Hôm nay,  

Việt Nam mua vũ khí Mỹ để làm gì?

20/11/202309:11:00(Xem: 3134)
f-16_block_70
Chiến đấu cơ F-16.


Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc.
    Đến nay, Nga là nước bán nhiều khí và trang bị quân sự nhiều nhất cho Việt Nam. Nga còn là nước huấn luyện cho quân đội Việt Nam trong các lĩnh vực bảo vệ phòng không và hàng hải.

VŨ KHÍ NGA

Tau ngam loai Kilo
Tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

Việc Việt Nam sử dụng nhiều vũ khí và chiến cụ của Nga trong thới gian chiến tranh nên họ quen với vũ khí Nga hơn Mỹ. Tuy nhiên vũ khí Nga càng ngày càng cũ nên nhiều khách hàng, trong đó có Việt Nam, đã quay sang làm quen với vũ khí hiện đại của Mỹ.
    Theo hãng tin Nga Sputnik, các loại vũ khí Nga đang có mặt ở Việt Nam gồm: “Tàu ngầm Kilo, máy bay tiêm kích Su-30, tàu hộ vệ Báo đốm-Gepard, tàu tên lửa tấn công nhanh Tia chớp-Molniya, tổ hợp tên lửa bờ Bastion…”
    Theo tin của Chính phủ Việt Nam thì từ năm 2015, binh lính Việt Nam đã làm quen với vũ khí Nga, trong đó nổi tiếng là tầu tên lửa Molniya. Bản tin của Chính phủ Việt Nam ngày 08/06/2015 viết: “Tàu tên lửa Molniya (còn gọi là loạt tàu M, hay tàu tên lửa 12418), một trong những tàu tên lửa tấn công hiện đại, được đánh giá là hoàn thiện và hoạt động ổn định hàng đầu thế giới hiện nay do Viện thiết kế Hải quân Almaz, Liên bang Nga thiết kế.
    Tàu tên lửa Molniya có lượng giãn nước 560 tấn, tính năng đi biển rất cao với vận tốc tối đa gần 70 km/h trong điều kiện tiêu chuẩn. Thời gian hoạt động trên biển là 10 ngày, cự ly hoạt động khi chạy ở tốc độ trung bình từ 1650-2400 hải lý.
    Tàu được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát…
    Ngoài hệ thống radar bám bắt mục tiêu hiện đại đảm bảo độ chính xác trong phát hiện và tiêu diệt mục tiêu, Molniya được lắp đặt hệ thống phóng 16 tên lửa đối hải Uran-E tầm bắn 130km.
    Để phòng thủ, tàu được trang bị pháo tự động AK-176M, tầm bắn 15 km, độ cao 11km để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt nước và trên đất liền; 2 pháo 6 nòng tự động AK-630M tầm bắn 4-5km và nhịp bắn 4000-5000 phát/phút.”

TỪ GEPARD ĐẾN KILO

Hãng in Nga Sputnik viết tiếp: “Để tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước, dưới nước và trên không, có các tàu tên lửa Báo đốm-Gepard của Nga. Hiện tại, hai chiếc Gepard đã được đưa về Việt Nam, hai chiếc nữa chuẩn bị bàn giao.
    Tàu Gepard có lượng giãn nước 2.100 tấn, có thể chịu được sóng gió cấp 10-12. Trên tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công: Pháo hạm đa năng, tên lửa chống tàu; pháo cao tốc; tổ hợp phòng không; ống phóng ngư lôi; đuôi tàu có bãi đáp cho trực thăng chống ngầm. Tất cả những vũ khí này có thể tiêu diện các mục tiêu trên không, trên biển trong tầm hỏa lực cho phép, bảo vệ tên lửa để sẵn sàng diệt các mục tiêu lớn. Tàu Gepard có hệ thống động lực mạnh mẽ. Vũ khí tấn công chính là tổ hợp tên lửa đối hạm Kh-35 UranE (3M24E) có tầm bắn đạt 130 km. Tổ hợp pháo-tên lửa Palma đặt ở mũi tàu bao gồm hai pháo AO-18KD/6K30GSh 30mm và 8 đạn tên lửa dẫn bắn bằng laser Sosna-R. Palma có khả năng vô hiệu hóa các mục tiêu bay ở khoảng cách từ 200-8.000m và tầm cao tối đa tới 3.500m.
    Đặc biệt, phiên bản Gepard 3.9 được trang bị sàn đỗ cho máy bay trực thăng hải quân đa nhiệm Ka-27 Helix mở rộng khả năng tác chiến săn ngầm và diệt hạm (phiên bản Ka-27 nâng cấp).
    Gepard 3.9 được đánh giá đa nhiệm nhất trong các phiên bản của khinh hạm Gepard do gói gọn được toàn bộ khả năng tác chiến hải quân trên một chiến hạm chỉ có độ choán nước đạt hơn 2.000 tấn.”
    Bên cạnh các vũ khí tối tân trên, ta cũng không quên Việt Nam đã mua, ít nhất 6 chiếc tầu ngầm loại Kilo của Nga, có tên riêng là “Hố đen của đại dương". Tin Chính phủ Việt Nam quảng cáo cho tầu Kilo như viết rằng: “Điểm danh vũ khí Nga tại Việt Nam, Sputnik không quên nhắc đến tàu ngầm Kilo, phương tiện mà phương Tây gọi là "Hố đen trong đại dương" vì độ ồn cực thấp làm giảm đến mức tối thiểu khả năng bị đối phương phát hiện. Các tàu ngầm lớp này có thể lặn tới độ sâu 300m và di chuyển ở độ sâu với tốc độ 37 km/giờ. Chiếc tàu ngầm dài 74m rộng 10m cùng thủy thủ đoàn 52 người có khả năng bơi độc lập tới một tháng rưỡi, có trang bị ngư lôi, mìn và tổ hợp tên lửa Club tầm bắn 300 km. Khác với tàu ngầm của các nước khác, tàu ngầm lớp này có độ ồn thấp, rất khó bị các phương tiện thủy âm phát hiện. Tàu ngầm Kilo được trang bị tên lửa chống hạm 3M-54E, cùng sử dụng ắc quy 476E loại cải tiến, tuổi thọ dài, đáp ứng được yêu cầu về nhiệt độ nước ở Thái Bình Dương.
    Đáng chú ý, tên lửa hành trình đối đất 3M-14E loại mới nhất có tầm bắn 290km. Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn.”

TIÊM KÍCH Su-30MK2

Tiem kich SU-30
Tiêm kích Su-30MK2.

Ngoài ra Quân đội Việt Nam còn được trang bị chiến đấu cơ Su-30MK2, gọi tắt là Su. Máy bay này được mô tả: “Máy bay tiêm kích "Su" có công suất và khả năng cơ động vượt trội so với máy bay MiG của Liên Xô nổi tiếng trên bầu trời trong chiến tranh Việt Nam thời chống Mỹ. Su là máy bay chiến đấu hạng nặng. Nó được trang bị tên lửa và bom mạnh hơn, có bán kính chiến sự lớn hơn. Ngoài vũ khí thông thường, máy bay này được trang bị tên lửa chống hạm có thể giải quyết nhiệm vụ đánh trúng mục tiêu trên biển. Chiều dài máy bay 22m, độ sải cánh gần 15m. Trọng lượng cất cánh tối đa 34,5 tấn. Tầm bay cao nhất hơn 17km, tốc độ tối đa trên cao 2.100 km/giờ. Khoảng cách bay không cần tiếp nhiên liệu 3000km. Máy bay chở đến 8 tấn tên lửa và bom, trên máy bay lắp đặt pháo 30 ly.
    Hiện diện tại Việt Nam còn có các tổ hợp tên lửa Nga Bastion. Thành phần chiến đấu của mỗi tổ hợp bao gồm đến 36 tên lửa hành trình Yakhont.
    Đây là các tên lửa tự dẫn hướng chống hạm siêu thanh với đầu đạn nặng hơn 200kg. Vũ khí này đủ sức triệt hạ mục tiêu ở khoảng cách đến 300km.
    Mỗi tổ hợp có thể bao quát bảo vệ hơn sáu trăm cây số bờ biển và kiểm soát vùng nước diện tích 200.000 km2.
    Theo quan điểm của các chuyên viên Nga, hiện tại không một lực lượng hải quân nào trên thế giới có được phương tiện hữu hiệu để chống tên lửa Bastion.”

SO SÁNH TRUNG-VIỆT

Như vậy, cán cân lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc chênh lệch ra sao? Trước hết, Bắc Kinh chi chí cho Quốc phòng năm 2023 là 225 tỷ Mỹ kim, tăng 7,2% so với năm ngoái. Tin phân tích của các chuyên gia và viện quân sự  cho biết: “Đây là năm thứ 29 liên tiếp Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng, bắt đầu từ mức 9,87 tỷ USD năm 1994, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). Số tiền Trung Quốc chi cho quốc phòng năm nay cao hơn gấp đôi so với ngân sách năm 2013.
    Quân đội Trung Quốc hiện có hơn hai triệu quân nhân thường trực, trở thành lực lượng vũ trang đông đảo nhất thế giới.”
    Chia ra: Lục quân chiếm đa số trong quân đội Trung Quốc, với khoảng 965.000 binh sĩ, còn quân số của hải quân và không quân lần lượt là 260.000 và 395.000. Lực lượng tên lửa chiến lược được biên chế khoảng 120.000 quân nhân, trong khi các đơn vị bán vũ trang như vũ cảnh có tổng cộng 500.000 người.
    Trung Quốc đã tìm cách thu gọn quy mô quân đội, cắt giảm gần 300.000 lính lục quân hồi năm 2019 và đổ hàng tỷ USD cho nỗ lực cải thiện sức chiến đấu. Bắc Kinh dự kiến hoàn tất quá trình hiện đại hóa quân đội vào năm 2035, đặt mục tiêu xây dựng lực lượng vũ trang "đẳng cấp thế giới", đủ sức cạnh tranh với Mỹ và các cường quốc phương Tây trước năm 2050.
    "Trung Quốc đang hiện đại hóa toàn quân, sở hữu một số đơn vị nằm trong nhóm tinh nhuệ và trang bị tốt nhất thế giới, nhưng không ít lực lượng vẫn tụt hậu hàng chục năm", Niklas Swanstrom, giám đốc Viện Chính sách An ninh và Phát triển (ISDP) tại Thụy Điển, nhận xét.
    Hải quân Trung Quốc sở hữu đội tàu đông đảo nhất thế giới với hơn 500 chiếc, nhưng phần lớn là các tàu chiến cỡ nhỏ, trong đó có ba tàu sân bay trực thăng, 8 tàu vận tải đổ bộ, hơn 60 tàu đổ bộ hạng trung, 51 khu trục hạm, 49 tàu hộ vệ, 70 tàu hộ vệ hạng nhẹ, 109 tàu tên lửa và 79 tàu ngầm.
    Lực lượng chủ lực của hải quân Trung Quốc gồm ba tàu sân bay, trong đó hai chiếc đã biên chế và một đang hoàn thiện. Hải quân Trung Quốc là lực lượng ngày càng hiện đại và linh hoạt, họ đang tập trung thay thế các khí tài thế hệ trước, vốn có năng lực hạn chế, bằng những khí tài lớn hơn, đa năng và hiện đại hơn", Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định trong báo cáo thường niên được công bố tháng 11/2022.
    Báo cáo của Lầu Năm Góc còn đánh giá Bắc Kinh sở hữu lực lượng không quân lớn nhất châu Á và thứ ba thế giới. Không quân và hải quân Trung Quốc có khoảng 2.800 phi cơ các loại, không tính máy bay không người lái (UAV) và máy bay huấn luyện. Khoảng 2.250 chiếc trong số này là chiến đấu cơ, với 1.800 chiếc là tiêm kích.”

SỨC MẠNH VIỆT NAM

Vế phần Việt Nam, tin quốc phòng cho biết: “Số Quân  tại ngũ là 482.000 người. Dự bị 5.040.000 người. Ngân sách 5.3 tỷ US Dollars.” Việt Nam mua vũ khí và chiến cụ từ Nga, Ấn Độ, Cộng Hòa Séc, Do Thái và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Việt Nam không thể nào so với Trung Quốc. Nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1979 thì bài học thất bại chua xót của Đặng Tiểu Bình năm ấy hẳn đã được lãnh đạo Trung Quốc đương thời Tập Cận Bỉnh nhớ nằm lòng.
    Đó là lý do tại sao Việt Nam đã tăng ngân sách Quốc phòng và mua thêm các loại vũ khí hiện đại của Mỹ.

– Phạm Trần
(11/023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.