Hôm nay,  

Kinh Tế Dễ Hiểu: Lạm Phát và Giảm Phát (Chương 13)

22/08/202109:56:00(Xem: 2405)

ECONOMICS


Một gian thương trộn 10% đồng vào vàng rồi rao bán vàng nguyên chất sẽ bị bỏ tù về tội lừa đảo. Nhà nước in tờ giấy bạc 100 đồng nhưng giá trị chỉ còn lại 90 đồng nhưng lại gọi là 10% lạm phát (inflation, tức là tiền mất giá.)


Nếu bạn đọc thay vì mua tivi 32 inch năm nay chờ thêm 2 năm mua tivi 50 inch lớn hơn, đẹp hơn mà giá lại rẻ hơn thì gọi là giảm phát (deflation, tức là hàng hóa mất giá.)


Ai cũng ham thích hàng rẻ nhưng nếu mọi người cùng một lúc hoãn mua sắm tivi tủ lạnh chờ sang năm sẽ khiến cửa hàng ế ẩm, hãng xưởng cắt giảm sản xuất và nhân viên mất việc. Cho nên giảm phát nguy hiểm không kém lạm phát.


Giảm phát thường là những thứ không cần thiết (tivi, tủ lạnh,…ngày mỗi rẻ) trong khi lạm phát lại gồm những món không thể thiếu (tiền xăng, tiền chợ, tiền nhà, tiền giữ trẻ và con đi học, tiền y tế…ngày thêm đắc đỏ.)  


Lạm phát ở mỗi nước lại có ảnh hưởng khác nhau đến đời sống gia đình. Ở các nước giàu lương thực và xăng dầu chiếm khoảng 15% thu nhập nên dân chúng than phiền khi tăng giá, trong khi tại các nước đang mở mang tiền chợ và tiền xăng chiếm đến 40% tiền lương của giới lao động vốn chạy gạo hàng ngày nên tăng giá thì dân tình khốn đốn.    


***


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm phát ở Âu-Mỹ-Nhật:


  1. Nhật và nhiều nước Âu-Châu đang bị lão hóa. Người già thường bớt ăn, bớt mặc, ít mua nhà và xe mới. Nhu cầu tiêu thụ giảm khiến hàng hóa mất giá.


  1. Dây chuyền sản xuất và chuyên chở được hữu hiệu hoá nhờ điện toán và tự động hóa để hạ giá thành. Thí dụ nhà hàng trước đây cần đến 10 nhân viên chạy bàn, nay khách hàng đặt món ăn qua điện thoại cầm tay (QR code) nên chỉ mướn 3 nhân viên để hạ phí tổn. Máy bay 30 năm trước cần 5 phi hành đoàn nay chỉ còn 2 phi công chính và phụ.


  1. Toàn cầu hóa (nhất là công xưởng quốc tế Trung Quốc) khiến quần áo, giày Nike và hàng điện toán tụt giá hàng năm. Chịu khó chờ mua hàng hơi lỗi thời chỉ sau 1 năm để được 30-70% sale.


Giảm phát gây thiệt hại khiến người lao động mất việc hay không dám đòi tăng lương; doanh nghiệp nhỏ lẻ đóng cửa do không thể cạnh tranh với các siêu đại công ty Walmart, Amazon…dùng vốn đè đối phương; trí tuệ nhân tạo đe dọa công ăn việc làm của thành phần chuyên viên trí thức. Giảm phát có lợi cho những người với đồng lương vững chắc, nhờ hàng hoá ngày thêm rẻ nên sức mua ngày càng tăng. Ở Mỹ lại mua hàng Tàu hay Việt mà không có hàng Mỹ cho nên khâu buôn bán dịch vụ (service industry) tăng trong khi khâu sản xuất (manufacturing industry) không mướn thêm công nhân.


Trong hoàn cảnh lạm phát thấp (disinflation) hay là giảm phát (deflation) các Ngân Hàng Trung Ương (NHTƯ) Âu-Mỹ-Nhật xử dụng chính sách tiền rẻ (easy money) tức bơm tiền và giữ lãi xuất thấp. Mục tiêu nhằm thúc đẩy đầu tư và tiêu thụ bằng cách giúp doanh nghiệp vay vốn kinh doanh, dân chúng mượn tiền ăn xài.


Tiền rẻ khiến tiết kiệm lỗ do lãi xuất âm hay phân lời quá thấp, cho nên tiền chạy vào các khoảng đầu tư lời nhiều nhưng thêm rủi ro. Giá nhà và chứng khoáng tăng vọt vì có nguồn tiền đổ vào bơm lên bong bóng tài sản (asset inflation) cho dù thất nghiệp đang cao (trả lời cho câu hỏi thường đặt ra là ai có tiền mua nhà trong khi nhiều người mất việc.) Chính sách tiền rẻ có lợi cho người sở hữu tài sản (địa ốc, cổ phiếu) mà thiệt thòi cho giới sống bằng đồng lương (thuê mướn chổ ở tăng) làm tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Chính sách tiền rẻ có hại cho những người đang vay mượn dài hạn (vì nợ không bốc hơi) trừ phi đáo nợ (refinance, tức vay nợ mới phân lời thấp trả nợ củ lãi xuất cao.) Các tương quan tuy chằng chịt nhưng chỉ cần nhớ là tiền đẻ ra tiền: có tiền và sở hữu tài sản sẽ ngày càng giàu, bằng chỉ trông cậy vào đồng lương cứ chạy gạo dài dài; may mà thừa hưởng tài sản thì đừng bán ăn xài cho hết.   


***


Lạm phát là tiền mất giá. Tiền nhiều, hàng ít nên giá cả phải tăng (Inflation is caused by too much money chasing too few goods – Milton Friedman). Thí dụ gặp lúc kinh tế tăng trưởng, nhiều người đi làm có tiền đua nhau mua sắm khiến hàng hoá trở nên đắt đỏ. Hay ở Mỹ dưới thời cúm Tàu, tuy ở nhà nhưng nhận trợ cấp nhiều hơn đồng lương nên thêm tiền ăn xài thành ra lạm phát.


Lương bổng tăng chậm hơn lạm phát. Lương mỗi năm lên chỉ một lần trong khi tiền chợ cứ tăng hàng tuần. Cho nên một khi lạm phát đã bắt đầu thì tâm lý lo sợ lạm phát (inflation expectation) sẽ khiến lạm phát kéo dài rất khó chữa. 


Thí dụ lạm phát năm rồi 5%, đến ngày tăng lương công nhân sẽ đòi  7% bù đắp cho lạm phát năm tới (cho dù không ai biết trước lạm phát năm sắp tới sẽ là bao nhiêu). Tương tự như vậy, doanh nghiệp khi kê giá hàng hoá cho năm sau phải cộng thêm 10% chuẩn bị tăng cho lương bổng và vật liệu mua vào nhảy vọt. Vì tâm lý thị trường lo sợ lạm phát nên giá cả tăng đồng đều và toàn bộ.


Người Mỹ có 2 cách tính lạm phát: lạm phát thực (headline inflation, hay giá cả tiêu dùng (consumer price) của một giỏ hàng hóa cùng các dịch vụ tiêu biểu), và lạm phát lõi (core inflation, tức lạm phát thực trừ tiền xăng và thức ăn. Lý do giá cả nhiên liệu và thực phẩm lên xuống thất thường (do chiến tranh, thiên tai, mất mùa…) cho nên lạm phát thực có thể biến động hanh chóng bất ngờ trong khi lạm phát lõi lên xuống chậm hơn. Giới kinh doanh dùng lạm phát lõi để tiên liệu giá cả hàng hóa cho nên lạm phát lõi mỗi khi đã bắt đầu rất khó ngăn chặn, đôi khi phải gặp kinh tế suy thoái và thất nghiệp mới thay đổi chu kỳ.  


Muốn chấm dứt lạm phát phải diệt trừ tâm lý dự phòng lạm phát. Nhà nước phải làm mạnh và liên tục nuốt liều thuốc đắng trong khoảng thời gian dài 1-2 năm thì thị trường mới tin. 


Nếu trong giảm phát phải dùng chính sách tiền rẻ (easy money) bơm tiền và lãi xuất rẻ nhằm thúc đẩy đầu tư và tiêu thụ thì ngược lại khi lạm phát phải siết chặt tiền tệ (money tightening) bằng cách giảm lượng tiền lưu hành và tăng lãi xuất. Hậu quả là tiền khan hiếm khiến người tiêu thụ khó mượn tiền tiêu xài còn doanh nghiệp khó vay vốn kinh doanh, nên công nhân viên mất việc. Ít đầu tư tiêu xài tất giá cả hàng hóa giảm khiến hạ lạm phát.


Ở Mỹ bây giờ muốn thay đổi từ chính sách tiền rẻ sang thắt chặt tiền tệ ở Mỹ rất nguy hiểm. Lý do như đã trình bày phần trên là tiền rẻ sinh ra bong bóng tài sản (asset inflation). Tài sản của giới trung lưu lại nằm trọn trong căn nhà và chứng khoán (các quỹ hưu trí IRA, 401K đầu tư vào chứng khoán) nên siết chặt tiền tệ làm nổ bong bóng tài sản tức là bể nồi cơm và thời điểm hưu trí của giới trung lưu.


Nước Mỹ lạm phát thấp trong suốt 30 năm nhưng nay lạm phát tăng vọt do các khoảng kích cầu khùng điên của Biden (không đi làm mà vẫn dư tiền xài vì được nhà nước in tiền cho không!) NHTƯ và Biden biện hộ là lạm phát ngắn hạn (transitory inflation) do đại dịch Vũ Hán khiến dây chuyền sản xuất và vận chuyển bị trở ngại (khan hiếm chip điện tử; thiếu kiện hàng cho tàu xuyên đại dương – shipping container.)


Lạm phát ở Mỹ trước đây 1-2%, nay đột biến lên 6% nhưng theo nhiều dự đoán cũng sẽ chỉ 2.5-3.5% trong dài hạn tức là thấp hơn nhiều so với các nước khác. Nhưng lạm phát ở Mỹ nguy hiểm bốn chổ:

  1. Lạm phát chưa biết ngắn dài bao lâu nhưng chính tâm lý lo sợ lạm phát đã bắt đầu (nhân viên đòi tăng lương, doanh nghiệp chuẩn bị tăng giá hàng hóa) có thể dẫn đến lạm phát dài dài.

  2. NHTƯ bắt đầu siết chặt túi tiền để chận đứng tâm lý lo sợ lạm phát. Biện pháp này lại có thể khiến bong bóng nhà đất và chứng khoán vỡ làm bễ nồi cơm của giới trung lưu. Còn như NHTƯ nhát tay (cold feet) sợ nổ bong bóng mà tiếp tục chính sách tiền rẻ thì sẽ gặp lạm phát thiệt!

  3. Từ 20 năm nay lạm phát ở Mỹ thấp nhờ xài hàng Tàu giá rẻ. Nếu tranh hùng Mỹ-Trung trở thành chiến tranh ý thức hệ tách rời hai khối kinh tế (decoupling) lạm phát ở Mỹ sẽ nhảy vọt bởi tiền nhiều, hàng ít theo giải thích của Milton Friedman (too much money chasing too few goods.) 

  4. Nếu độc trùng Vũ Hán biến thể từ Delta sang Gamma…khiến  chuổi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn lâu dài sẽ càng thêm tiền nhiều, hàng ít và thêm lạm phát.


Lạm phát nguy hiểm cho người tiết kiệm và giới hưu trí có đồng lương cố định. Tiền cất trong túi hay trong tủ sắt mà cứ tự nhiên bốc hơi vơi dần như bị móc túi.


Lạm phát có lợi cho người đang thiếu nợ (nợ bốc hơi nên teo nhỏ lại) mà thiệt thòi cho người cho vay (tiền thu vào mất giá). Nhà nước Mỹ lại ôm núi nợ lớn nhất thế giới nên lạm phát sẽ là một trong những cách nhà nước len lén móc túi dân chúng trả nợ tiêu xài phung phí.


TÓM TẮT


  1. Lạm phát hay tiền bốc hơi; độc hại ở chổ là một thứ thuế kín đáo mà nhà nước dùng để làm vơi túi tiền dân chúng mà không ai biết.

  2. Tâm lý chuẩn bị lạm phát (inflation expectation) là nguyên nhân khiến lạm phát một khi đã bắt đầu rất khó chận đứng.

  3. Giảm phát là giá hàng ngày càng rẻ do (1) người già tiêu thụ ít (2) toàn cầu hóa và điện toán hoá hạ thấp giá thành.

  4. NHTƯ chống giảm phát bằng chính sách tiền rẻ (easy money, bơm tiền và giảm lãi xuất) còn chống lạm phát bằng cách siết chặt túi tiền (money tightening, giảm lượng tiền lưu hành và tăng phân lời).

  5. Giảm phát những thứ không cần thiết (tivi, tủ lạnh…) trong khi lạm phát những món không thể thiếu (tiền nhà, tiền chợ, tiền giữ trẻ và con đi học, tiền y tế). 


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
Ông sinh 1979, quê Yên Bái, là một giáo viên dạy sinh, hóa tại Lào Cai. Sau đó, ông chuyển về Hà Nội tiếp tục dạy học tại một ngôi trường cấp 2 và học thêm ngành luật. Năm 2015, ông quyết định thôi việc sau khi lá đơn yêu cầu cải cách giáo dục, đòi hỏi những lợi ích chính đáng cho học sinh của ông bị từ chối. Năm 2017, Lê Trọng Hùng bắt đầu đưa tin với tư cách là một “nhà dân báo” trên Facebook và YouTube, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội và tư vấn cho dân oan cách kiến nghị, khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua hàng ngàn cuốn Hiến Pháp Việt Nam, tặng cho nhiều người và giảng giải cho họ về những điều quy định trong hiến pháp, pháp luật. Ông là một con người giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần hiến máu nhân đạo để cứu người.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một người quan tâm đến các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là người Hoa, người Chăm, người Thượng và người Khmer...
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.