Hôm nay,  

Thư Gửi Mẹ

06/05/202117:09:00(Xem: 4972)


Kính thưa mẹ,


Cứ mỗi tháng 5 về, nước Mỹ dành ngày Chủ Nhật của tuần đầu tiên làm Ngày của Mẹ (Mother's Day), ngày để tôn vinh tất cả những người Mẹ, những người đã mang nặng đẻ đau, suốt đời thầm lặng chịu thương, chịu khó và chịu khổ để nuôi những đứa con lớn khôn thành người. 


Mẹ ơi, công sanh thành dưỡng dục của mẹ mỗi khi nhắc đến là con không thể nào quên được kỷ niệm mẹ kể về những ngày con còn là đứa trẻ khó nuôi, khó dạy.  Câu ca dao "bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn", lời mẹ ru con thuở nào, vẫn cứ vang vọng trong con mãi hoài dù tóc con hôm nay đã điểm màu sương gió.


Hình hài khỏe mạnh và trí óc trưởng thành của con hôm nay có dòng sữa thơm mát của mẹ ngày nào.  Giá mà ngày con còn đỏ hỏn, con biết mẹ đã khổ cực thức trắng đêm trường vì chứng khóc hoài không nín của con thì con sẽ ngủ yên trong lời ru “ầu ơ dí dầu” của mẹ.  Giá mà ngày con còn được mẹ dỗ dành bú mớm, con biết mẹ đã mím chặt môi chịu hết những vết cắn làm đầu vú của mẹ rướm máu thì con thà chịu cơn khát sữa. 


Mẹ ơi, nhờ tình thương bao la như trời bể của mẹ mà con lớn lên thành người, biết nghĩ suy và biết cảm thông.  Con biết ngày nào còn được nhìn thấy mẹ khỏe mạnh, bình an là ngày đó con còn được diễm phúc trong đời.  Con muốn kể cho mẹ một việc nhỏ mà con của mẹ đã làm cùng với những người bạn của con và con biết là mẹ sẽ mỉm cười khi biết con của mẹ nhớ và làm theo lời mẹ dạy: “sống biết yêu thương và san sẻ”.


Tháng trước con cùng hai người bạn của con có đến thăm Hội Ung Thư Việt Mỹ để bày tỏ sự ủng hộ tinh thần đối với những hoạt động giúp ngăn ngừa ung thư, nâng cao phẩm chất cuộc sống và cứu mạng sống thông qua việc phổ biến tin tức, tài liệu, nghiên cứu và tranh đấu quyền lợi cho bệnh nhân ung thư và phục vụ cộng đồng của tổ chức này.  


Hiện nay Hội Ung Thư Việt Mỹ đang kết hợp với hai trường đại học Cal State Fullerton và University of California Irvine để thực hiện chương trình giúp đỡ và hướng dẫn bệnh ung thư vú dành cho người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ (CANVAS - Cancer Navigation For Vietnamese Americans), được tài trợ bởi Chương trình nghiên cứu về ung thư vú của tiểu bang California (California Breast Cancer Research Program).  Ban nghiên cứu của CANVAS gồm có Thạc sĩ Becky Nguyễn, giám đốc điều hành Hội Ung Thư Việt Mỹ, Giáo sư Tiến sĩ Sora Tanjasiri (trường đại học UC Irvine), Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tú Uyên (trường đại học Cal State Fullerton) và Bác sĩ tâm lý Suzie Xuyến Đông Matsuda. Người cố vấn của chương trình nghiên cứu này là bác sĩ chuyên khoa ung thư vú Nguyễn Bích Liên, cũng là người đồng sáng lập và chủ tịch Hội Ung Thư Việt Mỹ.


Mẹ có biết ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ người Việt nhưng thông tin về những trải nghiệm của những người mắc bệnh này lại rất ít.  Vì vậy, Hội Ung Thư Việt Mỹ khuyến khích những phụ nữ người Việt đang cư ngụ tại Hoa Kỳ vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú trong vòng 12 tháng vừa qua tham gia vào chương trình CANVAS để giúp Hội hiểu thêm về những khó khăn về mặt tâm lý, ngôn ngữ cũng như nhu cầu được giúp đỡ trong quá trình điều trị.


Con chú ý đến chương trình giúp đỡ và hướng dẫn bệnh ung thư vú dành cho người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ của Hội Ung Thư Việt Mỹ bởi dòng sữa mà cơ thể của mẹ đã chắt chiu dồn hết dưỡng chất để nuôi con từ ngày còn tấm bé vẫn dạt dào luân chuyển trong cơ thể của con. Kỷ niệm về những vết cắn của hài nhi chưa nhận thức được mình đã làm mẹ đau thốn tận tim gan đã thôi thúc con ráng sống nên người để mẹ được vui lòng.  Con mong ước những đứa trẻ lớn lên từ bầu sữa mẹ, đừng vô tình làm đầu vú của mẹ mình rướm máu như con đã làm.  Con mong ước những người mẹ sớm hôm tần tảo nuôi những đứa con nên người không một ai trải qua ốm đau bệnh tật.


Con chưa một lần tỏ bày với mẹ điều con muốn được nói với mẹ từ lâu: "Con thương mẹ nhiều lắm và con xin lỗi mẹ vì những vết cắn làm cơ thể mẹ đau buốt. Dù con biết mẹ chẳng bao giờ giận con vì bất cứ điều gì, con vẫn muốn nói lời tạ lỗi với mẹ vì những cơn đau xé ruột xé gan mà mẹ đã chịu từ lúc con lọt lòng mẹ, rồi những vết cắn của con làm cơ thể mẹ chịu đau, rồi biết bao âu lo nhọc nhằn suốt mấy chục năm qua và cho đến tận hôm nay khi mẹ đã đến tuổi xế chiều. Con làm sao có thể đáp đền tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ.”


Món quà con muốn dành tặng cho mẹ nhân Ngày của Mẹ năm nay là lá thư gửi mẹ cùng ước nguyện cho chương trình giúp đỡ và hướng dẫn bệnh ung thư vú dành cho người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ của Hội Ung Thư Việt Mỹ được thành công.  Chương trình này cần sự tham gia của những phụ nữ người Việt đang cư ngụ tại Hoa Kỳ vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú trong vòng một năm qua bằng cách trả lời những câu hỏi với thông tin cá nhân hoàn toàn được giữ kín. 


Kết quả của chương trình CANVAS sau khi có đủ số người tham gia sẽ có thể giúp đưa đến những nghiên cứu quy mô hơn với mục đích hiểu rõ các vấn đề mà các bệnh nhân ung thư vú người Việt tại Hoa Kỳ đang trải qua, từ đó có thể dẫn đến sự thay đổi về những chính sách y tế hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư vú người Việt tại Hoa Kỳ.  Nếu được như vậy thì những những người mẹ không may bị mắc căn bệnh ung thư vú sẽ có được nhiều sự giúp đỡ hơn trong quá trình điều trị. 


Con xin mẹ cho con được chia sẻ lá thư này cùng với kỷ niệm về tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ đến với nhiều người chung quanh để những đứa con như con sẽ tiếp tục kể thêm về những kỷ niệm về mẹ của mình, và để thông tin về chương trình nghiên cứu CANVAS của Hội Ung Thư Việt Mỹ cùng với hai trường đại học Cal State Fullerton và University of California Irvine được phổ biến khắp nơi tại Hoa Kỳ.


Con thương mẹ,


Tâm Nguyên

(California, tháng 5 năm 2021)


Chuong trinh CANVAS - Hoi Ung Thu Viet My
Vào năm 1998, một nhóm những người sống sót sau ung thư và các bác sĩ tại địa phương đã thành lập Hội Ung Thư Việt Mỹ (VACF - Vietnamese American Cancer Foundation) với mong muốn góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong cao do ung thư trong cộng đồng người Việt. Đến năm 2002, Hội Ung Thư Việt Mỹ được chính thức công nhận là một tổ chức phi lợi nhuận theo thể chế 501(c)(3).  


*** Liên Lạc Hội Ung Thư Việt Mỹ ***

714.751.5805 - www.vacf.org - [email protected]

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nền âm nhạc Việt Nam đã mất đi những khuôn mặt tài hoa, nhân cách… nhưng, rất may đã gởi lại những ca khúc bất tử. Nhạc sĩ tài hoa của nhân loại Johann Sebastian Bach (1865-1750) cho rằng “Âm nhạc có thể giúp tinh thần rũ sạch mọi bụi trần của cuộc sống thường ngày” nên khi “đầu óc vẩn đục” hãy lắng nghe ca khúc của tác giả đã quý mến để rũ sạch bụi trần.
Tôi đã được đọc rất nhiều bài trong “Hoa Cỏ Bên Đường” trước khi chúng được chọn cho vào tuyển tập này. Mấy năm nay, cô Kiều Mỹ Duyên luôn dành cho Bút Tre hân hạnh đăng những bài viết ngắn của cô. Bài nào cũng được độc giả khen tặng, đặc biệt bài “Cho Nhau Thì Giờ” gây tác động sâu sắc đến người đọc.
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa ở trong Nam, chuyện tranh luận giữa Chính quyền và người dân về những ưu, khuyết điểm của chế độ chính trị là việc bình thường. Các Dân biểu và Nghị sỹ tại lưỡng viện Quốc hội có quyền chất vấn Thủ tướng và các Bộ trưởng Chính phủ bất kỳ lúc nào thấy cần. Nhưng ở Việt Nam Dân chủ Công hòa miền Bắc trước năm 1975 thì khác. Phê bình đảng cầm quyền là tự mở cửa vào tù. Đại biểu Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân các cấp chỉ biết làm việc theo lệnh của Bộ Chính trị và cấp trên.
Nước Úc đã bước vào tiết Thu, khí trời lạnh, những chiếc lá đang đổi sang màu, cơn mưa đầu mùa làm lòng người se lại. Nhận tin báo từ quê nhà Thầy đã viên tịch, lòng con đau nhói vì không về được để đảnh lễ Kim Quan nhục thân Thầy, thọ tang Ân Sư Giáo Dưỡng. Nơi phương trời viễn xứ, con hướng về ngôi Chùa Bình An, Giác Linh Đài tâm tang thọ phục.
Tôi tin vào những điều không thể. Tưởng tượng bạn đang rất căm ghét một con người hay một con vật nào đó. Rồi bỗng dưng một ngày bạn thấy họ là chính mình. Bạn có cảm giác mình biết về họ rõ như biết về những đường chỉ trên bàn tay của mình. Thậm chí, bạn cảm được cái khát khao và thương nó như thương nỗi khát khao của mình ngày nào - đó là cái tình cảm lạ lùng mà tôi dành cho con chuột của con trai tôi.
Nước tìm chỗ trũng thì tiền cũng biết chạy vòng quanh thế giới kiếm lời. Thị trường nhà đất ở Nhật bị sụp vào đầu thập niên 1990 nên tiền chạy sang Đông Nam Á và Đông Âu tìm các con rồng sắp cất cánh. Khi Đông Á và Đông Âu bị khủng hoảng vào cuối thập niên 1990 tiền lại đổ vào Mỹ và Nam Âu bơm thành hai bong bóng địa ốc rồi vỡ tung năm 2007 (Mỹ) và 2010 (Nam Âu).
Tôi tình cờ tìm được ấn bản Lá Thư Về Làng của nhạc sỹ Thanh Bình, do nxb Lúa Mới phát hành, năm 1956. Vào thời điểm đó, tuy chưa đủ tuổi để cắp sách đến trường nhưng tôi cũng đã thuộc lời của nhạc phẩm này rồi vì nghe mấy bà chị và radio hay hát
Thới gian vẫn không ngừng trôi, hết xuân lại hạ, ngày tháng dần qua như nước chảy mây bay, sóng sau đè sóng trước, từng thế hệ lần lượt nối tiếp nhau. Ba chẳng mấy chốc giờ đã lên nội, ngoại. Tóc ba đã bạc trắng mái đầu, mỏi gối chồn chân… Thương ba nhưng đành chịu thôi, quy luật sinh – lão – bệnh – tử có chừa ai đâu!
Khi vừa nhận chức, Tổng thống Joe Biden đã phát biểu rằng dân chúng Mỹ sẽ có thể tụ họp ăn mừng Lễ Độc lập 4/7 trong hè sắp tới. Điều đó chắc sẽ xảy ra vì còn một tháng nữa là đến ngày 4/7, trong khi tiểu bang California là nơi đã có những giới hạn khắc khe nhất nước trong việc phòng chống Covid thì cũng đang mở cửa ra. Nhiều trường phổ thông và đại học đang tổ chức lễ tốt nghiệp, trong giãn cách xã hội và giới hạn khách tham dự là dấu hiệu đáng mừng cho sinh viên học sinh. Giờ N sắp điểm với Covid-19 ở California. Chiến thắng cơn đại dịch trên nước Mỹ cũng đã thật gần.
Nhưng ngặt nổi, cả 3 Văn kiện Cương lĩnh, Điều lệ đảng và Hiến pháp đều tập trung vào một mục tiêu là bảo vệ tuyệt đối quyền cai trị độc tôn và độc tài cho đảng. Cho nên, khi tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” của cán bộ đảng vẫn “tưng bừng hoa lá cành” đe dọa vị trí cầm quyền của đảng và sự sống còn của chế độ thì “bảo vệ nội bộ” cũng chính là giữ cho đảng khỏi vỡ từ trong lòng Chế độ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.