Hôm nay,  

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Côn Minh

04/12/202220:31:00(Xem: 7532)

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến

tnt 1

Gần hai mươi năm trước, tôi hân hạnh được Đại Tá Phạm Văn Liễu gửi cho mấy tập hồi ký (Trả Ta Sông Núi) cùng lời yêu cầu viết một bài giới thiệu về tác phẩm của ông. Tôi thưa lại rằng mình rất vinh dự khi được nhờ cậy. Tuy nhiên, theo công tâm, tôi sẽ góp đôi lời về những trang sách mà tác giả đề cập đến những nhân vật quá cố (Ngô Đình Diệm & Hoàng Cơ Minh) với quá nhiều hằn học.

 

Ông không đồng ý như thế nên chút duyên nợ, về chữ nghĩa, giữa chúng tôi đã không có cơ thành tựu. Từ đó đến nay, thỉnh thoảng tôi vẫn được đọc thêm những cuốn hồi ký khác, của nhiều nhân vật khác.

Phần lớn những người Việt Nam đi làm cách mạng, hồi đầu thế kỷ trước, đều có lúc phải sang Trung Hoa lánh nạn. Họ thường đi qua ngả Vân Nam vì địa danh này giáp giới với miền Bắc nước mình.

 

Phạm Văn Liễu cũng thế. Là một đảng viên Việt Quốc ông đã phải lưu lạc đến Côn Minh (thủ phủ của Vân Nam) khi còn là một thanh niên, ở tuổi đôi mươi. Ông kể lại rằng khi đang bơ vơ nơi đất lạ quê người thì may mắn được một phú gia người Hoa cho tá túc. Không những thế (và có lẽ vì cảm cái khí phách và nhân cách của chàng trai nước Việt) ông còn được vị ái nữ xinh đẹp, cùng cả gia đình, của vị đại gia này đem lòng thương mến.

 

Thiệt là quá đã!

 

Nếu tôi mà rơi vào hoàn cảnh tương tự thì cuộc đời cách mạng, tới đây, là … kể như rồi. Bôn ba làm chi, cho má nó khi. Làm rể người giầu, bất kể Tây/Tầu, là cơ hội hiếm, và (rất) không nên bỏ lỡ. Quan điểm nhân sinh (nhỏ hẹp) của tôi, tất nhiên, cũng không được Phạm Văn Liễu đồng tình. Vì nghĩa lớn nên ông từ chối một cuộc sống ấm êm, bên cạnh mỹ nhân, và lại khoác áo lên đường, để lại biết bao là luyến thương (cùng sầu muộn) trong lòng người ở lại.

 

Tôi vốn hay thương vay khóc mướn nên cứ áy náy hoài về mối tình (dang dở) của vị tiểu thư Trung Hoa, và có cảm tình mãi với vùng đất mà cô sinh trưởng. Vì vậy nên ngay sau khi cầm được cái visa sang Tầu là tôi mua vé bay ngay đến Côn Minh.

 

Phi cơ hạ cánh giữa mưa. Nhìn núi đồi nhấp nhô và mờ nhạt xa xa khiến tôi cứ ngỡ như mình vừa đáp xuống phi trường Liên Khương, vào một chiều mưa nào đó (tưởng chừng) như vẫn chưa xa xôi lắm. Cũng như Đà Lạt, Côn Minh ở độ cao hai ngàn mét nên khí hậu rất dịu dàng. Cây cỏ xanh tươi, đất trời mát rượi. Xa lộ dẫn vào thành phố khá tân kỳ. Đường rộng thênh thang. Hoa lá được chăm sóc kỹ càng, tử tế. Tôi đã đặt phòng với giá rẻ nhất, chưa tới mười Mỹ Kim, bao luôn ăn sáng. Phòng ngủ chung nhưng nhà trọ vắng khách nên chỉ có mình tôi với mấy cái giường đôi, ngó trống trải thấy mà ái ngại.

 

Sau một giấc ngủ dài, tôi đeo máy ảnh đi loanh quanh khi trời chiều còn sáng. Đường phố rộng rãi, được phân làn rõ ràng và trật tự. Côn Minh không thiếu ô tô, và có nét đặc thù là rất nhiều xe hai bánh điện (e-bike) cùng không ít xe đạp. Tranh cổ động dán ở khắp nơi. Dù không đọc được tiếng Hoa nhưng tôi cũng đoán được nội dung rất “lành mạnh” qua sắc mầu tươi vui, và những nét vẽ đơn sơ mộc mạc: giữ vệ sinh chung, nhường nhịn người già, chăm sóc cây cảnh…

Điều đáng nói là Côn Minh không chỉ làm đẹp bằng tranh cổ động. Du khách còn có thể thấy được “thiện chí” của thành phố này qua những con phố không bụi rác, và những nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ (miễn phí) dù không dễ tìm. Tuy nhiên, chỉ cần rời bỏ đại lộ với những cao ốc chọc trời và rẽ ngang vào bất cứ một con đường ngang nào khác là sẽ có ngay một Côn Minh khác. Nhà cửa cũ kỹ, mái ngói rêu phong, cái nghèo có thể nhìn thấy được qua những cánh cửa mở toang (giường tủ, bàn ghế bừa bộn, tuềnh toàng và qua những khuôn mặt buồn phiền, cam chịu.

 

Tua tủa hai bên những con đường nhỏ là những ngõ hẻm sâu, vừa chỉ vừa lọt một chiếc xe đạp hay hai người đi bộ trái chiều. Cái gì chứ cảnh nghèo ở Á Châu thì tôi nhìn thấy hoài mà (ở Miên, ở Miến, ở Lào đều như vậy tuốt) nên không có hứng thú tiếp tục lần dò tiếp vào những ngõ ngách khai khai, tôi tối, và âm ẩm của Côn Minh. Trở ra đường lớn thì không thiếu hàng quán tấp nập nhưng tôi không có thói quen ăn tiệm mình ên nên mua một phần cơm chỉ hai món (đậu đũa xào và thịt heo kho trứng) hết mười lăm nhân dân tệ, cỡ hai MK, và một chai rượu nhỏ cùng giá. Về lại nhà trọ, tôi ngồi nhai trệu trạo vì bụng không thấy đói và rượu thì quá dở : đã nhạt phèo mà lại còn có vị hơi ngòn ngọt nữa. Thiệt là vô duyên hết biết luôn!

 

Tôi không vào được gmail, face book, hay youtube. Mấy trang mạng quen thuộc cũng không luôn nên nghĩ rằng có lẽ vì mình thuê chỗ ở quá rẻ tiền nên wifi yếu. Thôi thì đành mua rượu uống nữa, dù là rượu dở, rồi lăn ra ngủ tiếp. Sáng hôm sau tôi chạy ngay đi nơi khác, vào khách sạn có sao tử tế (Spring City Star Hotel) trên một con lộ lớn: No.636 Beijing Road, Panlong District 650051 China / Yunnan / Kunming. Pass word của wifi ghi sẵn luôn trong thang máy. Thiệt là văn minh chưa từng thấy. Nhận phòng xong là tôi mở labtop liền.

 

Tưởng sao? Cũng y như hôm qua thôi. No Gmail, no face book, no youtube … , dù những hình ảnh quảng cáo khách sạn hay vé máy bay (Agoda, Travelgenio, Jetcost, Expedia, Cheapoair …) vẫn xuất hiện đều đều, và thử bấm chơi thì đều chạy vo vo. Tới lúc đó tôi mới chợt nhớ ra rằng (thôi chết mẹ rồi) mình đang ở trong đất Tầu. Côn Minh đâu phải là Vientiane, Phnom Penh, Yangon, hay Bangkok. Đây là thủ phủ của một tỉnh thuộc Trung Hoa Lục Địa, và bưng bít thông tin vốn là “chủ trương xuyên suốt” của mọi đảng CS mà. Thảo nào mà những người trẻ, ở nơi này, chả thấy mấy ai chăm chăm cầm cái smart phone như nhiều nơi khác! Tự nhiên lại chợt nhớ đến Lưu Hiểu Ba, và câu nói lạc quan của ông khi còn tại thế: “Internet là món quà Chúa ban cho Trung Quốc. Nó là công cụ tốt nhất cho nhân dân Trung Quốc đang mơ ước vất đi sự nô lệ và đạt đến tự do.”


tnt 2

 

Có lẽ vì món quà này quí báu quá nên Đảng CS Trung Hoa phải nhất định giằng lại” bằng mọi giá, kể cả cái giá là sự ngu dân để Nhà Nước dễ bề cai trị. Thôi thì tạm quên Lưu Hiểu Ba, quên internet, và lại tiếp tục đi lòng vòng phố xá cho rộng tầm con mắt. Mắt tôi đụng toàn chữ Hán, đủ kích cỡ khác nhau nhưng đều đỏ rực như nhau – ngoại trừ tên mấy cái ngân hàng và khách sạn: China Construction Bank, Fudian Bank, Holiday Inn City Centre, Howard Johnson City of Flower Hotel …

Đi gần muốn rã cẳng luôn tôi mới chợt thấy một cái bảng hiệu tiếng Anh (Travel Agency) mà mừng muốn rơi nước mắt. Ôi Trời, tha hương ngộ cố tri! Tôi cần một hướng dẫn viên, cần thuê một cái xe hơi, hay ít ra thì cũng phải mướn được một cái e-bike (cùng với bản đồ thành phố) để thăm thú Côn Minh cho biết sự tình. Chớ cứ lết bộ hoài, và xung quanh thì toàn là chữ Tầu không (chả hiểu cái con bà gì ráo trọi) thì chịu đời sao thấu? Tôi hăm hở mở cửa bước vào văn phòng du lịch, với nụ cười tươi tắn, và một câu tiếng Anh thông dụng. Người đối diện đáp lại bằng tiếng Tầu. Tôi quay sang cô nhân viên ngồi kế, lặp lại câu nói vừa rồi. Cô này cũng trả lời bằng tiếng Hoa, nghe từa tựa y như cô trước.

 

Coi như là hết thuốc! Bây giờ thì tôi hiểu thế nào là một nhà tù lớn. Tuy không có chấn song nhưng kẻ ở bên trong cũng hoàn toàn bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài. No English, no face book, no youtube, no Gmail… mà tôi thì chỉ có gmail và không dùng điện thoại, bất kể loại nào. Theo dự tính thì sau Côn Minh là sẽ đến Bắc Kinh (vài bữa, hoặc mươi ngày) nhưng tôi đổi ý. Tôi sẽ trở lại Phnom Penh hay Bangkok vào chuyến bay sớm nhất, khuya nay, với bất cứ giá nào. Côn Minh hay Bắc Kinh thì có khác gì nhau. Cả xứ sở này chỉ là một cái ngục tù bao la, có tên gọi là Trung Hoa Vỹ Đại!

 

– Tưởng Năng Tiến

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong thế giới đấu tranh sinh tồn của loài vật, chuyện cá lớn nuốt cá bé là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong xã hội loài người ngày nay dù đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên và được mệnh danh là thời đại văn minh tiến bộ vượt bực vẫn không thiếu chuyện kẻ mạnh ăn hiếp người yếu trong mối quan hệ giữa người với người. Tình trạng mạnh hiếp yếu còn diễn ra khốc liệt hơn trong mối quan hệ ở cấp quốc gia: nước lớn bắt nạt hay xâm lăng nước nhỏ. Ở đây cũng xin giải thích một chút về cách dùng chữ nhược tiểu trong tiêu đề của bài viết này. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này hoàn toàn không có ý nghĩa đánh giá tiêu cực về quốc gia được đề cập đến. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này là để chỉ cho sự yếu kém về quân sự và kinh tế so với những nước mạnh về quân sự và kinh tế đi xâm lược. Sự yếu kém về quân sự và kinh tế không đồng nghĩa với sự yếu kém về quyết tâm và đồng lòng bảo vệ đất nước của quốc gia bị xâm lược. Ngược lại, cuộc chiến tại Ukraine hiện nay và Việt Nam
Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975. Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền VNCH, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó. Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền CSVN đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay? Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi. “Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
Một nữ nhà văn sống ở Pháp, bày tỏ trên Facebook của bà rằng: “Xin tiền, rất khổ! Zelenski không chỉ khẩu chiến với Trump mà cả... Biden. Hai tổng thống đã cãi nhau trong một cuộc điện đàm tháng 6/2022, khi Biden nói với Zelensky rằng ông vừa phê duyệt thêm $1 tỷ viện trợ quân sự cho Ukraine, Zelenski lập tức liệt kê tất cả các khoản viện trợ bổ sung mà ông ấy cần. Sự không biết điều này đã khiến Biden mất bình tĩnh, ông liền nhắc nhở Zelenski rằng người Mỹ đã rất hào phóng với ông ấy và đất nước Ukraine, rằng ông ấy nên thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn.”
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Khoa học gia người Mỹ da đen nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20 George Washington Carver (1864-1943) đã từng nói rằng, “Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa vàng của tự do.” Đúng vậy! Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục đối với tự do mà các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 như Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) đã tận lực vận động cho việc nâng cao dân trí để canh tân đất nước hầu có thể giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Đất nước Hoa Kỳ nhờ có tự do, dân chủ và dân trí cao mà trở thành đại cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục của Mỹ đã trở thành kiểu mẫu được nhiều nước ngưỡng mộ, cho nên số lượng sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ là cao nhất trên toàn cầu, với 1,126,690 người vào năm 2024, theo https://opendoorsdata.org.
Tổng thống Donald Trump vẫn luôn có sở thích tự đặt biệt danh cho chính mình: từ “thiên tài vững chãi,” “Don Trung Thực,” và giờ thì lên hẳn ngôi “vua.” Nhưng lần này, danh xưng vua chúa mà ông tự phong đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ. Hôm thứ Tư tuần qua, Trump tuyên bố “đánh bại” kế hoạch thu phí giao thông của New York dành cho Manhattan để giảm kẹt xe. Ông hớn hở đăng trên Truth Social: “KẾ HOẠCH THU PHÍ GIAO THÔNG ĐI TOONG RỒI. Manhattan và toàn bộ New York đã ĐƯỢC CỨU. HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!”
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.