Hôm nay,  

Thư Gửi Mẹ

5/6/202117:09:00(View: 5057)


Kính thưa mẹ,


Cứ mỗi tháng 5 về, nước Mỹ dành ngày Chủ Nhật của tuần đầu tiên làm Ngày của Mẹ (Mother's Day), ngày để tôn vinh tất cả những người Mẹ, những người đã mang nặng đẻ đau, suốt đời thầm lặng chịu thương, chịu khó và chịu khổ để nuôi những đứa con lớn khôn thành người. 


Mẹ ơi, công sanh thành dưỡng dục của mẹ mỗi khi nhắc đến là con không thể nào quên được kỷ niệm mẹ kể về những ngày con còn là đứa trẻ khó nuôi, khó dạy.  Câu ca dao "bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn", lời mẹ ru con thuở nào, vẫn cứ vang vọng trong con mãi hoài dù tóc con hôm nay đã điểm màu sương gió.


Hình hài khỏe mạnh và trí óc trưởng thành của con hôm nay có dòng sữa thơm mát của mẹ ngày nào.  Giá mà ngày con còn đỏ hỏn, con biết mẹ đã khổ cực thức trắng đêm trường vì chứng khóc hoài không nín của con thì con sẽ ngủ yên trong lời ru “ầu ơ dí dầu” của mẹ.  Giá mà ngày con còn được mẹ dỗ dành bú mớm, con biết mẹ đã mím chặt môi chịu hết những vết cắn làm đầu vú của mẹ rướm máu thì con thà chịu cơn khát sữa. 


Mẹ ơi, nhờ tình thương bao la như trời bể của mẹ mà con lớn lên thành người, biết nghĩ suy và biết cảm thông.  Con biết ngày nào còn được nhìn thấy mẹ khỏe mạnh, bình an là ngày đó con còn được diễm phúc trong đời.  Con muốn kể cho mẹ một việc nhỏ mà con của mẹ đã làm cùng với những người bạn của con và con biết là mẹ sẽ mỉm cười khi biết con của mẹ nhớ và làm theo lời mẹ dạy: “sống biết yêu thương và san sẻ”.


Tháng trước con cùng hai người bạn của con có đến thăm Hội Ung Thư Việt Mỹ để bày tỏ sự ủng hộ tinh thần đối với những hoạt động giúp ngăn ngừa ung thư, nâng cao phẩm chất cuộc sống và cứu mạng sống thông qua việc phổ biến tin tức, tài liệu, nghiên cứu và tranh đấu quyền lợi cho bệnh nhân ung thư và phục vụ cộng đồng của tổ chức này.  


Hiện nay Hội Ung Thư Việt Mỹ đang kết hợp với hai trường đại học Cal State Fullerton và University of California Irvine để thực hiện chương trình giúp đỡ và hướng dẫn bệnh ung thư vú dành cho người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ (CANVAS - Cancer Navigation For Vietnamese Americans), được tài trợ bởi Chương trình nghiên cứu về ung thư vú của tiểu bang California (California Breast Cancer Research Program).  Ban nghiên cứu của CANVAS gồm có Thạc sĩ Becky Nguyễn, giám đốc điều hành Hội Ung Thư Việt Mỹ, Giáo sư Tiến sĩ Sora Tanjasiri (trường đại học UC Irvine), Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tú Uyên (trường đại học Cal State Fullerton) và Bác sĩ tâm lý Suzie Xuyến Đông Matsuda. Người cố vấn của chương trình nghiên cứu này là bác sĩ chuyên khoa ung thư vú Nguyễn Bích Liên, cũng là người đồng sáng lập và chủ tịch Hội Ung Thư Việt Mỹ.


Mẹ có biết ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ người Việt nhưng thông tin về những trải nghiệm của những người mắc bệnh này lại rất ít.  Vì vậy, Hội Ung Thư Việt Mỹ khuyến khích những phụ nữ người Việt đang cư ngụ tại Hoa Kỳ vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú trong vòng 12 tháng vừa qua tham gia vào chương trình CANVAS để giúp Hội hiểu thêm về những khó khăn về mặt tâm lý, ngôn ngữ cũng như nhu cầu được giúp đỡ trong quá trình điều trị.


Con chú ý đến chương trình giúp đỡ và hướng dẫn bệnh ung thư vú dành cho người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ của Hội Ung Thư Việt Mỹ bởi dòng sữa mà cơ thể của mẹ đã chắt chiu dồn hết dưỡng chất để nuôi con từ ngày còn tấm bé vẫn dạt dào luân chuyển trong cơ thể của con. Kỷ niệm về những vết cắn của hài nhi chưa nhận thức được mình đã làm mẹ đau thốn tận tim gan đã thôi thúc con ráng sống nên người để mẹ được vui lòng.  Con mong ước những đứa trẻ lớn lên từ bầu sữa mẹ, đừng vô tình làm đầu vú của mẹ mình rướm máu như con đã làm.  Con mong ước những người mẹ sớm hôm tần tảo nuôi những đứa con nên người không một ai trải qua ốm đau bệnh tật.


Con chưa một lần tỏ bày với mẹ điều con muốn được nói với mẹ từ lâu: "Con thương mẹ nhiều lắm và con xin lỗi mẹ vì những vết cắn làm cơ thể mẹ đau buốt. Dù con biết mẹ chẳng bao giờ giận con vì bất cứ điều gì, con vẫn muốn nói lời tạ lỗi với mẹ vì những cơn đau xé ruột xé gan mà mẹ đã chịu từ lúc con lọt lòng mẹ, rồi những vết cắn của con làm cơ thể mẹ chịu đau, rồi biết bao âu lo nhọc nhằn suốt mấy chục năm qua và cho đến tận hôm nay khi mẹ đã đến tuổi xế chiều. Con làm sao có thể đáp đền tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ.”


Món quà con muốn dành tặng cho mẹ nhân Ngày của Mẹ năm nay là lá thư gửi mẹ cùng ước nguyện cho chương trình giúp đỡ và hướng dẫn bệnh ung thư vú dành cho người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ của Hội Ung Thư Việt Mỹ được thành công.  Chương trình này cần sự tham gia của những phụ nữ người Việt đang cư ngụ tại Hoa Kỳ vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú trong vòng một năm qua bằng cách trả lời những câu hỏi với thông tin cá nhân hoàn toàn được giữ kín. 


Kết quả của chương trình CANVAS sau khi có đủ số người tham gia sẽ có thể giúp đưa đến những nghiên cứu quy mô hơn với mục đích hiểu rõ các vấn đề mà các bệnh nhân ung thư vú người Việt tại Hoa Kỳ đang trải qua, từ đó có thể dẫn đến sự thay đổi về những chính sách y tế hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư vú người Việt tại Hoa Kỳ.  Nếu được như vậy thì những những người mẹ không may bị mắc căn bệnh ung thư vú sẽ có được nhiều sự giúp đỡ hơn trong quá trình điều trị. 


Con xin mẹ cho con được chia sẻ lá thư này cùng với kỷ niệm về tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ đến với nhiều người chung quanh để những đứa con như con sẽ tiếp tục kể thêm về những kỷ niệm về mẹ của mình, và để thông tin về chương trình nghiên cứu CANVAS của Hội Ung Thư Việt Mỹ cùng với hai trường đại học Cal State Fullerton và University of California Irvine được phổ biến khắp nơi tại Hoa Kỳ.


Con thương mẹ,


Tâm Nguyên

(California, tháng 5 năm 2021)


Chuong trinh CANVAS - Hoi Ung Thu Viet My
Vào năm 1998, một nhóm những người sống sót sau ung thư và các bác sĩ tại địa phương đã thành lập Hội Ung Thư Việt Mỹ (VACF - Vietnamese American Cancer Foundation) với mong muốn góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong cao do ung thư trong cộng đồng người Việt. Đến năm 2002, Hội Ung Thư Việt Mỹ được chính thức công nhận là một tổ chức phi lợi nhuận theo thể chế 501(c)(3).  


*** Liên Lạc Hội Ung Thư Việt Mỹ ***

714.751.5805 - www.vacf.org - [email protected]

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Tại sao rất ít người Việt đọc sách Việt? Tôi muốn nói đến sách văn chương, sách triết học, sách khoa học. Đây là ba nguồn kiến thức, tư tưởng lớn của nhân loại. Nếu lấy ra hết ba loại hiểu biết này, con người chỉ là đàn bò nhai lại và tranh cãi. Nếu một người không có hiểu biết nào từ ba nguồn cung cấp trên, người đó không thể khác hơn con bò. Tuy nhiên, việc này không bao giờ xảy ra.
Hôm thứ Sáu 13/1/2023 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tiếp Thủ tướng Kishida Fumio của Nhật Bản tại phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc. Chương trình nghị sự của hai nguyên thủ quốc gia hẳn phải đề cập đến hiểm họa an ninh từ Trung quốc, mà cả hai quốc gia trong thời gian những năm gần đây đều đặt lên trọng tâm hàng đầu
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
✱ Lê Đức Thọ: Bây giờ về phần thỏa thuận chúng tôi đã đồng ý, chúng ta sẽ tiến hành như thế nào? ✱ Kissinger: Để tránh nhầm lẫn, chúng tôi sẽ đánh máy lại từ tiếng Anh của chúng tôi và ông có một bản sao của bản văn. Chúng tôi sẽ nỗ lực tận tâm nhất để đảm bảo rằng mọi thứ chúng ta đã đồng ý đều được hợp nhất. ✱ TT Thiệu: Nếu chúng tôi không thể ký thỏa hiệp này trước cuộc bầu cử, thời liệu Hoa Kỳ có cần phải công bố cho người dân biết rằng họ vẫn có ý định ký kết thỏa hiệp này không? ✱ TT Nixon: Tôi phải có câu trả lời của ông (TT Thiệu) trước 1200 giờ Washington, ngày 21 tháng 1 năm 1973...
Sau 13 năm, cuối cùng thì Bác sĩ David Sinclair và các đồng nghiệp đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Điều gì thúc đẩy quá trình lão hóa? Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell vào ngày 12 tháng 1 năm 2023, Sinclair, giáo sư di truyền học và đồng giám đốc của Paul F. Glenn Center for Biology of Aging Research tại Trường Y Harvard (Harvard Medical School), đã phác họa ra một chiếc đồng hồ lão hóa, khi ta vặn chiều kim là có thể đẩy nhanh hoặc đảo ngược quá trình lão hóa của các tế bào.
Lời báo động muộn màng này cũng đã giúp tôi hiểu ra lý do mà sư Minh Trí – sau khi xuất gia, từ bỏ mọi hoạt động chính trị, đã hết lòng tận tụy chăm lo cho những lớp học Việt Ngữ, ở Kampuchea, cho đến… hơi thở cuối!
Trong bài viết sau đây, Henry Kissinger đã cảnh báo về một cuộc thế chiến mới có thể xảy ra và phương cách tốt nhất là tìm cách tạo cho Nga một cơ hội đàm phán trong danh dự. Ý kiến của Kissinger còn nhiều điểm chưa thuyết phục, cần được thảo luận sâu xa hơn...
Trong hơn ba năm - chính xác là 1,016 ngày - Trung Quốc đã đóng cửa với cả thế giới. Hầu hết sinh viên nước ngoài rời khỏi đất nước khi bắt đầu đại dịch. Khách du lịch đã ngừng đến tham quan. Các nhà khoa học Trung Quốc đã ngừng tham dự các hội nghị nước ngoài. Các giám đốc điều hành người nước ngoài bị cấm quay trở lại công việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Vì vậy, khi Trung Quốc mở cửa biên giới vào ngày 8 tháng 1, từ bỏ những tàn tích cuối cùng của chính sách “không covid”, việc đổi mới tiếp xúc thương mại, trí tuệ và văn hóa sẽ có những hậu quả to lớn, mà phần nhiều là lành tính.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.