Hôm nay,  

Ngày Lễ Cha

09/06/202116:03:00(Xem: 2768)

 

Tieu Luc Than Phong
Cha và con. (hình Tiểu Lục Thần Phong)

 


Thời gian vẫn không ngừng trôi, hết xuân lại hạ, ngày tháng dần qua như nước chảy mây bay, sóng sau đè sóng trước, từng thế hệ lần lượt nối tiếp nhau. Ba chẳng mấy chốc giờ đã lên nội, ngoại. Tóc ba đã bạc trắng mái đầu, mỏi gối chồn chân… Thương ba nhưng đành chịu thôi, quy luật sinh – lão – bệnh – tử có chừa ai đâu! 

 Xứ mình không có ngày lễ cha, lễ cha xuất phát từ phương tây. Người phương đông vốn nặng tình nhưng thường  hay che giấu cảm xúc, ít biểu lộ. Tình cảm thường ẩn dưới những lời nói, lời hỏi thăm hay những việc làm nào đó, rất hiếm khi nói:” Con thương ba, ba thương con” như kiểu người phương tây. Người phương đông, nhất là những dân tộc chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hóa Khổng giáo thì vai trò người cha rất lớn, nghiêm khắc và gia trưởng. Người Việt cũng thế, người cha trong gia đình có uy quyền lớn lắm, dân gian ta thường bảo:” Mẹ đánh trăm không bằng cha hăm một” là vậy! Ngôi vị người cha đứng hàng thứ ba trong ba ngôi:” Quân, sư, phụ”, “ Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Ngày nay đã nhạt nhòa, tuy nhiên tính gia trưởng vẫn còn rơi rớt.
 

 Ngày lễ cha lặng lẽ, ít hoa và quà, không xôn xao nhiều sắc thái bằng ngày lễ mẹ, âu cũng là lẽ thường tình. Người đàn ông thì không có nhiều màu mè hoa lá như phụ nữ. Một lẽ khác nữa là vị trí người mẹ trong tâm tư tình cảm người thế gian sâu đậm hơn, gắn bó hơn, gần gũi hơn. Người mẹ manng nặng đẻ đau, bú mớn, chăm sóc… Khi đứa con có việc gì cần thì cũng thường thủ thỉ với mẹ dễ hơn là nói với cha. Người cha có thể ví như cây tùng, cây bách, trượng phu, trụ cột trong gia đình nên càng vững vàng càng ít rườm rà hoa lá, từ đó ngày lễ cha cũng lặng lẽ hơn, ít sắc thái biểu cảm hơn. 

 Nước Việt là nước văn minh nông nghiệp lúa nước. Người Việt sống nặng về tình cảm, cảm tính, tình cảm ràng buộc mọi người với nhau, liên đới lẫn nhau . Trong những mối ràng buộc đó thì tình cha là một tình cảm thiêng liêng cao quý không khác chi tình mẹ con:

 Công cha như núi Thái sơn 

 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

 Một lòng thờ mẹ kính cha

 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

 Bài ca dao này có thể nói là “kinh điển”, “ mực thước” nhất nói về tình nghĩa cha mẹ cũng như bổn phận con cái. Có thể nói hầu hết người Việt ai cũng biết bài ca dao này. Tác giả bái hát:” Công đức sinh thành” cũng đưa nội dung bài ca dao này vào bài hát của mình và bài hát này thường lồng vào các clip đám cưới như để nhắc nhở con cái nhớ về công ơn cha mẹ. Ngày lễ cha, nghe lại bài hát này lòng rưng rưng nhớ cha, nhớ mẹ khôn cùng. Thật sự cha mẹ luôn ở trong tâm khảm của những người con hiếu, bài hát này hay ngày lễ cha, lễ mẹ chỉ là cái duyên để khơi tưởng nhớ thêm. 

 Đời sống muôn mặt, tình cảm muôn màu, cách biểu hiện cũng nhiều sắc thái… tất cả cũng bởi nhân tâm bất đồng, nhân duyên khác biệt. Đại đa số những người cha, người mẹ đều tuyệt vời, đều yêu thương con cái, nhưng đời cũng có những người cha hay mẹ thật tệ, sống vô trách nhiệm, bỏ mặt con cái. Ca dao Việt phản ánh:

 Gió đưa bụi chuối sau hè

 Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ

 Đời sống thường ngày hay trong văn chương có không ít những người cha hy sinh vì con cái, chịu cảnh gà trống nuôi con, tất cả chỉ vì yêu thương lo lắng cho con mình được sống an vui:

 Mồ côi cha ăn cơm với cá

 Mồ côi mẹ liếm lá đầu đường

 Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có vô số những câu ca viết về cha, nhửng câu ca dao hay tục ngữ phản ảnh tình cảm của người dân, là lời ăn tiếng nói, là tâm hồn của người lao động. Ngày xưa, khi nước Việt mở mang về phương nam, dòng  người từ bắc vào nam khai hoang lập ấp, điều kiện xa xôi cách trở, không phải ai ra đi cũng mang theo cả gia đình được, có những người con đi xa ngóng về quê nhà nhớ cha, nhớ mẹ:

 Đến đây phải lụy câu hò

 Thương cha nhớ mẹ con đò cách xa 

 Có những người con thương cha nhớ mẹ, nằm ngó nóc nhà mái tranh mà buộc miệng ngâm:

 Ngó lên lạt buộc mái nhà

 Thương cha nhớ mẹ lòng đà quặn đau 

 Cũng với hoàn cảnh ấy, tâm sự ấy nhưng dân gian có thêm những phiên bản khác, cũng diễn tả nỗi lòng thương cha nhớ mẹ nhưng còn khái quát nỗi nhớ thương ấy nhiều hơn, sâu đậm hơn  và buộc chặt lắm, tợ như những mối lạc buộc tranh:

 Ngó lên lạc buộc mái nhà

 Lạc bao nhiêu mối thương mẹ ( cha) già bấy nhiêu

Người cha phương tây, người cha Việt ở hải ngoại có thể nói là không quá cựcc nhọc lam lũ để nuôi con, cũng không có cái lối:” Hy sinh đời bố củng cố đời con” như những người cha Việt nơi cố quận. Phải công nhận rằng những người cha ở quê hương mình, nhất là những người nông dân nghèo khổ, quanh năm lam lũ cực nhọc kiếm được những đồng tiền ít ỏi để nuôi con ăn học, gom góp chắt chiu từng đồng gởi lên thành đóng học phí cho con, phải nói là những đồng tiền ấy thấm đẫm mồ hôi nước mắt của cha, của mẹ. Những người cha nghèo ở thành thị cũng không khác gì, bán thịt mua xương, vất vả trăm bề làm ra đồng tiền để nuôi con, khó có bút mực nào tả nổi nỗi nhọc nhằn của những người cha như thế. Những người sinh ra trong nhung lụa, lớn lên trong sự sung túc khó mà hiểu được công lao  cũng như sự hy sinh của mẹ, cha.



 Nếu ví:” Tình mẹ bao la như biển thái bình dạt dào” thì:” Tình cha ấm áp như vầng thái dương” ( lời của bài hát). Khi con còn bé thơ, cha cõng con vào đời, lớn lên, cha lại dắt con vào đời. Cha là chỗ dựa cho đời con. Nhà Phật ví:” Dầu có cõng cha mẹ trên hai vai, đi khắp thế gian này cũng không báo đáp được công lao của cha mẹ”, công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ lớn lắm, là một trong tứ trọng ân, không chỉ những người con Phật ghi nhớ, mà tất cả mọi người cũng đều ghi nhớ! 

 Truyền thống phương đông cũng như hoàn cảnh và tập quán xã hội, tình cảm cha mẹ và con cái sâu đậm, sống gắn bó với nhau, ở chung một nhà. Khi con còn nhỏ thì cậy cha mẹ, khi cha mẹ già thì lại cậy con:” Trẻ cậy cha già cậy con”. Truyền thống phương tây lại khác, coi trọng chủ nghĩa cá nhân, hầu như không có chuyện cha mẹ và con cái sống chung một nhà. Con cái đủ trưởng thành thì phải ra riêng. Cha mẹ dẫu có già cũng thích sống độc lập hoặc vào viện dưỡng lão chứ ít khi chịu chung đụng với con cái. Hoàn cảnh xã hội và tập quán văn hóa nó thế. Ở phương tây phương tiện vật chất đầy đủ, chính phủ có chính sách chăm sóc người già, có hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe tốt… Nhưng cũng phải công nhận là tình cảm cha mẹ và con cái của người phương tây ít sâu đậm và ràng buộc như người Việt. Cha mẹ Việt rất thương con cái, không chỉ nuôi nấng từ tấm bé, chu cấp cho ăn học, dựng vợ gả chồng… mà còn lo nhiều thứ nữa, ràng buộc quấn quýt  nhau, thậm chí khi con hư vần không nỡ lòng bỏ, con đã trưởng thành rồi vẫn quan hoài lo lắng… nói chung là lo lắng quan tâm cả một đời. Vì thế mà những người con hiếu cũng thương cha mẹ rất mực, sự gắn bó với nhau không chỉ một kiếp này mà có thể còn nhiều đời nhiều kiếp:

 Đêm đêm con thắp đèn trời

 Cầu cho cha mẹ sống đời với con 

 Hoặc là 

 Lên non bứt sợi mây rừng

 Thấy cha khỏe mạnh con mừng hơn ăn

 Mây rừng vốn gai góc, mọc thành bụi, bứt được mây rừng không phải dễ. Ăn là việc quan trọng hàng đầu của con người cũng như của sinh vật, có ăn mới sống được. Ấy vậy mà với người con hiếu thảo thì thấy cha khỏe mạnh còn vui hơn được ăn. Người con hiếu thảo, thương cha ( mẹ) được mô tả một cách mộc mạc, chân thành qua cái nhìn của người dân lao động. Người dân quê thố lộ tình cảm, gởi gắm tâm sự qua những bài dân ca, ca dao rất thiết tha, đơn giản như công việc và cuộc sống của chính họ

 Còn cha còn mẹ thì hơn

 Mất cha mất mẹ như đờn đứt dây

 Đờn đức dây thì còn thay được, cha mẹ mất rồi thì con bơ vơ đau buồn lắm, chẳng có gì thay được!

 Vị trí người cha trong con mắt dân gian cũng rất gần gũi, thân mật và rất cụ thể, khác với cái nhìn người cha qua văn chương của khổng giáo hay của những vị học rộng tài cao, chữ nghĩa nhiều. Người dân quê nói về cha rất thật, rất đời thường:

 Con có cha như nhà có nóc

 Hoặc 

 Con có cha như nhà có nóc

 Con không cha như nòng nọc đứt đuôi

 Người cha quan trọng lắm, con không cha khó mà nên người, không có cha lấy ai rèn dũa, dạy bảo? tất nhiên cũng có những người con mồ côi cha vẫn nên người, vẫn thành đạt trên đường đời 

 Ngày lễ cha vốn đã không sôi nổi như ngày lễ mẹ, hơn thế năm nay vẫn còn dịch nên ngày lễ cha năm nay càng thêm trầm lắng nhưng với những người con hiếu thì lòng thương cha nhớ mẹ vẫn không hề suy suyển, ngày nào hình bóng cha mẹ vẫn ở trong tâm.

 Phương tây có những ngày lễ rất thiết thực, rất nhân bản như: Ngày lễ cha, ngày lễ mẹ, ngày lễ tình yêu… rất thực tế, rất đời thường, nhắc nhở mọi người thương yêu và trân trọng những người thân của mình, đó cũng đồng với ý nghĩa “ Ngay bây giờ và ở đây”. Hãy yêu thương và biết ơn những người thương của mình, hãy trân trọng những người yêu thương của mình, hãy yêu thương và chăm sóc cha mẹ cho tử tế, đừng hờ hững để rồi hối hận. Cha mẹ sống không lo lắng yêu thương, đến khi chết thì cúng tế rùm beng, mồ to mả lớn chẳng có nghĩa lý gì. Dân gian đã minh định rõ ràng

 Khi sống thì chẳng cho ăn

 Đến khi chết xuống làm văn tế ruồi

 Thời đại hôm nay, cuộc sống chạy theo chủ nghĩa vật chất và thực dụng, con  gười ( nhất là giới trẻ) lệ thuộc nặng nề vào phương tiện vật chất, sống không thể thiếu: Internet, điện thoại thông minh, Ipad… và bao nhiêu thứ khác. Con người dần xa rời truyền thống của ông bà cha mẹ, âu cũng là lẽ đương nhiên. Cái đáng nói là con người ta dần phai nhạt bớt tình nghĩa cha mẹ, coi nhẹ truyền thống “ Ơn nghĩa sinh thành”, thậm chí còn coi đó là lạc hậu, cũ kỹ, không hợp thời… Đây là điều đáng tiếc! Cái tình nghĩa cha mẹ muôn đời vẫn thế không thể có chuyện cũ mới, con người sống phải có tình, có hiếu thì mới nên người. Con người không phải là người máy! Chừng nào mà con người còn được sinh ra và nuôi dưỡng bởi cha mẹ thì cái tình cha mẹ không thể nào cũ và lạc hậu được! Tình nghĩa cha mẹ ngàn đời trước đã thế, bây giờ tiếp nối và có lẽ mai sau vẫn vậy. 

 Ngày lễ cha, con xin gởi về cha lòng yêu thương, kính trọng. Con cầu Phật gia hộ cho cha mẹ sống trong tình thương, tỉnh thức, thân khỏe mạnh, tâm thường lạc.

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 06/2021

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.