Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Nước Mỹ và bệnh chán… tự do

30/08/202400:00:00(Xem: 1326)

liberty statue
Tượng 'Nữ thần Tự Do Nằm Ngửa' của nghệ sĩ Zaq Landsberg tại Công viên Liberty State, Manhattan, New York.
  
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025. [1]
 
Tự do, nhiều lúc, phải đánh đổi bằng máu nhưng ở đây thì chán, thành bệnh. Mà nói về bệnh thì, hơn hai tháng trước, vào tối 18/6/2024, chương trình The Late Show của đài CBS đã diễn ra một màn chọc cười đau đớn khi hài sĩ Stephen Cobert “đưa” nước Mỹ đi khám với Tiến sĩ Alexander Fauci. Ông Fauci từng là Viện trưởng Viện Bệnh dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Mỹ, cũng là cố vấn của sáu Tổng thống Mỹ, từ Ronald Reagan cho đến Donald Trump, và tối đó, đã xuất hiện trên The Late Show như một khách mời.
 
“Ông là một bác sĩ”, Cobert đặt câu hỏi, “nếu bác sĩ khám cho nước Mỹ như là một bệnh nhân ngay lúc này, bác sĩ sẽ chẩn bệnh chúng ta như thế nào, xin bác sĩ trả lời thẳng thắn”.
 
Và câu trả lời thẳng của ông Fauci là nước Mỹ cần một bác sĩ giải phẫu chứ không phải một bác sĩ nội khoa.
Nghĩa là nước Mỹ đã.... hết thuốc chữa. Nước Mỹ không cần toa thuốc nào cả, chỉ cần một con dao mổ!
Rồi ông Cobert lại giả định rằng ông Fauci là một tâm lý gia và, lúc này, lời đáp là tình trạng “tâm thần phân liệt, ở một mức độ nào đó”. [2]

Tâm thần phân liệt? Thường, người mắc chứng này bị ám với những câu chuyện kỳ quái nào đó, sống chết với nó và, tất nhiên, đó chỉ là những hoang tưởng cá nhân, mỗi người một chuyện. Nhưng ít nhất là từ tám năm qua, một bộ phận lớn người Mỹ đã thể hiện chứng hoang tưởng cộng đồng mang tên MAGA, Make America Great Again do Donald Trump sách động: nước Mỹ bây giờ tệ quá, phải trao hết quyền quyết định cho Trump, để Trump phụ hận và phục hồi, đưa nó trở lại vĩ đại như xưa.
 
Nhưng đó, thực ra, chỉ là một thứ ngụy tín bởi, nếu bảo phải giải thích cụ thể là xưa đến năm nào, đời tổng thống nào, Dân Chủ hay Cộng Hòa, chẳng ai giải đáp lời nổi, kể cả Trump. Và tôi, trong một bài viết trước đây, đã dẫn lời Robert Kagan, một sử gia bảo thủ, khẳng định rằng hoàn toàn không hề có một thời “hoàng kim” như thế trong lịch sử Mỹ,  thời nào cũng có những khó khăn và những vấn đề gai góc của nó. [3]

Khi những tín đồ MAGA không chịu suy nghĩ mà nhắm mắt hò hét mấy khẩu hiệu do Trump kích động thì, nhất định, chúng ta phải tin vào Erich Fromm, nhà phân tâm học với công trình Escape from Freedom, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1941.

Là người Đức gốc Do Thái, Fromm đã chạy trốn chế độ phát xít và trở thành công dân Mỹ: bệnh chán tự do của những tín đồ MAGA cũng chính là tâm bệnh của những người Đức đã khiến Fromm phải trốn chạy.

Thất bại của chính phủ quân phiệt trong Đệ nhất thế chiến vào năm 1918 đã khiến Đức chuyển mình thành một thể chế dân chủ với tam quyền phân lập theo Hiến pháp Weimar nhưng, đến  cuộc bầu cử năm 1933, người Đức đã bầu Hitler vào vị trí thủ tướng để rồi, chỉ một năm sau, y đã ngang nhiên xóa sổ nền dân chủ khi xưng là quốc trưởng rồi, năm năm sau nữa, lại đẩy nước Đức và nhân loại vào con đường hủy diệt.
 
Nhưng thất bại trên cũng đẩy nước Đức vào một hoàn cảnh bi đát. Bị phe thắng trận o ép một cách nhục nhã với Hiệp ước Versaille 1919, vừa phải cắt đất cho Pháp, Bỉ, Ba Lan, Đan Mạch, Đức còn phải bồi thường những khoản chiến phí cực kỳ nặng nề, lại bị ràng buộc gắt gao về quân bị. Cắn răng cam chịu suốt cả một thập niên, vừa bị hút máu về tài chính, vừa bị sỉ nhục về thể diện quốc gia, người Đức – nhất là giới bình dân -- đã bị nén đến đáy cùng của sự chịu đựng khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1930-1931 nổ ra và mất hết niềm tin vào thể chế.  Họ, trong tình cảnh tuyệt vọng, đã nhìn vào một Hitler như vị cứu tinh. Nhà chính trị dân túy này, với sự vỗ béo tài chính của giới tài phiệt Đức, càng có cơ hội ru ngủ người Đức với dự án phục hận và phục hồi.

Và, thế là, người Đức, chủ yếu là giới bình dân, một dạ tin theo Hitler, dâng nộp hết quyền tự do.
 
Nước Mỹ bây giờ cũng đang chia rẽ về... tự do. Mới đây, trong bài diễn văn làm nhiều người rơi nướt mắt tại Đại hội đảng Dân Chủ vào ngày 22/8/2024 ông Tim Walz -- Thống đốc Minnesota, Ứng cử viên Phó Tổng Thống 2024-2028 -- đã đề cập đến những khác biệt trong cách áp dụng ý niệm “tự do” giữa Dân Chủ và Cộng Hòa: tự do kiến tạo cuộc sống tốt đẹp hơn, tự do đi học mà không sợ ai xả súng hay tự do làm giàu, bất kể những tổn hại môi sinh hay phúc lợi của công chúng v.v. [4] Nhưng đó là góc nhìn từ trên xuống. Nhìn từ dưới lên, với giới mà quyền lực duy nhất là bỏ lá phiếu vào thùng, bốn năm một bận, thì vấn đề cũng tương tự nước Đức cách đây một thế kỷ trước. Với họ, tự do đã trở thành một gánh nặng nên, thôi thì, trao hết cho đấng cứu tinh và chính điều này đã làm nên quyền lực của Trump.

Cũng như Hitler, Trump nhận sự ủng hộ của giới bình dân mang mặc cảm thua thiệt và sự vỗ béo tài chính của giới tài phiệt. Giới siêu giàu thì tin là có thể kiếm tiền nhiều hơn với chính sách của Trump, vừa được giảm thuế, vừa không vướng bận gì về những ràng buộc môi sinh. Người bình dân thì -- vừa bị rối trí sau nhiều năm nghe các chính trị gia truyền thống của hai phía cãi nhau, vừa chán nản với sự bế tắc trong thân phận thua thiệt của mình do tiến trình toàn cầu hóa – nên chán không muốn nghe, chán cả việc sử dụng cái đầu hay quyền tự do của mình. Họ trở nên thụ động, lười biếng. Và họ giao khoán hết cho Trump, vừa nhẹ cái đầu, vừa được sướng cái lỗ tai.

Giống như Hitler, Trump cũng phản trí thức, cũng đầy sức hút cá nhân, với những thành phần riêng biệt nào đó, và, thậm chí, cả ở khía cạnh... điên khùng. Cả hai cùng biết đơn giản hóa những thực trạng xã hội phức tạp bằng những lời lọt tai. Cả hai cùng biết gãi vào chỗ ngứa của những thành phần bị thiệt thòi. Cả hai cùng biết đưa ra những khẩu hiệu sách động phù hợp với ẩn ức chôn chặt suốt một thời gian dài. Người Đức ủng hộ phát xít thì, qua Hitler, nhận thấy tai ương là từ bọn Do Thái, bọn trí thức thiên tả. Người Mỹ MAGA thì, xem những hiện tượng như tội phạm, thất nghiệp là do di dân. Và họ quyết định gởi gắm giấc mơ bất toại của mình cho những đấng cứu thế tự phong. Thậm chí, cả khi Trump đóng thuế cho Trung Quốc nhiều hơn là cho tổ quốc mình gấp nhiều lần, họ vẫn phó thác cho Trump cái sứ mệnh bẻ gãy sức mạnh Trung Quốc. [5]
 
Trump được xem là một kẻ cực bảo thủ hay cựu hữu và, từ góc độ này, y và các ủng hộ viên luôn lên giọng đả kích cánh tả. Thế nhưng Trump, trên phương diện hành động, giống hệt đối giới cực tả ở khía cạnh anti-establishment, chống phá thể chế.
 
Ý niệm “thiên tả”, ai cũng biết, được dùng để chỉ những khuynh hướng chính trị nhắm đến việc tạo ra những thay đổi để hướng tới một quan hệ bình đẳng hơn. Trên lý thuyết thì đó là một khuynh hướng tốt đẹp và, trong suốt chiều dài lịch sử, phe tả có khá nhiều kẻ chen chân, từ những thành phần cấp tiến nhất trong cuộc Cách Mạng Pháp cho đến Vladimir Ilyich Lenin hay những thành phần vô chính phủ, chính trị nghiệp đoàn v.v. Như thế thì phe tả là phe chống lại hay ít ra là ở trong cái tư thế đối lập với thể chế hiện hành, nêu cao những khẩu hiệu đòi thay đổi cái tình trạng hiện hành mà, cực đoan nhất, là đập đổ đi, bằng cách mạng bạo lực.
 
Cách mạng có nghĩa chống lại thế lực chính thống đã lỗi thời, phản động. Nhưng khi cách mạng thành công thì những nhà chính trị cực tả này sẽ trở thành... chính thống và, do đó, họ cũng sẽ bảo thủ, lỗi thời và phản động y như cái thế lực mà mình từng chống lại. Người cộng sản Việt Nam từng đứng ở vị trí phản chính thống, từng nêu cao những khẩu hiệu bình đẳng nên họ và những lực lượng ủng hộ cộng sản được xếp vào cánh tả, và đó là chuyện bình thường. Nhưng khi cái đảng này đã là một hệ thống quyền lực chính thống, khư khư bảo thủ, khư khư bảo vệ tình thế bất công và thối nát hiện tại để giữ lấy những quyền lợi của giai tầng cai trị thì họ, chính họ, đã là “hữu”, “cực hữu” hay “cực bảo thủ” và những thành phần từng gọi là “thiên tả” chỉ trơ lại như một đám theo đuôi, “phò chính thống”.
 
Trump đả kích đối thủ chính trị của mình là “cực tả” trong khi y cũng không thua, cũng đả phá thể chế chính trị Mỹ không khoan nhượng. Thậm chí, mới đây, trong một lúc không giữ gìn, Trump còn tuyên bố sau khi bầu ông ta vào Tòa Bạch Ốc một lần nữa, cử tri sẽ không còn phải đi bầu nữa, có phải Trump đang mơ làm quốc trưởng, như là Hitler? [6].
 
Gì thì gì, với một kẻ đang gồng mình chứng tỏ có đủ khả năng lãnh đạo đất nước thì điều đầu tiên cần xem xét là trí tuệ và, điều này, e là, Trump không có đủ. Trump luôn luôn chê bai đối thủ là kém thông minh thế nhưng, liên quan đến sức học của mình, từ trung học đến đại học, ông ta dùng đủ trò ém nhẹm. Trump đe dọa trường trung học cũ, cấm ngặt việc tiết lộ thông tin trong học bạ của mình và, phải chăng, vì học quá kém, Trump mới tìm cách che giấu? [7]

Chúng ta không võ đoán nhưng, chính Mary Lea Trump, cháu gọi Trump là chú ruột, đã vạch trần rằng thời trẻ ông chú của mình đã thuê người khác dự cuộc thi tuyển đại học (SAT: Scholastic Aptitude Test) mới vào được đại học. [8]  Chẳng thế mà học bạ của Trump tại Trường Kinh doanh Whaton, thuộc Đại học Pensylavinia nổi tiếng, cũng biến thành hồ sơ... tuyệt mật, chẳng ai nắm rõ ông Trump “thông minh và tài ba” hồi trẻ học hành xuất sắc như thế nào. [9]

Nếu quá khứ là một dấu hỏi bỏ lửng thì, hiện tại, ngày lại ngày, Trump vẫn giúp chúng ta vô số bài kiểm tra để đánh giá mà, nếu thực sự công tâm, phải cho điểm kém.

Phải kém thôi vì, nếu cho Trump huyên thuyên suốt một tiếng đồng hồ, thể nào ông  cũng đưa ra một bình luận ngu xuẩn: “Trump can’t go an hour without making a stupid comment” .[10]

Không nhọc công lắm, chúng ta có thể tìm ra rất nhiều thí dụ chứng minh. Như, trong cao điểm của đại dịch Covid-19, Trump đã, trong vai trò tổng thống, vừa gây phẫn nộ vừa khiến thiên hạ cười nhạo khi “dạy” rằng có thể chữa bệnh Covid-19 bằng cách tiêm các các loại thuốc tẩy rửa buồng tắm hay toilet vào cơ thể. [11] Rồi Trump, rất nhiều lần, đặt vấn đề với Bộ Nội An là sao không dùng bom nguyên tử để dập tắt các cơn bão trước khi chúng đổ bộ vào đất Mỹ! [12]
 
Như thế, bên cạnh những tính từ quen thuộc để áp dụng cho một con người với những “tri thức” như thế, chúng ta cũng có thể sử dụng đến ý niệm nhạy cảm như “điên”, “khùng”. Mà thật, đã có nhà báo cho biết ông ta đã phân tích và khám phá ra rằng, đến một phần ba những nhận xét hay luận điểm mà Trump nêu ra, nếu không là “giả” thì cũng “đần hay điên khùng” (false, obtuse or lunatic). [13]

Mà toàn bộ những điều “giả -đần – khùng” dược trình bày trong những ngôn từ lổn nhổn mà – nói theo Nguyễn Huy Thiệp -- là một “món nộm suồng sã của từ vựng” (Word Salad) [14].  Tương tự, trong suốt những cuộc vận động gần đây, các phóng viên Mỹ đã than phiền là họ không thể nào nắm rõ là Trump muốn nói gì, hướng đến chủ đề nào trong những bài diễn văn “uể oải, thiếu nhuệ khí” (low energy), “lung tung” (rambling), câu sau chẳng ăn nhập gì với câu trước (non-sequitur) của Trump. [14]

Một phẩm chất khác mà chúng ta mong đợi ở một nhà lãnh đạo là sự trung thực và, về điều này thì Trump đã đạt đến tình trạng... hết thuốc chữa. Trong bài “Trump Is Looking Like a Loser Again” đăng trên tờ The Walls Street Journal ngày 12/8/202, nhà bình luận Gerard Baker đã quan sát Trump trong một hội nghị và ghi nhận là, chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, ông ta đã đưa ra 162 lời nói dối. [15]

Xem phim Chân Trời Tím, chúng ta làm quen với Hạ sĩ Phi, người có tài bắn súng đại liên, bắn giòn giã, quét tới đâu là quân thù gục ngã tới đó. Ở đây thì Trump nói dối, và nói dối như thể một xạ thủ đại liên, mỗi phút “bắn” ra hơn hai lời dối trá.

Và, theo Baker, như thể hiện trong nhan đề nói trên, điều này cho thấy Trump “trông giống một kẻ thua cuộc”. Đó cũng là điều mà Cobert đã diễu Trump, mới đây, sau bài diễn văn của Walz.

Bàn về Đại hội Đảng Dân Chủ tại Chicago, liên quan đến Tim Walz, Cobert đã nhắc lại lời đả kích của Trump trên mạng xã hội “Walz là phụ tá huấn luyện, khộng phải huấn luyện viên” để rồi phản hồi: “Trump à, Tim Walz là phó tổng thống, không phải là tổng thống.” [17]

Nếu Walz được chọn làm Phó Tổng Thống thì có nghĩa là Trump sẽ soạn lại bổn cũ về một chiến thắng bị đánh cắp. Nhưng đến lúc đó, sau bài học của những kẻ bị bỏ rơi, phủi tay, sống chết mặc bay như Rudy Giuliani, luật sư riêng của Trump, còn có thầy cãi nào dám đưa thân ra làm gạch lót đường cho một lãnh tụ gian dối và vô hậu như thế? [18]

Nguyễn Hoàng Văn

Tham khảo
Cobert: Your are a doctor, if you are going to diganose the america as a patient right now., how would you diganose us, give to me straight doctor,
Fauci: I think you need a surgeon not an internist
Cobert: A little something. If your are a psychologist
Fauci: A degree of Schizophrenia in the country

     3. https://diendantheky.net/nguyen-hoang-van-trump-2024-wwjd/\
     4. https://www.theguardian.com/world/2020/oct/21/donald-trump-china-bank-account-nearly-200000-taxes-report
     5. “I'm letting you in on how we started our family because that's a big part of what this election is about—freedom. When Republicans use that word, they mean that the government should be free to invade your doctor's office. Corporations free to pollute the air and water. Banks free to take advantage of customers. But when we Democrats talk about freedom, we mean your freedom to make a better life for yourself and the people you love. The freedom to make your own health care decisions. And, yeah, your kids' freedom to go to school without worrying they'll be shot dead in the halls.”
By my calculation, about one-third of Mr. Trump’s remarks fell into three categories: false, obtuse or lunatic.”

17. https://mashable.com/video/stephen-colbert-trump-walz-assistant-coach
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.