Hôm nay,  

Câu Thần Chú Sống Còn Trong Thời Đại Xả Súng

05/05/202116:35:00(Xem: 6045)

 

Có một câu thần chú mới mà các nhân viên FBI đã khuyên tất cả chúng ta phải học thuộc và nên áp dụng trong thời đại này. Thời đại của cao trào xả súng đang diễn ra khắp nơi ở Hoa Kỳ. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một bài viết hữu ích của nữ ký giả Alaa Elassar của đài CNN đang được đăng tải trên liên mạng. Cô đã nêu ra những lời khuyên rất cần thiết cho chúng ta, căn bản dựa trên những video clips huấn luyện và đào tạo nhân viên của FBI. Có ba chiến thuật bạn có thể sử dụng để giữ an toàn cho bản thân và những người khác trong một cuộc tấn công bằng súng đang xảy ra. Đó là "Chạy, Ẩn núp, và Đánh lại.". Hình minh hoạ của Leanza Abucayan, CNN.

Hãy giả dụ như: Bạn đang đi mua sắm với bạn bè trong một trung tâm thương mại. Hoặc đang vào một tiệm tạp hóa nhỏ mua cái gì đó cho bữa ăn tối. Thình lình, bạn nghe thấy tiếng súng. 

Bạn phải làm gì? 

Đó là một thực thể mà nhiều người trong chúng ta hiện nay phải đối đầu để chấp nhận, khi hàng loạt những vụ xả súng đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Các chuyên gia cho rằng ấy là điều bạn cần lưu ý xem xét.

Trên thực tế, FBI đã đặt ra một câu thần chú để giúp mọi người ghi nhớ phải làm trong trường hợp một tình huống xả súng đang xảy ra là: "Chạy. Ẩn núp. Đánh lại." (Các em học ​​sinh được dạy một bài học khác hơn.). Trong thời đại của những tay súng đang hoạt động một cách tích cực, câu thần chú cũng tương tự như những lời chỉ dẫn quan trọng mà các nhân viên cứu hỏa đã được dạy trong nhiều thập kỷ, "dừng lại ngay, nằm xuống và lăn". 

"Bạn nên chuẩn bị cho những khoảnh khắc khó khăn và nguy hiểm như phải làm gì trong cơn lốc xoáy hoặc hỏa hoạn, vì vậy bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cho một tình huống xả súng đang diễn ra", Cảnh sát trưởng Michael Bouchard của Oakland County, Michigan, nói với đài CNN. "Bạn cần phải có một chiến lược để thoát, một kế hoạch."

pic 1 Run
Chạy. (Hình minh hoạ của Leanza Abucayan, CNN)



Chạy

Lần thứ hai bạn nghe thấy tiếng súng, chạy. 

"Đứng chết cứng tại chỗ là điều tồi tệ nhất bạn có thể mắc phải. Vài giây cũng rất quan trọng", Jeff Butler, cựu sĩ quan Navy SEAL và CIA, đã nói với CNN. "Điều đầu tiên là chạy. Đừng nằm trốn một chỗ, nếu có một lối ra khả thi gần đó giúp bạn an toàn thoát khỏi chỗ đó, nên dời đi." Bất kể vị trí của bạn ở đâu- cho dù đó là rạp chiếu phim, ngân hàng, trường học hay nơi khác - hãy tự làm quen với môi trường xung quanh bạn. Trong sách chỉ dẫn của Bộ An ninh Nội địa (DHS) có nói. "Nếu bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn, hãy tin vào bản năng của mình, báo cáo những gì bạn thấy và rời đi ngay lập tức."

DHS cho biết, luôn ghi chú vị trí của ít nhất hai lối ra. Khi sơ tán, hãy để lại tất cả đồ đạc của bạn. Và nếu bạn đang đi cùng với người cần bạn giúp thoát ra, bạn nghĩ có thể giúp họ, hãy dẫn họ đến lối thoát gần nhất. Nhưng đừng di chuyển bất cứ ai đã bị thương. Khi chạy, hãy để tay bạn lộ rõ (không cầm súng), để nhân viên thực thi pháp luật không nhầm lẫn bạn với một tay súng đang hoạt động và tuân theo mọi chỉ đạo của cảnh sát. DHS nói, Khi bạn đã an toàn, hãy gọi 911 nếu cảnh sát không có mặt tại hiện trường. 

pic 2 Ẩn nấp
Ẩn nấp.(Hình minh hoạ của Leanza Abucayan, CNN)



Ẩn nấp

Nếu bạn không thể chạy, lựa chọn tốt nhất tiếp theo là ẩn ấp. Các chuyên gia cho biết việc lập kế hoạch nơi bạn sẽ ẩn náu cũng quan trọng như việc lưu ý các lối ra. Luôn tìm kiếm những điểm có thể che chắn và an toàn trong trường hợp nổ súng xảy ra ở khu vực mà bạn không thể thoát được. Jean-Paul Guilbault, Giám đốc điều hành của công ty quản lý an toàn và khẩn cấp Navigate360, nói với CNN: “Sự kiện xả súng thường kéo dài khoảng ba phút và bạn phải biết chính xác mình sẽ làm gì trong những khoảnh khắc đó." . Điều này bắt đầu bằng việc hình dung chính bạn đang trong tình huống đó, hãy có một kế hoạch thoát hiểm và biết nơi bạn sẽ tìm kiếm sự an toàn nếu bạn không thể sơ tán.". 

Navigate360 chuyên cung cấp những buổi đào tạo và huấn luyện cách phản ứng lại những cuộc xả súng để giúp những thường dân như chúng ta còn sống sót sau các cuộc tấn công. Bouchard cho biết một nơi ẩn nấp tốt là nơi giúp bạn tránh khỏi tầm nhìn, bảo vệ khỏi trúng đạn và đủ rộng rãi để thoát ra và chạy khi có thể. Nếu bạn đang ở trong một không gian kín, hãy tắt đèn, đóng và khóa cửa và đặt một thứ gì đó nặng - chẳng hạn như đồ đạc - chặn cửa, ông nói thêm. Đừng quên tắt tiếng điện thoại và bất kỳ thiết bị điện tử nào khác có thể làm mất đi vị trí ẩn náu của bạn, DHS nói. Hãy bình tĩnh và nếu có thể, hãy gọi 911 để thông báo cho cơ quan chức năng về vị trí của kẻ xả súng. Nếu bạn không thể nói chuyện, chỉ cần giữ điện thoại để điều phối viên có thể nghe thấy những gì đang xảy ra. 

pic 3 Đánh lại
Đánh lại. (Hình minh hoạ của Leanza Abucayan, CNN)



Đánh lại

Nếu bạn không thể chạy, và không có nơi nào để trốn, chỉ còn một lựa chọn: Chiến đấu đánh lại tới cùng. Bởi vì đối đầu với một tay súng đang xả xúng là hành động cực kỳ nguy hiểm, các chuyên gia cho rằng nó chỉ nên được thực hiện như một biện pháp cuối cùng. Butler, người giúp thiết kế các kế hoạch phản ứng chống lại kẻ xả súng cho biết: “Nếu bạn cố gắng đánh lại, hãy đợi lúc hắn tải đạn trở lại. "Dùng cái gì làm vũ khí trong tay, một thứ gì đó cứng và nặng mà bạn có thể vung chúng vào hắn." Butler nói, thực hiện hành động của bạn trong khi người bắn súng đang nạp lại vũ khí sẽ giúp ích cho cả cuộc chiến, Butler nói. Trong cuộc tấn công của bạn, hãy hét tiếng hét to nhất mà bạn có thể và ném những gì bạn có thể ném, Ready, một chương trình của FEMA nói vậy. Hãy cố gắng ứng biến vũ khí bằng cách sử dụng các vật dụng gần đó như ghế, bình cứu hỏa hoặc dao kéo. Hãy dấn thân vào cuộc chiến và sẵn sàng một cuộc chiến sinh tử mà bạn có thể bị thương hay mất mạng. Ready nói. "Chiến đấu không chỉ có nghĩa là đánh lại. Nó có nghĩa là chinh phục," Guilbault nói. "Khi bạn ở cùng phòng với kẻ bắn súng, hãy gây ồn ào, tạo ra sự hỗn loạn, sử dụng bất cứ thứ gì bạn có để khiến kẻ tấn công bối rối." Bạn có quyền làm bất cứ điều gì cần thiết để cứu mạng sống của bạn hoặc của những người xung quanh bạn, ngay cả khi điều đó có nghĩa là vũ lực gây chết người, Bouchard nói.

"Tất cả những gì quan trọng trong một tình huống xả súng đang diễn ra là sự sống còn."

Thanh Thư chuyển ngữ

Tài liệu tham khảo 

-In the age of active shooters, a new mantra has emerged: 'Run. Hide. Fight.'

https://www.cnn.com/2021/04/18/us/active-shooter-what-to-do-trnd/index.html


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thử tìm hiểu «chủ nghĩa poutine» hay «poutinisme». Phải chăng đó là một thứ chủ nghĩa độc tài được kín đáo che giấu dưới những dàn dựng dân chủ, như có bầu cử qua phổ thông đầu phiếu, có Quốc hội làm luật, có tòa án, có vài tờ báo tự do buổi đầu, v.v… nhưng tiếp nối dòng lịch sử Nga, hoặc « chủ nghĩa poutine » không gì khác hơn là một hệ thống những nhà tài phiệt và những người thấm nhuần ảnh hưởng của KGB trong cách suy nghĩ và hành động. Chế độ chỉ tồn tại nhờ dựa vào một người mạnh...
Trong chiến tranh vừa qua ở Việt Nam (1954-1975), quân đội cộng sản Bắc Việt Nam tấn công mạnh mẽ khắp nơi vào đầu năm 1975, tiến chiếm Vùng I Chiến thuật, rồi vùng II Chiến thuật của Việt Nam Cộng Hòa, và xua quân đe dọa thủ đô Sài Gòn. (Điều nầy đã được viết nhiều, xin không trình bầy lại ở đây.) Tình hình quân sự đang dồn dập ngoài mặt trận, thì một cuộc vận động ngoại giao quốc tế âm thầm diễn ra, nhằm tránh sự sụp đổ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam. Tích cực trong việc nầy là hai chính phủ Pháp và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa..
Đôi khi ta tự hỏi: Nếu không có ngày 30/4/1975 thì đất nước và con người Việt Nam bây giờ ra sao? Không ai có thể trả lời được, nhưng có một điều rõ ràng: Ngày ấy, tuy đất nước thống nhất nhưng lòng người Nam-Bắc vẫn xa nhau vời vợi...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí Bách Khoa, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà quý vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu.
✱ BNG: Mỹ chi hơn 3,4 tỷ đô la kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh tàn bạo, vô cớ chống lại Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Mỹ chuyển hướng, viện trợ vũ khí tấn công thay vì vũ khí phòng thủ sau 55 ngày chiến tranh ✱ AFP: Ngũ Giác Đài có kế hoạch chi tiêu 3,5 tỷ USD sản xuất vũ khí (bao gồm tên lửa Stinger và Javelin), bởi một đạo luật chi tiêu được quốc hội thông qua vào giữa tháng Ba ✼ Tân Hoa Xã: Trung quốc coi Mỹ là bên tham chiến trong cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine ✱ Morningsta ( tổ hợp tài chính): “Cuộc chiến ở Ukraine đã làm thay đổi trật tự địa chính trị, theo cách chưa từng được chứng kiến trong 30 năm qua...
Việt Nam vốn không có Bộ Ngoại Giao mà chỉ có Đảng Ngoại Giao thôi. Gần đây, chính sách đối ngoại của Đảng còn phải lệ thuộc vào một cái Đảng (khác) nữa cơ. Rắc rối như vậy nên mới có chuyện kiêng/kỵ lôi thôi như thế!...
Hai vị dũng tướng, Marcel Bigeard của quân đội Viễn Chinh Pháp và tướng Ngô Quang Trưởng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cùng bại trận trong hai cuộc chiến mà lần nào cũng làm thay đổi vận mệnh của Việt Nam. Hai ông cùng có ý nguyện cuối cùng là sau khi qua đời, tro của mình sẽ được đem về rải tại chiến trường xưa.
Theo một nghiên cứu của Goldman Sachs, một công ty đầu tư và dịch vụ tài chánh đa quốc gia, kinh tế Nga sẽ giảm 10% trong năm 2022. Reuters trích dẫn một tin từ chính phủ Nga cho thấy kinh tế có thể co cụm 15%. Đây là một suy thoái lớn nhất kể từ thời kỳ đen tối vào đầu thập niên 1990, lúc Liên Xô mới xụp đổ. Trước khi có chiến tranh xâm lăng, kinh tế Nga tiên đoán phát triển 2%. Mức lạm phát ở Nga sẽ tăng lên đến 20% - 24% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, những cư dân ở Moscow cho biết giá đã tăng 20% - 30%. Xuất khẩu và nhập cảng sẽ giảm 10% và 20%.
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác : khi họ chết không ai nhắm mắt!
Việt Nam đã tự “trát muối vào mặt” trước thế giới trong 3 cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Nga. Xấu hổ nhất là Việt Nam đã “bỏ phiếu chống” trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 7/4/2022 vì các cuộc tàn sát vô nhân đạo của quân Nga trong cuộc xâm lăng Ukraine...
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.