Hôm nay,  

Câu Thần Chú Sống Còn Trong Thời Đại Xả Súng

5/5/202116:35:00(View: 6103)

 

Có một câu thần chú mới mà các nhân viên FBI đã khuyên tất cả chúng ta phải học thuộc và nên áp dụng trong thời đại này. Thời đại của cao trào xả súng đang diễn ra khắp nơi ở Hoa Kỳ. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một bài viết hữu ích của nữ ký giả Alaa Elassar của đài CNN đang được đăng tải trên liên mạng. Cô đã nêu ra những lời khuyên rất cần thiết cho chúng ta, căn bản dựa trên những video clips huấn luyện và đào tạo nhân viên của FBI. Có ba chiến thuật bạn có thể sử dụng để giữ an toàn cho bản thân và những người khác trong một cuộc tấn công bằng súng đang xảy ra. Đó là "Chạy, Ẩn núp, và Đánh lại.". Hình minh hoạ của Leanza Abucayan, CNN.

Hãy giả dụ như: Bạn đang đi mua sắm với bạn bè trong một trung tâm thương mại. Hoặc đang vào một tiệm tạp hóa nhỏ mua cái gì đó cho bữa ăn tối. Thình lình, bạn nghe thấy tiếng súng. 

Bạn phải làm gì? 

Đó là một thực thể mà nhiều người trong chúng ta hiện nay phải đối đầu để chấp nhận, khi hàng loạt những vụ xả súng đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Các chuyên gia cho rằng ấy là điều bạn cần lưu ý xem xét.

Trên thực tế, FBI đã đặt ra một câu thần chú để giúp mọi người ghi nhớ phải làm trong trường hợp một tình huống xả súng đang xảy ra là: "Chạy. Ẩn núp. Đánh lại." (Các em học ​​sinh được dạy một bài học khác hơn.). Trong thời đại của những tay súng đang hoạt động một cách tích cực, câu thần chú cũng tương tự như những lời chỉ dẫn quan trọng mà các nhân viên cứu hỏa đã được dạy trong nhiều thập kỷ, "dừng lại ngay, nằm xuống và lăn". 

"Bạn nên chuẩn bị cho những khoảnh khắc khó khăn và nguy hiểm như phải làm gì trong cơn lốc xoáy hoặc hỏa hoạn, vì vậy bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cho một tình huống xả súng đang diễn ra", Cảnh sát trưởng Michael Bouchard của Oakland County, Michigan, nói với đài CNN. "Bạn cần phải có một chiến lược để thoát, một kế hoạch."

pic 1 Run
Chạy. (Hình minh hoạ của Leanza Abucayan, CNN)



Chạy

Lần thứ hai bạn nghe thấy tiếng súng, chạy. 

"Đứng chết cứng tại chỗ là điều tồi tệ nhất bạn có thể mắc phải. Vài giây cũng rất quan trọng", Jeff Butler, cựu sĩ quan Navy SEAL và CIA, đã nói với CNN. "Điều đầu tiên là chạy. Đừng nằm trốn một chỗ, nếu có một lối ra khả thi gần đó giúp bạn an toàn thoát khỏi chỗ đó, nên dời đi." Bất kể vị trí của bạn ở đâu- cho dù đó là rạp chiếu phim, ngân hàng, trường học hay nơi khác - hãy tự làm quen với môi trường xung quanh bạn. Trong sách chỉ dẫn của Bộ An ninh Nội địa (DHS) có nói. "Nếu bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn, hãy tin vào bản năng của mình, báo cáo những gì bạn thấy và rời đi ngay lập tức."

DHS cho biết, luôn ghi chú vị trí của ít nhất hai lối ra. Khi sơ tán, hãy để lại tất cả đồ đạc của bạn. Và nếu bạn đang đi cùng với người cần bạn giúp thoát ra, bạn nghĩ có thể giúp họ, hãy dẫn họ đến lối thoát gần nhất. Nhưng đừng di chuyển bất cứ ai đã bị thương. Khi chạy, hãy để tay bạn lộ rõ (không cầm súng), để nhân viên thực thi pháp luật không nhầm lẫn bạn với một tay súng đang hoạt động và tuân theo mọi chỉ đạo của cảnh sát. DHS nói, Khi bạn đã an toàn, hãy gọi 911 nếu cảnh sát không có mặt tại hiện trường. 

pic 2 Ẩn nấp
Ẩn nấp.(Hình minh hoạ của Leanza Abucayan, CNN)



Ẩn nấp

Nếu bạn không thể chạy, lựa chọn tốt nhất tiếp theo là ẩn ấp. Các chuyên gia cho biết việc lập kế hoạch nơi bạn sẽ ẩn náu cũng quan trọng như việc lưu ý các lối ra. Luôn tìm kiếm những điểm có thể che chắn và an toàn trong trường hợp nổ súng xảy ra ở khu vực mà bạn không thể thoát được. Jean-Paul Guilbault, Giám đốc điều hành của công ty quản lý an toàn và khẩn cấp Navigate360, nói với CNN: “Sự kiện xả súng thường kéo dài khoảng ba phút và bạn phải biết chính xác mình sẽ làm gì trong những khoảnh khắc đó." . Điều này bắt đầu bằng việc hình dung chính bạn đang trong tình huống đó, hãy có một kế hoạch thoát hiểm và biết nơi bạn sẽ tìm kiếm sự an toàn nếu bạn không thể sơ tán.". 

Navigate360 chuyên cung cấp những buổi đào tạo và huấn luyện cách phản ứng lại những cuộc xả súng để giúp những thường dân như chúng ta còn sống sót sau các cuộc tấn công. Bouchard cho biết một nơi ẩn nấp tốt là nơi giúp bạn tránh khỏi tầm nhìn, bảo vệ khỏi trúng đạn và đủ rộng rãi để thoát ra và chạy khi có thể. Nếu bạn đang ở trong một không gian kín, hãy tắt đèn, đóng và khóa cửa và đặt một thứ gì đó nặng - chẳng hạn như đồ đạc - chặn cửa, ông nói thêm. Đừng quên tắt tiếng điện thoại và bất kỳ thiết bị điện tử nào khác có thể làm mất đi vị trí ẩn náu của bạn, DHS nói. Hãy bình tĩnh và nếu có thể, hãy gọi 911 để thông báo cho cơ quan chức năng về vị trí của kẻ xả súng. Nếu bạn không thể nói chuyện, chỉ cần giữ điện thoại để điều phối viên có thể nghe thấy những gì đang xảy ra. 

pic 3 Đánh lại
Đánh lại. (Hình minh hoạ của Leanza Abucayan, CNN)



Đánh lại

Nếu bạn không thể chạy, và không có nơi nào để trốn, chỉ còn một lựa chọn: Chiến đấu đánh lại tới cùng. Bởi vì đối đầu với một tay súng đang xả xúng là hành động cực kỳ nguy hiểm, các chuyên gia cho rằng nó chỉ nên được thực hiện như một biện pháp cuối cùng. Butler, người giúp thiết kế các kế hoạch phản ứng chống lại kẻ xả súng cho biết: “Nếu bạn cố gắng đánh lại, hãy đợi lúc hắn tải đạn trở lại. "Dùng cái gì làm vũ khí trong tay, một thứ gì đó cứng và nặng mà bạn có thể vung chúng vào hắn." Butler nói, thực hiện hành động của bạn trong khi người bắn súng đang nạp lại vũ khí sẽ giúp ích cho cả cuộc chiến, Butler nói. Trong cuộc tấn công của bạn, hãy hét tiếng hét to nhất mà bạn có thể và ném những gì bạn có thể ném, Ready, một chương trình của FEMA nói vậy. Hãy cố gắng ứng biến vũ khí bằng cách sử dụng các vật dụng gần đó như ghế, bình cứu hỏa hoặc dao kéo. Hãy dấn thân vào cuộc chiến và sẵn sàng một cuộc chiến sinh tử mà bạn có thể bị thương hay mất mạng. Ready nói. "Chiến đấu không chỉ có nghĩa là đánh lại. Nó có nghĩa là chinh phục," Guilbault nói. "Khi bạn ở cùng phòng với kẻ bắn súng, hãy gây ồn ào, tạo ra sự hỗn loạn, sử dụng bất cứ thứ gì bạn có để khiến kẻ tấn công bối rối." Bạn có quyền làm bất cứ điều gì cần thiết để cứu mạng sống của bạn hoặc của những người xung quanh bạn, ngay cả khi điều đó có nghĩa là vũ lực gây chết người, Bouchard nói.

"Tất cả những gì quan trọng trong một tình huống xả súng đang diễn ra là sự sống còn."

Thanh Thư chuyển ngữ

Tài liệu tham khảo 

-In the age of active shooters, a new mantra has emerged: 'Run. Hide. Fight.'

https://www.cnn.com/2021/04/18/us/active-shooter-what-to-do-trnd/index.html


Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi bỏ nước ra đi tìm tự do, tất cả bậc cha mẹ Việt Nam đều nghĩ đến tương lai của các đứa con mình.Các con cần phải học, học và học… Sự thành đạt của con em chúng ta trong học vấn được xem như là sự thành công và niềm hảnh diện chung của cha mẹ Viêt Nam trên miền đất tự do.
Thây xác trưng ra đó / Còn chưa đủ thối inh? / Mua chi thêm bầy ngựa / Cứt vung cả Ba Đình! - Trần Bang
Tôi sinh ra trong một cái xóm rất nghèo, và (tất nhiên) rất đông trẻ nhỏ. Cùng lứa với tôi, có cả tá nhi đồng mà tên gọi đều bắt đầu bằng chữ út: Út lé, Út lác, Út lồi, Út lùn, Út hô, Út còi, Út ghẻ, Út mập, Út sún, Út sứt, Út méo, Út hô, Út đen, Út ruồi, Út xẹo, Út trọc … Cứ theo cách thấy mặt đặt tên như vậy, người ta có thể nhận dạng và biết được thứ tự của đứa bé trong gia đình mà khỏi phải giới thiệu (lôi thôi) kiểu cách, theo kiểu Âu Tây: – Còn đây là thằng út, nó tên là Út rỗ. Vùa lọt lòng thì cháu rơi ngay vào một cái … thùng đinh! Riêng trường hợp của tôi thì hơi (bị) khác. Tôi tên Út khùng. Lý do: khi mới chập chững biết đi, tôi té giếng. Khi tìm ra con, nắm tóc kéo lên, thấy thằng nhỏ mặt mày tím ngắt, chân tay xụi lơ, bụng chương xình, má tôi chỉ kêu lên được một tiếng “rồi” và lăn ra bất tỉnh.
Chúng ta thấy gì qua những cuộc biểu tình và bạo lực tiếp theo sau cái chết của người thanh niên da đen George Floyd bị người cảnh sát da trắng Derek Chavin dùng đầu gối đè cổ nghẹt thở chiều ngày 25-5-2020 tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota? Hàng trăm cánh sát dã chiến với trang bị tác chiến và măt nạ chống khói độc đối đầu với hàng ngàn người biểu tình đòi công lý cho George Floyd và đòi được sống bình đẳng với người Mỹ da trắng. Đó là cuộc đấu tranh chính đáng chống lại áp bức, chống lại bất công của một xã hội đa chủng đa văn hóa như nước Mỹ.
Có vài kinh điển đã nói đến chiến tranh và dùng bạo lực để trừng phạt, nhưng tìm cách biến đổi quan điểm thông thường của thế gian là bạo lực cũng đôi khi cần thiết bằng cách là đối thoại với một lý tưởng không dùng bạo lực. Về điểm này, Phật có nói đến mình như một người xuất thân từ giai cấp lãnh chuá. Trong hai bài pháp ngắn, Phật có bình luận về hai cuộc chiến xảy ra khi ác vương A Xà Thế, Ajàtasattu, tấn công vào lãnh thỗ của chú mình là vua Ba Tư Nặc, Pasenadi, cũng là một tín đồ của Ngài, và được coi như là người luôn làm việc thiện. Trong cuộc chiến đấu tiên, vua Pasenadi bị đánh bại và rút lui. Đức Phật có suy nghĩ về sự bất hạnh này và ngài nói rằng: “Chiến thắng gieo thêm hận thù, người bại trận sống trong đau khổ. Hạnh phúc thay cho một đời sống an hoà, từ bỏ đưọc mọi chuyện thắng thua. Điều này cho thấy rõ rằng sự chinh phục đem lại bi đát cho người thua cuộc mà chỉ đưa tới thù hận và dường như chỉ muốn chinh phục lại kẻ chinh phục.”
Chiều ngày 29/5 sau phiên xử phúc thẩm, một người dân ở xã Bình Phước, ông Lương Hữu Phước, đã trở lại toà án và nhảy từ lầu hai của toà để tự sát. Hình ảnh ông nằm chết, co quắp ngay trước sân toà nói lên nỗi tuyệt vọng, sự cô đơn cùng cực của người dân VN trước các phán quyết của toà án. Tôi chạnh nhớ đến câu nói của thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh trong phiên phúc thẩm của anh: “một lũ bất nhân đã làm ra phiên toà bất công”.
Ôi, tưởng gì chớ tật xấu của đàn ông (nói chung) và đàn ông Việt Nam (nói riêng) thì e đám đàn bà phải càm ràm cho tới… chết – hay ngược lại. Không mắc mớ gì mà tôi lại xía vô mấy chuyện lằng nhằng (và bà rằn) cỡ đó. Nhưng riêng hai chữ “cái làn” trong câu nói (“Lắm đấng ông chồng vui vẻ xách làn đi chợ…”) của Phạm Thị Hoài thì khiến tôi bần thần, cả buổi! Năm 1954, cái làn (cùng nhiều cái khác: cái bàn là, cái bát, cái cốc, cái ô, cái môi, cái thìa…) đã theo chân mẹ tôi di cư từ Bắc vào Nam. Cuộc chung sống giữa cái bàn là với cái bàn ủi, cái bát với cái chén, cái cốc với cái ly, cái ô với cái dù, cái môi với cái vá, cái thìa với cái muỗm… tuy không toàn hảo nhưng (tương đối) thuận thảo và tốt đẹp.
Hoa phượng được Nhất Tuấn gọi là hoa học trò vì thuở đó hầu như ngôi trường nào cũng trồng cây phượng trong sân trường. Khi phượng đơm hoa báo hiệu cho mùa Hè cũng là thời điểm chia tay sau niên học. Để lưu niệm, nữ sinh đóng tập Lưu Bút giấy pelure xen kẽ các sắc màu, trông thật nhã, ghi cảm nghĩ cho nhau… Ở lớp Đệ Tứ, không còn học chung nhau vì lên lớp Đệ Tam theo ban A, B, C và lớp Đệ Nhất là thời điểm chia tay vĩnh viễn, tập Lưu Bút dày hơn, chia sẻ, tâm tình… của tuổi học trò. Hầu như nam sinh không có Lưu Bút, chỉ được xía phần, dù có tinh nghịch nhưng phải viết đứng đắn, lịch sự.
Trong chị Thanh chỉ có một tấm lòng, chứ tuyệt nhiên không có “những bức tường lòng” phân cách Bắc/Trung/Nam – như rất nhiều người Việt khác. Tình cảm của chị tinh khiết, trong veo, và tươi mát tựa như dòng nước của một con suối nhỏ – róc rách, len lách – khắp mọi miền của tổ quốc thân yêu. Bởi thế, dù không biết chính xác chị được chôn cất nơi nao tôi vẫn tin rằng ở bất cứ đâu thì đất nước này cũng đều hân hoan ấp ủ hình hài của người thơ đa cảm, tài hoa, và chuân truyên nhất của dân tộc. Vĩnh biệt Nguyễn Thị Hoài Thanh. Em mong chị mãi mãi được an nghỉ trong an lành và thanh thản!
Đằng sau các cuộc biểu tình chống đối sự kỳ thị trong cái chết của George Floyd là các cuộc đập phá, phóng hoả, cướp và hôi của. Tại sao nó luôn xảy ra trong các cuộc bạo loạn. Đó là một câu hỏi nhức nhối và đau đớn đã làm phiền lòng không những người có mặt trong cuộc biểu tình mà của cả những người ngoài cuộc. Thấy được những cửa hàng thương mại, nhà thuốc, siêu thị, hệ thống bán lẻ bị đốt phá, cướp bóc tan hoang ai cũng đau lòng và phẫn uất, nhất là các chủ tiệm. Những bài phỏng vấn các tiểu thương cùng nhiều video Clip ghi lại những hình ảnh đập phá thu được ở các cửa tiệm thương mại đã làm tôi không ngăn được dòng nước mắt thương cảm cho họ. Các tiểu bang mới được mở cửa mấy ngày sau cơn đại dịch. Giới tiểu thương phải gánh chịu sự mất mát kinh tế trong vòng nửa năm qua, giờ họ lại bị phá sản bởi bao nhiêu vốn liếng tiêu tan trong phút giây. Họ khóc, con cái, gia đình họ khóc, họ chia sẻ nỗi uất hận tai bay hoạ gởi, rồi lại phải nai lưng ra quét dọn, gom góp những tan hoang đổ đi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.