Đi thăm Singapore và Việt Nam bà Kamala Harris đến hai trọng điểm chiến lược của vùng Đông Nam Á. Singapore tuy nhỏ nhưng là nươc giàu nhất, kinh tế phát triển nhất, chính trị ổn định nhất, và có uy tìn chính trị-ngoại giao lớn nhất trong khu vực. Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa nhiều nhât, có quân đội thiện chiến nhất, và vừa là cửa ngõ và vừa là nút chặn cho sư bành trương của Trung Quốc sang toàn vùng Đông Nam Á.
Nói vắn tắt, Việt Nam là con cờ domino quan trọng. Việt Nam biết thế, các nước Đông Nam Á biết thế, Hoa Kỳ biết thế, Trung Quôc cũng biết thế.
Vì biết thế nên Trung Quốc chưa có hành động gì để đẩy Việt Nam vào thế liên minh với Hoa Kỳ. Sau Macao và Hong Kong, Đài Loan, chứ không phải Việt Nam, là ưu tiên số một trong “sứ mạng lịch sử” thu hồi và thống nhất lãnh thổ của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc được Đài Loan, uy thế của Hoa Kỳ ắt giảm, ít nhất dưới mắt ASEAN, và họ bắt buôc phải thích ứng với sức ép của Trung Quốc.
Trong chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ, Việt Nam là môt cưc tuy nhỏ nhưng quan trong trọng cô gắng tạo thế đa phương quyền lực (multipolarity) để phá thế đơn cưc (unipolarity) mà Trung Quốc muốn thực hiện đặt khu vực này dưới “luật chơi của Trung Quốc.” Cả đại sứ chỉ định của Hoa Kỳ Marc Evans Knapper, Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd J. Austin, và có lẽ Phó Tổng Thống Kamala Harris, cũng đề cập đến triển vọng nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ từ mức “đối tác toàn diện” lên mức “đối tác chiến lược.”
Đây là một đốt phá chiến lược khó có thể thực hiện trong hoàn cảnh hiện nay. Điều tối đa mà Hoa Kỳ có thể theo đuổi là mô thức Singapore thu hẹp. Nếu mỗi năm khoảng 100 tầu chiến của Hoa Kỳ ra vào hải cảng Changi của Singapore thì Hoa Kỳ có thể thăm dò khả năng Việt Nam bắt đầu cho phép số tầu chiến Mỹ cập bến ở Việt Nam, không nhất thiết là Cam Ranh, nhiều gấp bội 2 lần một năm. Điều này có thể làm mất lòng Trung Quốc nhưng không vi phạm chính sách “ba không” của Việt Nam –không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác.
Đối với Việt Nam, Hoa Kỳ có thể là một đối trọng với Trung Quốc, nhưng mưc đổ khả tin trong cam kết của Hoa Kỳ thì phải xét lại. Việt Nam cần nhưng không hay chưa tin Mỹ.
Hai yếu tố gần đây khiến Việt Nam và nhiều đối tác khác của Hoa Kỳ nghi ngờ mức độ cam kết và khả năng đối trọng của Hoa Kỳ. Thư nhất, chính sách “Mỹ trên hết” đươc thi hành môt cách ich kỷ và thô bạo của chính quyền Trump đã tạo ra rạn nút vơi các đồng minh và đối tác trong khu vực. Thêm vào đó, viêc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước Đôi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong khi cố gắng ve vuốt Trung Quốc để ký được một “thương ươc lịch sử “với nước này cho thấy chính quyền Trump coi nặng quyền lợi kinh tế, coi nhẹ quyền lợi chiến lược, và sao lãng đồng minh trong khuôn khổ tạo “quan hệ đại cường kiểu mới” theo đề nghi của Trung Quốc.
Thứ hai, cuôc triêt thoái vôi vàng và hỗn độn ở Afghanistan làm trầm trọng thêm tình trạng chia rẽ nôi bộ vốn sẵn có ở Hoa Kỳ từ mấy năm nay cùng vơi sự xuất hiên của hàng ngũ lãnh đạo mà đa số chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân và đảng phái hơn quyền lợi quốc gia tất nhiên làm suy yếu uy thế và khả năng phóng chiếu quyền lực và thưc hiện cam kết của Hoa Kỳ ở ngoài nước.
Trong hoàn cảnh ấy, Việt Nam tự hỏi Hoa Kỳ có thể giúp gi cho Việt Nam? Ngoài nhu cấp bách muốn Hoa Kỳ giúp đối phó vơi dịch cúm Covid-19, Việt Nam còn muốn Hoa Kỳ gia tăng đầu tư, chuyển nhượng kỹ thuật, giúp Việt Nam phát triển kinh tế nhanh chóng, và muốn Hoa Kỳ tich cưc trong việc bảo vệ tự do hàng hải và luật biển.
Có thể Việt Nam cũng muốn hợp tác về chuyển nhượng kỹ thuật quốc phòng để Việt Nam có thể tự bảo vệ khi bị áp đặt về mặt quân sự.
Tuy đòi lại những lãnh thổ bị mất vào tay Trung Quốc là diều không thực tiễn, nhưng bảo toàn lãnh thổ và những vùng biễn đảo có trong tay là điều cần thiết. Hoa Kỳ có thể làm gì thiết thực để giúp Việt Nam?
Việt Nam cũng có thể thăm dò khả năng Hoa Kỳ giúp Việt Nam khai thác dầu khi và tài nguyên trong vùng biển rõ rệt thuộc chủ quyên của Việt Nam như trường hợp dự án Cá Voi Xanh mà Exxon Mobil bỏ cuộc ngay trong khi cựu Tổng Thống Trump đến Việt Nam năm 2019.
Đó là những câu hỏi cần đặt ra.
Trong hoàn cảnh hiên tại, khó kỳ vọng có một đột phá chiến lược trong quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ, nhưng Việt Nam cũng không có lợi gì để bà Harris, một người luôn có “tiếng nói cuối cùng” với Tổng Thống Hoa Kỳ, phải ra về tay không trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của bà.
Nguyễn Mạnh Hùng
Nguyễn Mạnh Hùng
(Người viết cám ơn Tiến sĩ Vũ Quang Việt đã phối kiểm sự chính xác của môt số sự kiện trong bản thảo đầu tiên)
Gửi ý kiến của bạn