành ngày Chủ Nhật của tuần đầu tiên làm Ngày của Mẹ (Mother's Day), ngày để tôn vinh tất cả những người Mẹ, những người đã mang nặng đẻ đau, suốt đời thầm lặng chịu thương, chịu khó và chịu khổ để nuôi những đứa con lớn khôn thành người.
Khoảng 4.500 người đã được phỏng vấn, trong đó có khoảng 700 người gốc Á. 49% những người được hỏi có nguồn gốc châu Á đã từng trải qua sự phân biệt chủng tộc trong đại dịch. Trong 62 phần trăm các trường hợp, đó là các cuộc tấn công bằng lời nói. Tuy nhiên, 11% cũng bị bạo hành thể xác (koerperliche Gewalt) như khạc nhổ, xô đẩy hoặc xịt (phun) thuốc khử trùng.
Nguyệt Quỳnh: Anh còn điều gì khác muốn chia sẻ thêm? Trịnh Bá Phương: Trong cuộc đấu tranh giữ đất, nhóm chúng tôi đã tham gia các phong trào khác như bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường, tham gia biểu tình đòi tự do cho các nhà yêu nước, tham gia các phiên toà xét xử người yêu nước bị nhà nước cộng sản bắt giam tuỳ tiện. Và hướng về biển đông, chống sự bành trướng của Bắc Kinh khi đã cướp Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam! Và mới đây là phản đối bè lũ bán nước đã đưa ra dự luật đặc khu và dự luật an ninh mạng.
Có một câu thần chú mới mà các nhân viên FBI đã khuyên tất cả chúng ta phải học thuộc và nên áp dụng trong thời đại này. Thời đại của cao trào xả súng đang diễn ra khắp nơi ở Hoa Kỳ. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một bài viết hữu ích của nữ ký giả Alaa Elassar của đài CNN đang được đăng tải trên liên mạng. Cô đã nêu ra những lời khuyên rất cần thiết cho chúng ta, căn bản dựa trên những video clips huấn luyện và đào tạo nhân viên của FBI.
Since I arrived in the United States in “Black April” of 1975 (the Fall of Saigon) and had been resettled in Oklahoma City to date, I have had two opportunities to go back to schools. The first one I studied at Oklahoma City University (OCU) for 5 years and received my degree in 1981. Having to work during day time, I could only go to school in the evening.
Như vậy, từ hiện tượng đảng viên “quay lưng” lại với đảng đến chuyện dân bỏ mặc mọi việc cho nhà nước lo cho tới chuyện thanh niên, rường cột của Tổ quốc, cũng “khô đoàn” và “nhạt đảng” thì điều được gọi là “nền tảng Tư tưởng đảng” có còn gốc rễ gì không, hay trốc hết rồi?
Niềm vui trong Ngày Hội Ngộ, với đặc san được quý nương “khen” còn mấy ông già chồng chỉ gật gù “mầy giữ gìn sức khỏe để tiếp tục”. Tháng 5 năm 2020 và tháng 5 năm nay vì cái dịch Covod-19, không có cơ hội gặp nhau. Dù “ghét cay ghét đắng” mấy ông già chồng hành hạ “con dâu” nầy nhưng không được dịp hội ngộ với nhau, nhớ nhiều.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.