Hôm nay,  

Đảng CSVN sợ cách mạng mầu lật đổ

11/29/202216:48:00(View: 13111)
Bình luận

vn court


Dư âm cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 ở Trung Đông, Bắc Phi châu và sự tan rã của Thế giới Cộng sản ở Nga năm 1992,  đang là mối lo hàng đầu của đảng CSVN, sau hơn 35 năm đổi mới. Dưới lăng kính bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi mọi phản ứng của dân trong cuộc sống, kể cả các hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền v.v… đều là “diễn biến hòa bình” nhằm phát triển “cách mạng mầu” để lật đổ đảng CSVN.

Thậm chí, những phản ứng “ích quốc lợi dân” nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi kinh tế  và môi trường cũng bị chụp mũ chống nhà nước, chống nhân dân.

 

Quan điểm này được dẫn chứng trong báo đảng: “Những năm vừa qua đã xuất hiện nhiều vụ việc cho thấy rằng, thế lực thù địch và phản động không ngừng nuôi âm mưu và sử dụng “chiêu thức” phản cách mạng để tấn công vào sự nghiệp cách mạng của nước ta. Chúng lợi dụng lòng yêu nước, lợi dụng mạng xã hội, Internet cùng những hạn chế trong nhận thức, hiểu biết của một bộ phận không nhỏ quần chúng để xúi giục nhân dân biểu tình. Điển hình như: lấy danh nghĩa “Hướng về biển, đảo quê hương” để kích động biểu tình, bạo loạn, phá hoại, bài xích quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (như vụ phản đối giàn khoan HD-981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam năm 2014 để tiến hành cái gọi là “cách mạng hoa sen”; vụ Formosa gây ra ô nhiễm môi trường biển khiến cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung để thực hiện cái gọi là “cách mạng cá” năm 2016); lấy danh nghĩa bảo vệ môi trường để thực hiện cái gọi là “cách mạng cây”; kêu gọi “xuống đường tổng biểu tình” năm 2018 tại 23 tỉnh, thành phố liên quan đến việc Quốc hội nước ta chuẩn bị thông qua và ban hành Luật An ninh mạng và Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt...(Tuyên Giáo, ngày 21/10/2020)

Đó là dự luật cho thuê đất 99 năm đối với ba đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong. Chủ thuê triển vọng, không ai khác là các Công ty của Trung Quốc. Vì vậy, dự luật đặc khu đã bị dân ép Quốc hội đình hoãn.

BỐN NGUY CƠ

 

Vẫn theo giọng điệu của Tuyên giáo thì: “Trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng tấn công vào các nước xã hội chủ nghĩa hoặc các nước không chịu theo “chiếc gậy chỉ huy” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thì Việt Nam là trọng điểm chống phá thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ kết hợp bạo loạn lật đổ với mục tiêu không thay đổi là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chính vì vậy, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994), Đảng ta đã chỉ ra những thách thức, những nguy cơ lớn đối với sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. “Những thách thức là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới…; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa…; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Các nguy cơ đó có liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau”; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII nhấn mạnh: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí…”

Tình trạng suy thoái của cán bộ, đảng viên và ảnh hưởng của 4 nguy cơ đã được xác nhận thêm vào năm 2021, với “một số mặt diễn biến có tính chất phức tạp hơn.” Theo lời ông Võ Văn Thưởng, khi còn giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thì dù Đảng “đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo, ngăn ngừa những nguy cơ này. Tuy nhiên, hiện nay các nguy cơ này vẫn còn tồn tại, bệnh cạnh đó có một số mặt diễn biến có tính chất phức tạp hơn.” Ông Võ Văn Thưởng, hiện giữ chức Bí thư thường trực Trung ương, chỉ đứng sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã cảnh giác: “Bốn nguy cơ này có quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau và nguy cơ nào cũng nguy hại, đều phải đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi, không thể chủ quan, xem thường bất cứ nguy cơ nào". (Theo báo Pháp luật Việt Nam, ngày 01/02/2021)

 

Vì vậy, Ban Tuyên giáo đã ráo riết phát động phong trào học tập lý luận chính trị trong đảng, nhất là những người đứng đầu, phải tuyệt đối trung thành với đảng và kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh. Công tác học tập cũng được lan rộng sang các trường Trung và Đại học, Cao Đẳng, Quân đội và Công an.

Lý do phải tổ chức học toàn diện như thế vì trong đảng đã xuất hiện khuynh hướng hoài nghi đường lối lãnh đạo của đảng, và phê bình quyết định tiếp tục xây dựng đất nước đặt trên nền tảng Chủ nghĩa Cộng sản. Quan trọng hơn, đã có nhiều người bỏ học Nghị quyết  đảng. Một số đảng viên còn công khai bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin, cho rằng chủ nghĩa này không còn phù hợp với xu thế thời đại và hoàn cảnh của Việt Nam.

Ngoài ra, một số không nhỏ đảng viên tại chức và nghỉ hưu đã tự ý bỏ sinh hoạt đảng hay không khai báo khi chuyển đến làm việc hay di trú đến địa phương khác.

AI XUYÊN TẠC AI ?

Nghiêm trọng hơn, đã có tiếng nói đòi xét lại vai trò và trách nhiệm lịch sử của đảng trong 30 năm chiến tranh (1945-1975) khiến báo  của Trung ương đảng phải phản ứng: “Với thủ đoạn thâm độc đi ngược lại xu thế phát triển của đất nước, ước nguyện hòa bình, mưu cầu hạnh phúc của dân tộc Việt Nam, các thế lực “Cách mạng Mầu - Cách mạng Trắng” thù địch, xét lại, cơ hội chính trị đã cố tình bôi đen, xuyên tạc, phủ nhân sự thật lịch sử, tuyên truyền sai lệch nhằm làm cho một bộ phận quần chúng thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc, nhất là giới trẻ hoài nghi, phai nhạt niềm tin đối với Đảng, chia rẽ Đảng với Nhân dân, làm suy yếu, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” (ĐCSVN, ngày 02/09/2022)


Dù biện minh cách nào chăng nữa, đảng CSVN cũng không thể chối bỏ trách nhiệm đã gây ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn, đổ vỡ cho đất nước và chia rẽ dân tộc hai miền Nam-Bắc. Bởi vì nếu không có chiến tranh thì làm gì có cuộc đi cư của trên 1 triệu người dân miền Bắc phải di cư vào Nam năm 1954. Và nếu không có quân đội miền Bắc xâm lăng miền Nam sau đó thì làm gì có hàng chục ngàn nạn nhân phải đi  “học tập cải tạo”. Có người phải ở tù đến 17 năm và một số không nhỏ  đã chết trong tù lao động.

Và nếu không có chế độ Cộng sản ở Việt Nam thì hàng trăm ngàn người Việt đã không bỏ nước ra đi tìm tự do bằng đường bộ và đường biển nguy hiểm từ sau ngày 30/04/1975. Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn: “Ước tính có từ 200.000 đến 400.000 thuyền nhân chết trên biển do mọi nguyên nhân (bệnh tật, tai nạn, bão tố, gặp hải tặc...) Những ước tính khác cho rằng có từ 10 đến 70 phần trăm thuyền nhân chết trên biển do mọi nguyên nhân.”

Cũng phải kể ra các nguyên nhân khiến đảng CSVN bị Quốc tế lên án vì đã đàn áp nhân quyền, độc quyền báo chí, hạn chế tối đa các quyền tự do tư tưởng, tôn giáo,hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước còn kiểm soát thông tin trên Internet và kìm kẹp hoạt động của các Mạng xã hội dân sự.

Do đó, tất cả những ai lên tiếng chống đảng liền bị báo đảng chỉ trích như họ đã viết: “Thời gian qua, một số các đài VOA, RFA, BBC, RFI  cũng như một số trang mạng xã hội Youtobe, Twitter, Facebok của các tổ chức “Việt Tân”, “Nhân dân hành động”, “Triều đại Việt”, “Tiếng dân”, “KTV, “Tivi tuần san”, TV24, “Góc nhìn W.C”, N10TV các nhóm cờ vàng, “No U”, “dân chủ” cuội trong và ngoài nước… thông qua các hình thức bình luận theo chuyên đề, kể chuyện lịch sử, hội luận nhằm xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ dân tộc và vai trò lãnh đạo của Đảng hòng làm giảm lòng tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước. Chúng thường sử dụng các thông tin các sự kiện có thật, nhưng được biên tập sửa chữa và thêm thắt các tình tiết ngụy tạo, bóp méo rồi được tung ra như một dạng thông tin chính thống. Những thủ đoạn kiểu này thường được thực hiện khá tinh vi, bài bản mà khi tiếp cận không chỉ những người có nhận thức hạn chế, phiến diện mà đôi khi cả những người có học vấn cao, nhận thức sâu rộng cũng có thể cũng bị mắc lừa.” (ĐCSVN, ngày 02/09/2022)

Vì vậy, báo đảng đã kêu gọi: “Chúng ta phải hết sức cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc sự thật, bịa đặt lịch sử, bóp méo lịch sử, xét lại lịch sử của các thế lực thù địch đang muốn thực hiện cách mạng màu, “Cách Mạng Trắng” ở Việt Nam làm mất ổn định xã hội, gây nghi ngờ vào nền tảng tư tưởng của Đảng và mất lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Hơn bao giờ hết, mỗi công dân Việt Nam yêu nước hãy tuyệt đối tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang kiên định mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, dân chủ, công bằng, phồn vinh hạnh phúc cho Nhân dân.”

 

Tuyên giáo đảng cũng báo động rằng: “Hậu quả nặng nề và kéo dài ở các nước bị cái gọi là “cách mạng sắc màu” “càn quét và tàn phá” qua là lời cảnh báo đối với Việt Nam. Trên thực tế, mặc dù cái gọi là “cách mạng sắc màu” chưa được các thế lực thù địch thực hiện thành công ở nước ta, nhưng đã có manh nha với những biểu hiện cụ thể của âm mưu, thủ đoạn này ở Việt Nam và gây ra những hậu quả nhất định.” (Tuyên Giáo, ngày 21/10/2020)


CHỐNG CÁCH NÀO ?

Mặc dù Tuyên giáo không nói ra “những hậu qủa” này, nhưng đã yêu cầu toàn đảng phài tăng cường chận đứng những mầm mống tạo ra “cách mạng mầu” bằng các biện pháp gồm:

-- Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội; chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội… để củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

 

-- Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ.

 

-- Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho toàn dân. Bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch không ngừng từ bỏ âm mưu thôn tính chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.


- Xây dựng cơ sở chính trị-xã hội vững mạnh về mọi mặt.


- Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh. Không ngừng chú trọng xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại (có lực lượng tiến thẳng lên hiện đại), xây dựng vững mạnh lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, lực lượng an ninh nhân dân ở cơ sở...”


LỰC LƯỢNG 47

 

Riêng trong lĩnh vực báo chí và an ninh mạng, nhà nước CSVN đã kêu gọi hợp tác chống “diễn biến hòa bình” và tuyên truyền bảo vệ chế độ trên không gian mạng. Bởi vì, Tuyên giáo đã nói: “Chính truyền thông xã hội đã châm ngòi, thổi bùng bằng kích động, tổ chức và thông tin, khiến ban đầu là các phong trào đường phố, đi đến bạo động và hệ quả là sự suy yếu nhanh chóng của các chế độ như ở Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ Latinh.”  (Võ Văn Thưởng, ngày 17/06/2019)

 

Để bảo vệ đảng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã thành lập Lực lượng 47 theo Chỉ thị 47/CT- CT ngày 8 tháng 1 năm 2016 có nhiệm vụ chống các "quan điểm sai trái" trên mạng Internet tại Việt Nam, đặc biệt trong nội bộ Quân đội.

 

Bách khoa Toàn thư mở viết: “Tính đến tháng 12 năm 2017, lực lượng này có hơn 10.000 người với quân số có mặt ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền và mọi lĩnh vực của quân đội.” Theo quan điểm của chính quyền Việt Nam, lực lượng này được coi là đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động diễn biến hoà bình trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa bao gồm phản bác các quan điểm sai trái trên mạng Internet.”


Tuy nhiên, không ai biết đã có bao nhiêu Công an đã được huấn luyện tham gia cuộc chiến tranh mạng. Chỉ biết rằng Công an chính là lực lượng đã kiểm soát, theo dõi và lùng bắt những người có tư tưởng và hoạt động chống đảng CSVN trên không gian mạng.

 

– Phạm Trần

(11/022)

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có lẽ cũng không thể quên những đóng góp tích cực từ một số cơ quan truyền thông Việt ngữ, các ký giả chuyên hay không chuyên nghiệp, những dịch giả, các chuyên viên đủ ngành nghề trong cộng đồng gốc Việt, đặc biệt là một giới trẻ năng động và tài ba, cũng đã tham gia tích cực vào việc cung cấp thông tin nhanh chóng và xác thực, dù trong tư cách nghề nghiệp hay chỉ là công dân tự phát.
Sau khi Biển và Chim Bói Cá được dịch giả Tây Hà chuyển sang Pháp ngữ (La Mer et le Matin-Pêcheur) trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFA, vào hôm 15 tháng 4 năm 2012, Bùi Ngọc Tấn đã có đôi lời tâm sự về tác phẩm của mình: “Tôi chỉ có thể tóm tắt lại như thế này, đây là sử thi, quyển tiểu thuyết sử thi thời sự tan rã. Tan rã trong hệ tư tưởng, tan rã trong quan hệ sản xuất, nghĩa là tan rã trong ý thức hệ, tan rã trong quan hệ giữa người với người.”
Rât ngỡ ngàng và xót xa khi tôi nghe tin Kiêm Thêm đã ra đi giữa mùa đại dịch. Mấy tuần trước, Thêm còn rủ tôi về nhà Thêm ở Monterey Hills uống bia và ngắm khu vườn nhỏ Thêm đã chí thú vun trồng trong những ngày sống cách ly ở nhà. Tuy từ nơi tôi ở, xuống nhà Kiêm Thêm chỉ cách khoảng 6 giờ lái xe trên đường cao tốc; nhưng con đường xa lộ bây giờ thành dài vô tận trong mùa dịch bệnh đang phải cách ly.
Người Việt ở nước ngoài đi biểu tình thì may mắn là không ai bị trọng thương hoặc tử thương gì sất. Tuy thế, những lời lẽ nẩy lửa – hay cay độc – mà họ dùng để mạt sát nhau (trong lúc tranh cãi để bênh vực quan điểm chính trị của mình) thì có thể làm cho tha nhân bị tổn thương cho đến khi nhắm mắt!
Ngày 6 tháng 1 năm 2021 một cuộc nổi dậy đã xảy ra tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn khi hàng trăm người bạo loạn tràn vào Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ khiến cho 5 người chết. Trong khi nhiều người tại Thủ Đô Washington, bề ngoài đi biểu tình chống lại điều mà họ thấy sai lầm rằng cuộc bầu cử bị đánh cắp, sự có mặt của họ -- và các hành động của họ -- phản ảnh một loạt mục tiêu lớn hơn mà các dân quân người Mỹ đang hy vọng đạt được để có thêm hành động cực đoan hơn. Nhiều bài viết bởi các học giả chuyên về phong trào cực đoan bạo động, thượng đẳng da trắng và dân quân giải thích con đường đi xuống mà những người bạo loạn và nổi dậy này tìm cách chiếm lấy nước Mỹ. Báo The Conversation U.S. đã biên soạn các trích đoạn của 5 trong số những bài viết đó, tìm cách giải thích sự rạn nứt đã lan rộng trong xã hội Mỹ. “Những người theo QAnon, Proud Boys và các nhóm cực hữu và cực hữu và dân tộc da trắng kết nối lỏng lẻo khác tập họp tại Washington tưởng rằng họ đang sống trong ý tưởng rất ư kỳ quặc
Với bối cảnh này, Tổng thống Biden thừa nhận ông sẽ phải đối phó với một nước Mỹ phân hóa trầm trọng hơn bao giờ hết, cộng thêm với nạn dịch Thế kỷ và một nền Kinh tế suy thoái với 6.7% người Mỹ thất nghiệp. Con số này tương đương với khoảng 40 triệu người cần được trợ giúp khẩn cấp. Tổng thống Biden nói với nhân dân Mỹ rằng ông biết rất rõ phải làm gì trong cương vị Tổng thống để hàn gắn vết thương chia rẽ do các khuynh hướng bạo lực và cường quyền gây ra, nhanh chóng ngăn chặn dịch Covid 19 và phục hồi kinh tế.
Một nền dân chủ lâu đời, bén rễ hơn ba trăm năm qua của một cường quốc hàng đầu thế giới bỗng dưng trở thành nền “cộng hòa chuối” (banana republic)[1] qua cuộc bầu cử tổng thống 2020, với tố cáo gian lận, kiện tụng rồi trở thành bạo loạn sau đó, tưởng như chỉ có thể xảy ra ở một nước độc tài kém phát triển nào đó ở Nam Mỹ hay mãi tận châu Phi xa xôi. Tại sao lại có thể xảy ra những chuyện kỳ lạ như thế với một nền dân chủ được xem như mẫu mực để thế giới noi theo?
Khi Facebook và Twitter quyết định đóng cửa vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Trump, sau nhiều lần cảnh cáo, dư luận bùng lên tranh luận về quyền tự do phát biểu và Tu chính án Số 1 trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Từ ngày lên làm lãnh đạo, ông Trump đã dùng tài khoản twitter để nói chuyện thẳng với những ai có kết nối với tài khoản của ông. Twitter của tổng thống có 80 triệu người theo dõi và ông đã dùng nó như là phương tiện phát ngôn chính, vào bất cứ khi nào ông thấy cần, kể cả lúc đêm khuya hay khi trời còn tờ mờ sáng. Ông viết vài hàng về những gì ông suy nghĩ mà chẳng cần tham khảo ý kiến với cố vấn hay những người làm chính sách trong nội các. Ông bốp chát, khinh miệt những người không đồng ý hay chê bai ông. Nhiều lần Twitter và Facebook đã dán lời cảnh báo trước những phát tán của ông, khi cho rằng tổng thống không nói đúng sự thật. Cho tới khi biến cố 6/1 xảy ra, là sự việc nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump tràn vào trụ sở Quốc Hội làm loạn,
Chiến tranh ở Việt Nam sôi động nhất là vào thập niên 70. Nam ký giả nhà binh thì nhiều, nhưng nữ ký giả chỉ có Phan Trần Mai, thuộc binh chủng Nhảy Dù, sau khi giải ngũ về làm cho nhật báo Trắng Đen. Chúng tôi gặp nhau vào mùa hè đỏ lửa, lúc ở địa đầu giới tuyến, tỉnh Quảng Trị.
Hôm nay công sở và trường học cùng một số hãng xưởng đã được nghỉ lễ ngày Martin Luther King Jr. Day để đón mừng sinh nhật và tưởng niệm ông. MLK sinh ngày 15 tháng Một năm 1929 nhưng ngày MLK Day được chọn là ngày thứ Hai thứ ba trong tháng Một hàng năm, tức hôm nay. Ngoại trừ sinh nhật tổng thống George Washington và Abraham Lincoln được kết hợp và đón chào như một ngày lễ liên bang qua Ngày Tổng Thống - President Day, ông là công dân Hoa Kỳ duy nhất có ngày sinh đã được Quốc Hội chuẩn thuận và tổng thống Ronald Reagan thông qua vào năm 1983, trở thành ngày lễ liên bang chính thức, nhằm tưởng niệm và vinh danh một nhân vật lịch sử vĩ đại của nước Mỹ. Người mà cái tên hầu như hiện diện khắp nước Mỹ qua những bảng tên đường, các trung tâm, tổ chức, phong trào xã hội dân sự.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.