Hôm nay,  

Tản Mạn Về Chuyến Thăm Singapore Và Việt Nam Của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris

24/08/202115:28:00(Xem: 4742)
Untitled
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris hội nghị bàn tròn Gardens by the Bay tại Singapore trước khi bay đến Vietnam, nơi thứ hai trong chuyến công du Á Châu, 24 tháng Tám, 2021. Hình: REUTERS/Evelyn Hockstein/Pool


Đi thăm Singapore và Việt Nam bà Kamala Harris đến hai trọng điểm chiến lược của vùng Đông Nam Á. Singapore tuy nhỏ nhưng là nươc giàu nhất, kinh tế phát triển nhất, chính trị ổn định nhất, và có uy tìn chính trị-ngoại giao lớn nhất trong khu vực. Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa nhiều nhât, có quân đội thiện chiến nhất, và vừa là cửa ngõ và vừa là nút chặn cho sư bành trương của Trung Quốc sang toàn vùng Đông Nam Á.

Nói vắn tắt, Việt Nam là con cờ domino quan trọng. Việt Nam biết thế, các nước Đông Nam Á biết thế, Hoa Kỳ biết thế, Trung Quôc cũng biết thế.
Vì biết thế nên Trung Quốc chưa có hành động gì để đẩy Việt Nam vào thế liên minh với Hoa Kỳ. Sau Macao và Hong Kong, Đài Loan, chứ không phải Việt Nam, là ưu tiên số một trong “sứ mạng lịch sử” thu hồi và thống nhất lãnh thổ của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc được Đài Loan, uy thế của Hoa Kỳ ắt giảm, ít nhất dưới mắt ASEAN, và họ bắt buôc phải thích ứng với sức ép của Trung Quốc.

Trong chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ, Việt Nam là môt cưc tuy nhỏ nhưng quan trong trọng cô gắng tạo thế đa phương quyền lực (multipolarity) để phá thế đơn cưc (unipolarity) mà Trung Quốc muốn thực hiện đặt khu vực này dưới “luật chơi của Trung Quốc.” Cả đại sứ chỉ định của Hoa Kỳ Marc Evans Knapper, Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd J. Austin, và có lẽ Phó Tổng Thống Kamala Harris, cũng đề cập đến triển vọng nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ từ mức “đối tác toàn diện” lên mức “đối tác chiến lược.”

Đây là một đốt phá chiến lược khó có thể thực hiện trong hoàn cảnh hiện nay. Điều tối đa mà Hoa Kỳ có thể theo đuổi là mô thức Singapore thu hẹp. Nếu mỗi năm khoảng 100 tầu chiến của Hoa Kỳ ra vào hải cảng Changi của Singapore thì Hoa Kỳ có thể thăm dò khả năng Việt Nam bắt đầu cho phép số tầu chiến Mỹ cập bến ở Việt Nam, không nhất thiết là Cam Ranh, nhiều gấp bội 2 lần một năm. Điều này có thể làm mất lòng Trung Quốc nhưng không vi phạm chính sách “ba không” của Việt Nam –không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác.

Đối với Việt Nam, Hoa Kỳ có thể là một đối trọng với Trung Quốc, nhưng mưc đổ khả tin trong cam kết của Hoa Kỳ thì phải xét lại. Việt Nam cần nhưng không hay chưa tin Mỹ.


Hai yếu tố gần đây khiến Việt Nam và nhiều đối tác khác của Hoa Kỳ nghi ngờ mức độ cam kết và khả năng đối trọng của Hoa Kỳ. Thư nhất, chính sách “Mỹ trên hết” đươc thi hành môt cách ich kỷ và thô bạo của chính quyền Trump đã tạo ra rạn nút vơi các đồng minh và đối tác trong khu vực. Thêm vào đó, viêc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước Đôi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong khi cố gắng ve vuốt Trung Quốc để ký được một “thương ươc lịch sử “với nước này cho thấy chính quyền Trump coi nặng quyền lợi kinh tế, coi nhẹ quyền lợi chiến lược, và sao lãng đồng minh trong khuôn khổ tạo “quan hệ đại cường kiểu mới” theo đề nghi của Trung Quốc.

Thứ hai, cuôc triêt thoái vôi vàng và hỗn độn ở Afghanistan làm trầm trọng thêm tình trạng chia rẽ nôi bộ vốn sẵn có ở Hoa Kỳ từ mấy năm nay cùng vơi sự xuất hiên của hàng ngũ lãnh đạo mà đa số chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân và đảng phái hơn quyền lợi quốc gia tất nhiên làm suy yếu uy thế và khả năng phóng chiếu quyền lực và thưc hiện cam kết của Hoa Kỳ ở ngoài nước.

Trong hoàn cảnh ấy, Việt Nam tự hỏi Hoa Kỳ có thể giúp gi cho Việt Nam? Ngoài nhu cấp bách muốn Hoa Kỳ giúp đối phó vơi dịch cúm Covid-19, Việt Nam còn muốn Hoa Kỳ gia tăng đầu tư, chuyển nhượng kỹ thuật, giúp Việt Nam phát triển kinh tế nhanh chóng, và muốn Hoa Kỳ tich cưc trong việc bảo vệ tự do hàng hải và luật biển.

Có thể Việt Nam cũng muốn hợp tác về chuyển nhượng kỹ thuật quốc phòng để Việt Nam có thể tự bảo vệ khi bị áp đặt về mặt quân sự.
Tuy đòi lại những lãnh thổ bị mất vào tay Trung Quốc là diều không thực tiễn, nhưng bảo toàn lãnh thổ và những vùng biễn đảo có trong tay là điều cần thiết. Hoa Kỳ có thể làm gì thiết thực để giúp Việt Nam?

Việt Nam cũng có thể thăm dò khả năng Hoa Kỳ giúp Việt Nam khai thác dầu khi và tài nguyên trong vùng biển rõ rệt thuộc chủ quyên của Việt Nam như trường hợp dự án Cá Voi Xanh mà Exxon Mobil bỏ cuộc ngay trong khi cựu Tổng Thống Trump đến Việt Nam năm 2019.

Đó là những câu hỏi cần đặt ra.

Trong hoàn cảnh hiên tại, khó kỳ vọng có một đột phá chiến lược trong quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ, nhưng Việt Nam cũng không có lợi gì để bà Harris, một người luôn có “tiếng nói cuối cùng” với Tổng Thống Hoa Kỳ, phải ra về tay không trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của bà.

Nguyễn Mạnh Hùng

(Người viết cám ơn Tiến sĩ Vũ Quang Việt đã phối kiểm sự chính xác của môt số sự kiện trong bản thảo đầu tiên)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong vài tháng qua, báo chính chính thống của Mỹ đã dành cho Donald Trump khá nhiều đất diễn. Nhất cử nhất động của Trump, dù đáng hay không đáng, dù thiếu một nửa để trở thành một ổ bánh mì, vẫn được những tờ báo lớn có lịch sử hơn trăm năm dẫn lại. Với Trump, đó là một chiến thắng. Với báo chí, đó là kinh doanh, là “rating.”
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
Chính quyền CSVN và Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (The United States Commission on International Religious Freedom / USCIRF) đã có tầm nhìn tương phản về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam...
17 ngày nữa, cuộc tranh cử tổng thống Mỹ bước vào kết thúc. Ai thắng? Ai bại? Đời sống sẽ được trở lại bình thường không bị ám ảnh của truyền thông lôi kéo, không bị áp lực của đảng phái thuyết phục. Thật là đáng mừng.Không chắc. Nếu ông Trump thắng, cuộc giao chuyển quyền lực tuy không vừa ý, nhưng chắc sẽ xuôi qua bình yên. Nếu ông Trump thua, đây mới là vấn nạn. Đến giờ phút này, ai cũng biết, nếu ông Trump không được làm tổng thống thì sẽ ứng với câu: Được làm vua, thua làm giặc. Chuyện này đã xảy ra trong lịch sử: Ngày 6 tháng 1, 2021. Và căn cứ theo những lời ông tuyên bố khi vận động tranh cử. Chính quyền Biden, FBI, nội an, cảnh sát, quân đội, có chuẩn bị gì chưa? Hay chỉ có ông Howard Stern tuyên bố: “Tôi không đồng ý với Trump về mặt chính trị, tôi không nghĩ ông ta nên đến gần Nhà Trắng. Tôi không ghét ông. Tôi ghét những người bỏ phiếu cho ông. Tôi nghĩ họ ngu ngốc. Tôi ghét. Tôi sẽ thành thật với bạn, tôi không tôn trọng bạn," (Fox News.)
Chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy ba tuần nữa là ngày bầu cử. Cho đến hôm nay, ai nói, cũng đã nói. Ai làm, cũng đã làm. Nói nhiều hay ít, và làm nhiều hay ít, cũng đã thể hiện rõ ràng. Trừ khi, như một cựu ký giả của tờ Sóng Thần trước năm 1975, hiện đang sinh sống ở Virginia, nói rằng: “Có thể họ không lên tiếng trước công chúng, nhưng ngày bầu cử, lá phiếu của họ dành cho đảng đối lập.” Vị cựu nhà báo này muốn nói đến cựu tổng thống Hoa Kỳ, George W Bush, vị tổng thống duy nhất thuộc đảng Cộng hoà còn tại thế.
Hoa Kỳ luôn được tôn vinh là một cường quốc tích cực tham gia trong mọi sinh hoạt chính trị quốc tế, nhưng lịch sử ngoại giao đã chứng minh ngược lại: Hoa Kỳ từng theo đuổi nguyên tắc bất can thiệp và cũng đã nhiều lần dao động giữa hai chủ thuyết quốc tế và cô lập. Trong việc thực thi chính sách đối ngoại trong thế kỷ XX, Hoa Kỳ mới thực sự trực tiếp định hình cho nền chính trị toàn cầu, lãnh đạo thế giới tự do và bảo vệ nền an ninh trật tự chung. Nhưng đối với châu Âu, qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, càng ngày Hoa Kỳ càng tỏ ra muốn tránh xa mọi ràng buộc càng tốt.
Tiếng Việt không ít những thành ngữ (ví von) liên hệ đến đặc tính của nhiều con vật hiền lành và quen thuộc: ăn như heo, ăn như mèo, nhát như cáy, gáy như dế, khóc như ri, lủi như trạch, chạy như ngựa, bơi như rái, khỏe như voi, hỗn như gấu, chậm như rùa, lanh như tép, ranh như cáo, câm như hến …Dù có trải qua thêm hàng ngàn hay hàng triệu năm tiến hóa, và thích nghi để sinh tồn chăng nữa – có lẽ – sóc vẫn cứ nhanh, sên vẫn cứ yếu, cú vẫn cứ hôi, lươn vẫn cứ trơn, đỉa vẫn cứ giai, thỏ vẫn cứ hiền, cá vẫn cứ tanh, chim vẫn cứ bay, cua vẫn cứ ngang (thôi) nhưng hến thì chưa chắc đã câm đâu nha.
Khi thiên tai đổ xuống, thảm họa xảy ra, và con người với khả năng chống đỡ có giới hạn, thì những gì nhân loại có thể làm là cứu nhau. Ngược lại với nguyên tắc tưởng chừng như bất di bất dịch của một thời đại mà con người luôn hướng đến hòa bình và lương thiện, lại là các thuyết âm mưu tạo ra để lan truyền thù ghét và mất niềm tin vào chính quyền đương nhiệm. Đại dịch Covid-19 vĩnh viễn là sự thật của lịch sử Mỹ, trong triều đại của Donald Trump. Tòa Bạch Ốc của Trump lúc ấy, qua lời mô tả của những nhân viên trong ngày dọn dẹp văn phòng làm việc để bắt đầu bước vào giai đoạn “work from home” là “ngôi nhà ma.” Giữa lúc số người chết tăng theo từng giây trên khắp thế giới thì Trump vẫn điên cuồng xoay chuyển “tứ phương tám hướng” để kéo người dân quay về một góc khác của đại dịch, theo ý của Trump: “Covid không nguy hiểm.”
Mặc dù các bác sĩ tâm thần có bổn phận bảo mật các thông tin sức khỏe tâm thần do bệnh nhân tiết lộ, nhưng hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều có luật bắt buộc hoặc cho phép bác sĩ tâm thần tiết lộ thông tin bí mật khi bệnh nhân có triển vọng gây tổn hại cho cộng đồng...
Trong tuần lễ cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1980 giữa Tổng Thống Đảng Jimmy Carter (Dân Chủ) và ứng cử viên Ronald Reagan (Cộng Hòa), hai ứng cử viên đã có một cuộc tranh luận duy nhất vào ngày 28 tháng 10. Trong cuộc tranh luận, Reagan đã nêu ra một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong mọi thời đại: “Hôm nay quý vị có khá hơn bốn năm trước hay không?” Câu trả lời của Carter là “KHÔNG." Cùng với một số lý do không kém quan trọng khác, số phiếu của ông đã giảm xuống vào những ngày quan trọng cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Reagan đã giành được số phiếu phổ thông lớn và chiến thắng trong cuộc bầu cử.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.