Hôm nay,  

Giải Phóng Lúa Gạo

12/6/200600:00:00(View: 8687)

Giải Phóng Lúa Gạo

...mình trả đũa bằng biện pháp bảo vệ thì chả khác chi là tự phá hoại cầu đường của mình để trả thù....

Gạo là lương thực chính yếu cho phân nửa nhân loại, nhưng các nước sản xuất được bao nhiêu thì tiêu thụ gần hết tại chỗ nên chỉ còn một tỷ lệ nhỏ được buôn bán ra thị trường quốc tế. Trên thị trường này, 75% số gạo xuất khẩu nằm trong tay vỏn vẹn có bốn nước là Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Hoa Kỳ. Trong khi ấy, gạo cũng là nông sản được bảo vệ mạnh nhất và trợ cấp nhiều nhất trên thị trường quốc tế nên gây thiệt hại lớn cho các nước nghèo. Tiếp tục kỳ trước, Diễn đàn Kinh tế Đài RFA sẽ tìm hiểu về việc giải trừ nghịch lý này trong cuộc trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa hầu quý thính giả.

Hỏi: Tại phiên họp vừa qua của Quốc hội Việt Nam, một vị đại biểu đã đề nghị đồng loạt nâng mức trợ cấp nông nghiệp từ 10 đến 15% nhưng lập tức một vị đại biểu khác lại phát biểu ý kiến trái ngược, rằng không nên tiếp tục duy trì chế độ bao cấp như vậy vì không có lợi.

Thưa ông, đang theo dõi tình hình lúa gạo và hậu quả tai hại do chế độ trợ giá lúa gạo của các nước giàu gây ra cho các nước nghèo, ông nghĩ sao về hai quan điểm trái ngược nói trên"

- Tôi thông cảm với phản ứng tự vệ trong ý hướng bảo vệ nông nghiệp Việt Nam của vị đại biểu muốn tăng mức trợ cấp cho nông gia Việt Nam nhưng lại đồng ý với quan điểm của vị đại biểu kia và mừng là có người đã nêu ra điều ấy cho công luận và chính quyền suy ngẫm.

Tôi xin đi từ nguyên tắc là chế độ tự do mậu dịch cũng đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một nước y như hệ thống hạ tầng vật chất là cầu cống đường xá. Bây giờ, khi thấy một quốc gia giới hạn tự do mậu dịch của họ mà mình trả đũa bằng biện pháp bảo vệ thì chả khác chi là tự phá hoại cầu đường của mình để trả thù. Điều ấy gây bất lợi cho lâu dài vì cái được vốn dễ thấy, nhưng cái mất thì chẳng ai nhìn ra.

Hỏi: Khi ông nói về nguyên tắc thì cũng hàm ý là có nhiều biện pháp khác về thực tế"

- Trong thực tế thì không phải có xứ nào thi hành chế độ bảo vệ và trợ cấp lúa gạo - như trường hợp Hoa Kỳ mà ta đã tìm hiểu kỳ trước - thì mình sẽ cũng nên làm như họ. Điều ấy chỉ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của mình và đánh mất một tín hiệu cần thiết về cung cầu là giá cả, hầu từ đó tính toán chính xác và nhậm lẹ hơn về việc sản xuất và phân phối.

Tuy nhiên, chính quyền và các cơ quan ngoài chính quyền, giới khoa học và giáo dục cần yểm trợ nông dân của mình về khoa học, kỹ thuật canh tác, về thông tin thị trường hầu nông gia biết cải thiện sản xuất và có phản ứng thích hợp với những xoay chuyển về giá cả hay sở thích trên thị trường quốc tế. Trợ giá nông phẩm vì vậy không có ích bằng, thí dụ như, giúp nông gia thấy trước và đối phó được hữu hiệu với nạn sâu rầy hay dịch bệnh đang hoành hành trên vựa lúa của miền Nam. Vì vậy, chúng ta nên quan niệm lại cách yểm trợ cho thực tế hơn.

Hỏi: Một cách cụ thể thì ông cho là Việt Nam nên ứng phó như thế nào"

- Tôi thiển nghĩ là nên định chế hoá việc yểm trợ nông nghiệp qua xây dựng hạ tầng tiêu tưới và vận chuyển, xay xấy, tồn trữ, qua việc nghiên cứu về hạt giống, các thứ dịch bệnh và qua các chương trình khuyến nông nhằm nâng cao năng suất và chủng loại mà vẫn bảo vệ được môi sinh. Còn trợ cấp bằng can thiệp tài chính vào giá cả chỉ là liều thuốc đổ bệnh. Đồng thời, Việt Nam nên dùng những cơ chế sẵn có như Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO hay tổ chức Lương nông FAO của Liên hiệp quốc để nêu vấn đề và vận động việc giải phóng lúa gạo.

Hỏi: Trở lại đề tài giải phóng luá gạo cho các nước nghèo, xin ông trình bày khái quát về bối cảnh vấn đề. Trước hết là về sản xuất, sau đó là về xuất khẩu.

- Gạo là nguồn lương thực chính yếu của phân nửa nhân loại. Xưa nay, đa số các nước trồng chỉ đủ ăn và thực sự mới dư dôi để xuất khẩu từ đầu thập niên 90, từ mười mấy năm nay mà thôi. Việt Nam chỉ bắt đầu xuất khẩu sau khi bãi bỏ chế độ hợp tác nông nghiệp và giải phóng sức sản xuất của người dân. Mà Việt Nam cũng là quốc gia có mức ăn gạo cao nhất thế giới, bình quân là 232 ký một người trong một năm, so với gần 200 ký của một nước cực nghèo khác là Bangladesh, hay 165 ký của dân Thái Lan, 100 ký tại Hàn Quoốc hoặc chỉ có 66 ký tại Nhật.

Hỏi: Khi ông nói Việt Nam là quốc gia tiêu thụ gạo nhiều nhất trên thế giới thì giá lúa gạo là một yếu tố then chốt về mức sống người dân phải không"

- Thưa đúng như vậy, ngoài vàng và sau này là Mỹ kim, dân ta vẫn quen tính toán việc mua bán đổi chác với nhau qua một phương tiện giao hoán phổ biến là lúa. Các nước trồng gạo thì nhiều - nhưng đến 95% là các nước nghèo và phân nửa sản lượng là từ hai xứ đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Thế mà dư thừa để xuất khẩu thì chẳng có bao nhiêu quốc gia. Bốn nước dẫn đầu là Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Hoa Kỳ thì đã chiếm đến ba phần tư là 75% ngạch số xuất khẩu của cả thế giới.

Thật ra, lượng gạo xuất khẩu chỉ chiếm có 6% của tổng số gạo thu hoạch được trên thế giới. Nhưng cái đỉnh mong manh ở trên, là thị trường xuất khẩu ấy, lại được bảo vệ rất kỹ, bảo vệ từ gốc là trợ cấp cho nông gia sản xuất, như tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn và nhiều nước Âu châu, cho đến ngọn là qua chế độ trợ giá xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, nhất là cho loại gạo hạt tròn gọi là Japonica. Việc bảo vệ ấy chẳng những gây thiệt hại cho nước xuất khẩu khác - vỏn vẹn chừng một chục quốc gia - mà còn chi phối giá cả và mùa màng của các nước nghèo. Lý do là theo thống kê của cơ quan Lương nông FAO, các nước nghèo chiếm 83% số gạo xuất khẩu và 85% số gạo nhập khẩu của thế giới. Bây giờ, một số quốc gia đã phát triển mà thực sự không phải sống chết về gạo mà lại tiếp tục duy trì chế độ trợ cấp ấy thì tất nhiên gây thiệt hại đầy bất công cho thế giới.

Hỏi: Ông vừa nói ra vài con số đáng kinh ngạc, có bốn nước chi phối đến 75% lượng gạo xuất khẩu của thế giới là Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Hoa Kỳ, nhưng đồng thời các nước nghèo lại chiếm đến 83% số gạo xuất khẩu này. Điều ấy có nghĩa là ngoài Hoa Kỳ thì đại đa số các nước có gạo để bán ra ngoài đều thuộc loại nghèo và đang phát triển"

Thưa vâng, và đấy là một nghịch lý đáng chú ý. Ngoài Hoa Kỳ, có Australia và Nam Hàn cũng xuất cảng gạo, hai nước sau này vỏn vẹn chỉ có 2%, là thuộc loại đã công nghiệp hoá.

Còn lại là Pakistan, Egypt, Trung Quốc và Uruguay. Nghịch lý ở đây là Mỹ, với chính sách bảo hộ nặng nề không thua kém gì Liên hiệp Âu châu mà chỉ để bảo vệ quyền lợi cho một số dân rất ít ỏi và thực sự không phải là bần cùng nghèo túng. Họ là doanh gia về nông nghiệp, và nhóm doanh gia nhận trợ cấp nhiều nhất lại có lợi tức đồng niên chừng hơn 140 ngàn đô la, cao gấp hai lần rưỡi lợi tức bình quân của dân Mỹ. Đây là ta căn cứ trên thống kê của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Và họ làm giới thọ thuế hay tiêu thụ Mỹ và nông gia xứ khác bị thiệt!

Nghịch lý ở đây là chế độ thuế quan trên thế giới khiến gạo đắt giá hơn 43% và riêng ảnh huởng của chính sách lúa gạo Mỹ khiến giá gạo thế giới bị sụt mất 6% chỉ để nâng cao lợi tức đến ba phần tư cho một thiểu số nông gia trồng gạo trong sáu tiểu bang của Hoa Kỳ.

Hỏi: Bây giờ, chúng ta sẽ nói đến việc giải phóng lúa gạo, điều ấy có nghĩa là gì"

- Điều ấy có nghĩa cụ thể là vận động các nước bãi bỏ chế độ trợ cấp sản xuất, nhất là tại các nước phát triển, và giải tỏa hết những rào cản về quan thuế nhập khẩu và trợ cấp xuất khẩu.

Trong hai phạm vi bảo vệ, ở sản xuất hay xuất nhập khẩu thì việc bãi bỏ chế độ bảo hộ trong xuất nhập khẩu sẽ có tác dụng lớn hơn cho thị trường lương thực của thế giới. Theo công trình nghiên cứu của FAO thì việc ấy sẽ nâng giá gạo xuất khẩu từ 10 đến 14% và đồng thời gia tăng lượng gạo buôn bán trên thế giới được từ 30 đến 45%, tùy loại gạo. Còn theo Ngân hàng Thế giới, nếu Mỹ giải phóng lúa gạo thì ngạch số gạo buôn bán trên thế giới sẽ tăng được 15%, giá xuất khẩu sẽ tăng được gần 33% và giá gạo nhập khẩu giảm được 13,5%.

Hỏi: Trên diễn đàn này, ông thường nói đến quy luật được thua, lợi hại của từng quyết định kinh tế. Trong việc giải phóng lúa gạo, nếu có nhiều thành phần sẽ được, thí dụ như xuất khẩu dễ dàng hơn với giá cao hơn, thì có ai bị thiệt do quyết định này hay không"

- Tất nhiên thì nhất thời là có. Hoàn cảnh của mỗi nước và sở trường của từng nước về loại gạo họ trồng trọt, tiêu thụ và buôn bán thì mỗi xứ mỗi khác, nhưng các nước thuần nhập, nghĩa là trồng không đủ gạo ăn, thì bị thiệt nhất, nếu giá gạo tăng. Ngược lại, các nước xuất khẩu như Việt Nam thì có lợi khi khối lượng và giá xuất khẩu sẽ tăng. Nông gia trồng lúa cũng có lợi nhờ lợi tức được nâng cao cùng giá gạo. Tuy nhiên, xét vào chi tiết thì mối lợi lớn nhất sẽ là của các nước trồng loại gạo hạt tròn Japonica, nhiều hơn là loại gạo hạt dài Indica hay gạo thơm. Cũng chính vì những đặc tính ấy mà các cơ quan khuyến nông của Việt Nam mới cần tìm hiểu tình hình thị trường thế giới để giúp đỡ nông gia của mình đa dạng hóa việc sản xuất hầu không chỉ có đủ gạo ăn mà còn cạnh tranh được với các nước khác ở nơi có lợi nhất.

Hỏi: Thế muốn đạt kết quả ấy, các nước cần phải làm gì và đâu là những trở ngại" 

Các nước nghèo xưa nay bị nạn đói ám ảnh nên có thể vì lý do an toàn lương thực mà duy trì chế độ trợ cấp nông nghiệp hầu tránh động loạn xã hội và lo đủ lương thực cho đại đa số dân chúng. Vì vậy, ta có thể thông cảm với họ, dù rằng việc ấy không có lợi về dài. Tuy nhiên, vấn đề chính thực ra không nằm ở chế độ trợ cấp sản xuất của các nước nghèo, nhất là khi đã dư thừa để xuất khẩu như Việt Nam. Vấn đề chính là chế độ bảo hộ mậu dịch của các nước giàu để yểm trợ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hầu ưu đãi một thiểu số dân chúng của họ mà gây thiệt hại cho người thọ thuế, người tiêu thụ và nông gia của các nước nghèo.

Hỏi: Câu hỏi cuối ở đây, thưa ông, liệu các quốc gia trên thế giới đã sẵn sàng để giải phóng lúa gạo hay chưa"

- Ngắn gọn thì chưa dù bị sức ép rất mạnh. Quốc gia nào cũng ưa tìm ra lý do chính đáng để đòi xứ khác thay đổi mà mình vẫn giữ nguyên trạng nếu điều ấy có lợi. Xu hướng bảo hộ mậu dịch tại Mỹ đã tìm ra một từ rất khéo, tức là không thật, để nói là "mậu dịch tự do" không có giá trị bằng "mậu dịch công bằng".

Cũng chính vì đặc tính ấy mà các nước đang phát triển lại càng phải tranh đấu mạnh hơn và với viễn ảnh sẽ gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới vào cuối tháng này, Việt Nam cần tự chuẩn bị cho việc đấu tranh và vận động ấy.

Qua năm tới, Đạo luật Nông nghiệp Mỹ, gọi là Đạo luật về An toàn Nông trang và Đầu tư Nông thôn, sẽ phải được Quốc hội Mỹ thảo luận lại với rất nhiều biện pháp bao cấp và sẽ gây phản ứng mạnh từ các nước khác, từ Liên hiệp Âu châu tới các nước đang phát triển. Đấy là cơ hội cho Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm, cụ thể là học bài để chuẩn bị bảo vệ quyền lợi của mình. Và nếu có vận động hành lang thì đừng chỉ lo che chắn cho chuyện vi phạm nhân quyền mà phải nghĩ tới quyền lợi của nông dân.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sợ Nga nổi giận mà Việt Nam đã theo đuôi Trung Cộng bỏ “phiếu trắng” về cuộc xâm lăng Ukraine của Nga trong cuộc biểu quyết tại Liên Hiệp Quốc ngày 2/3/2022. -- Dựa trên phát biểu của những quan chức chính phủ CSVN, tác giả Phạm Trần nêu rõ tính ngụy biện hàm hồ của nhà nước Cộng sản VN trước thảm họa chiến tranh Ukraine do Nga gây nên. Trong khi cả thế giới văn minh lên án Nga thì nhà nước VN vẫn một lòng bênh vực. Quả là một quốc nhục.
Chìa khóa hay mấu chốt cho cuộc xung đột ngày hôm nay là Ukraina không trở thành mối nguy cho Nga. Ukraina phải là nước độc lập và trung lập. Nhưng vấn đề không thuộc thẩm quyền của Ukraina mà nằm trong lòng bàn tay Mỹ. Một quy chế trung lập cho Ukraina phải được bảo đảm bởi Hoa Kỳ và Âu Châu chứ Kiev và Moscova không thể đơn phương tuyên bố mà được. -- Nhận định của tác giả Đào Văn Bình, Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Chính phủ Đức đã tỏ ra phản ứng thận trọng khi từ chối yêu cầu tẩy chay vì lo sợ tình trạng khan hiếm và lạm phát sẽ làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Tóm lại, các nhận định của Nouriel Roubini trong bản dịch sau đây là bi quan, nhưng các ảnh hưởng của chiến tranh Ukraine cho nền kinh tế toàn cầu sẽ còn có những hiệu ứng càng khó lường đoán và gây nguy hại hơn.
"Phải cân bằng lại, tuyên giáo liền mớm lời cho tướng bốn không Nguyễn Chí Vịnh và chỉ định tờ báo được dân đọc nhiều phỏng vấn tướng Vịnh bốn không." -- Tiếng nói phản biện đanh thép của nhà báo Phạm Đình Trọng lên án sự hèn nhát đến lố bịch của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trước chiến tranh xâm lược Nga vào đất Ukraine. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Vào thứ Tư, 2 tháng Ba, 2022, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu đại đa số lên án nước Nga xâm lược Ukraine (bắt đầu từ 24 tháng Hai, 2022). Trong số 193 nước hội viên, 141 nước đã bỏ phiếu thuận, yêu cầu Mạc Tư Khoa phải chấm dứt chiến sự và rút quân ra khỏi lãnh thổ Ukraine. Trong số năm nước bỏ phiếu chống, tất nhiên dẫn đầu là lá phiếu của Nga, quốc gia gây chiến, và bốn nước khác là Belarus, đồng minh thân cận nhất của Nga, sau đó là Bắc Hàn, Eritrea và Syria. Tất cả năm nước này đều là những chế độ độc tài toàn trị. Điều đáng chú ý hơn cả là trong các lá phiếu trắng của 35 nước (có 12 nước không bỏ phiếu), dẫn đầu là Trung Cộng, có cả một quốc gia mang tên nghe khá kêu là nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Cuộc xâm chiếm của Nga tại Ukraine vẫn còn tiếp tục sôi động làm cho hơn một triệu người dân đang tìm đường lánh nạn tại các nước lân cận. Để đối phó với các biện pháp phong toả của các nước phương Tây ngày càng nghiêm khắc, Tổng thống Vladimir Putin cũng đưa ra một đối sách mới quyết liệt hơn, đó là việc đặt các vũ khí hạt nhân của Nga trong tình trạng báo động và đã gây ra nhiều lo âu cho công luận thế giới.
Bình luận của tác giả Đào Như về tình hình chiến sự Ukraine.
✱ NY Post: Luật sư của TT Trump khai trước UB quốc hội: Trump Org định giá các tài sản cao để nhận các khoản vay và định giá thấp các tài sản này vào mục đích khai thuế. Căn cứ vào lời khai này bà James Bộ Tư Pháp NY mở cuộc điều tra ✱ Hồ sơ tòa án NY: Cựu TT Trump nạp đơn kiện bà BT Tư Pháp James để ngăn chặn cuộc điều tra “ săn lùng phù thủy” ✱ Hồ sơ tòa án NY: Khi phát hiện ra nhiều bằng chứng về sự gian lận tài chính và đòi hỏi các sở hữu chủ phải hữu thệ cung khai.... Bà ta rõ ràng có quyền để làm như vậy ✱ Hồ sơ tòa án về vụ Jan.6, 2021: Qui trách nhiệm cho Trump đã chỉ đạo / hỗ trợ và tiếp tay vào cuộc tấn công, vi phạm các quy định về an toàn công cộng. Cố ý gây đau khổ về mặt tinh thần, bồi thường thiệt hại... ✱ Tối cao Pháp Viện: Y án theo phán quyết của tòa Liên Bang hạt DC về hồ sơ vụ bạo động 6.1.2021 cho dù cựu TT Trump viện dẫn đặc quyền hành pháp.
Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam đã đứng về phía độc tài Putin xâm lược Ukraine. Khi Việt Nam bị độc tài Tập Cận Bình xâm lược, liệu có nước dân chủ nào chung lưng đấu cật với cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam? Hay chỉ có những phát ngôn suông dửng dưng của các nước: Chúng tôi hết sức quan ngại. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực, Như con vẹt ở bộ Ngoại giao Việt Nam hót khi Putin xâm lược Ukraine?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.