Hôm nay,  

Tháng Ba Nhớ Về Chí Sĩ Phan Châu Trinh

4/2/202118:23:00(View: 4362)

                         



blank
Chí Sĩ Phan Châu Trinh

Hàng năm cứ vào cuối tháng 3, Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng – AH CHS PCT ĐN ( Website: Phanchautrinhdanang.org ) đều cử hành long trọng ngày Giỗ Cụ Phan. Nhưng vì đại dịch Covid-19, việc làm trên đã bị gián đoạn, cũng như bao nhiêu hội đoàn khác đã không thể tổ chức tụ họp đông đủ như mọi năm.

Tuy nhiên đầu năm nay việc kiểm soát đại dịch tương đối  có chiều hướng tốt, Vaccine đã được nhiều người dân ủng hộ, chính quyền địa phương các cấp đã ban hành lệnh cho phép tụ tập không quá đông người trở lại tùy theo mỗi hoàn cảnh. Do đó Ban Chấp Hành, với sự khuyến khích của ông Hội Trưởng Phan Ứng Thời, Hội AH CHS PCT ĐN đã tổ chức một buổi họp mặt nhỏ để tưởng nhớ về Chí Sĩ Phan Châu Trinh vào trưa ngày Thứ Bảy 27/3/2021 tại một nhà hàng ở vùng Little Saigon, Nam California.

blank
Đây là lần gặp mặt đầu tiên, sau nhiều năm tháng xa cách vì dịch Covid-19 lan tràn, của đa số thành viên trong Ban Chấp Hành và một số thân hữu cùng cựu học sinh trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Tuy cuộc họp mặt trong không gian giới hạn, các CHS TH PCT và thân hữu đã có giây phút tưởng nhớ về nhà cách mạng xứ Quảng, mà đa số đều hãnh diện được học dưới mái trường mang tên Cụ.

 

 Anh Hội trưởng đã tuyên bố lý do và ý nghĩa của việc tưởng nhớ Cụ trước khi mọi người cùng nhau dùng cơm trưa thân mật. Buổi họp mặt tuy đơn sơ nhưng đã là dịp làm nhắc lại tình mến yêu về mái trường xưa và bao kỷ niệm thời cắp sách đến trường. Có nhiều anh chị đã từng vào trường Phan Châu Trinh ngay những ngày phôi thai vào những đầu năm 1950’s !! Kỷ niệm xa xưa ấy, nhân chứng lâu năm ấy nào dễ ai có được như những CHS TH PCT hôm nay!

Năm nay  gần giữa phần tư của thế kỷ 21, mỗi lần nhắc về chí sĩ Phan Châu Trinh là nhắc về những cơ hội mà đất nước đã không may bỏ lỡ..

Trong số các sĩ phu đương thời và cả sau này, Cụ Phan Châu Trinh là người thấy rõ nhất những nhược điểm của con người và xã hội Việt Nam. Ông chủ trương phải thay đổi bằng cách nâng cao trình độ hiểu biết và đạo đức của người Việt, phát triển kinh tế, văn hóa dân tộc, học những tư tưởng tiến bộ của Phương Tây, từ bỏ phong tục tập quán lạc hậu... “

Chủ trương của Cụ Phan là:

    Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ cùng kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.

    Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, mọi người thấu hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, giải thoát khỏi tư tưởng chuyên chế phong kiến.

    Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn bán, sản xuất hàng trong nước v.v..

 Trong một bài viết đăng trên Đặc San của Đại Hội Toàn Thế Giới Kỳ IV tại Nam California của Hội AH CHS PCT Đà Nẵng vào tháng 7-2018, LS Đỗ Thái Nhiên (một CHS PCT) đã nhấn mạnh và khai triển đến các khía cạnh trên của Tư Tưởng Phan Châu Trinh. Ông viết “ Dân trí là bài học công bằng và lẽ phải. Dân khí là bài học đòi hỏi con người phải can đảm biến dân trí thành hành động cụ thể, phải can đảm bảo vệ công bằng và lẽ phải”.

Tiếc thay trong lúc này Việt Nam vẫn chưa có được các điều nêu trên. Đất nước vẫn còn lạc hậu về mọi mặt. Cái bề ngoài “văn minh” giả tạo dưới chế độ độc đảng độc tôn không làm cho   đất nước phú cường theo đúng nghĩa của nó.


blank

Đám tang Cụ Phan tại Sài Gòn vào ngày 24-3-1926 có rất đông đồng bào tham dự,  nhất là giới thanh niên sinh viên học sinh. Đa số tuy trải qua một thời gian ngắn với các hoạt động của Cụ Phan Châu Trinh, nhưng họ đã nhìn ra thế nào là con đường “Chính nghĩa” cho đất nước. Tiếc thay thực dân, phong kiến, học thuyết ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam sau đó và đến bây giời đã cướp đi ước mơ của hàng triệu triệu con dân Việt..Mơ một nước Việt Nam Tự Do, Dân Chủ, Công Bằng, Pháp Trị, Canh Tân theo tinh thần Dân Tộc, không vay mượn hay trung thành với ngoại bang....


Little Saigon Một Ngày Trong Tháng Tư Đen – 2021

Võ Văn Thiệu

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã quyết liệt bác bỏ yêu sách của Trung Quốc dành làm chủ các nguồn tài nguyên ở hầu hết Biển Đông, cũng như việc nước này mở chiến dịch đe dọa để kiểm soát. Ông nói hành động của Bắc Kinh là hoàn toàn phi pháp. Tuy nhiên ông Pompeo đã không đưa ra bất kỳ biện pháp nào để trừng phạt Trung Quốc, nếu Bắc Kinh không thay đổi. Dù vậy, tuyên bố phổ biến chiều ngày 13/07 (2020) của Bộ Ngoại giao Mỹ được coi là cứng rắn nhất từ trước đến nay nhằm chống chính sách lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
-AFP ngày 1/7/2020: Trung Quốc ra lệnh cho chi nhánh của các hãng thông tấn như AP, UPI, CBS và NPR phải khai báo số lượng nhân viên, hoạt động tài chính cũng như tài sản mà họ có ở Trung Hoa. Đây là hảnh động trả đũa vì Hoa Thịnh Đốn đã ngăn cấm bốn cơ sở thông tin của họ tại Hoa Kỳ. -AP ngày 1/7/2020: Pháp loan báo họ sẽ không tham dự vào một chiến dịch hải quân của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Địa Trung Hải sau khi có sự căng thẳng về quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ vì cuộc xung đột tại Libya. Tổng Thống Pháp tuyên bố sẽ không tha thứ hành động can thiệp quân sự của Thổ vào đây và gọi sự can thiệp của Thổ là “tội phạm” còn Nga là mâu thuẫn. Hiện nay Thổ trợ giúp phe Tripoli không quân, vũ khí và đồng minh tham chiến đến từ Syria. Theo AFP ngày 8/7/2020, Tổng Thư Ký LHQ Antonio Guterres nói rằng sự tham gia của quân ngoại bang với lính đánh thuê và vũ khí phức tạp là điều chưa từng thấy ở Libya.
Phần lớn nhân loại đều chưa đến Rome, và chắc cũng chả mấy ai rành rẽ về phong tục tập quán của xứ sở này. Tuy thế, nếu có dịp bước chân tới đây thì chắc tất cả chúng ta đều sẽ nhớ đến lời dậy của cổ nhân (“nhập gia tùy tục/đáo giang tùy khúc”) để ứng xử thích nghi, và hoà nhã với dân bản xứ.
Quốc gia nào cũng có nhà nước nên vai trò của chính quyền không thể tránh. Nhưng quả lắc khi nghiêng về nhà nước quá xa thì bóp nghẹt thị trường tự do còn khi chuyển sang tư nhân quá mức lại tạo ra bất ổn (khủng hoảng kinh tế) và hố sâu giàu nghèo. Một nghịch lý khác là khi xã hội xáo trộn, kinh tế suy trầm thì một bên là Mác Xít trỗi dậy, bên kia là Phát Xít nổi lên như xảy ra vào các thập niên 1930 hay 2010.
Trong cú sốc ban đầu do COVID-19 gây ra, các chính phủ và ngân hàng trung ương ứng phó bằng những đợt bơm tiền mặt khổng lồ là chuyện có thể dễ hiểu. Nhưng hiện nay, các nhà hoạch định chính sách cần lùi một bước và xem lại các hình thức kích hoạt nào thật sự cần thiết và nguy cơ nào gây nhiều hại hơn lợi. Các chính phủ trên khắp thế giới đang phản ứng mạnh mẽ với cuộc khủng hoảng COVID-19 bằng cách ứng phó kết hợp về tài chính và tiền tệ, nó đã đạt tới 10% GDP toàn cầu. Tuy nhiên, theo Cơ quan Kinh tế và Xã hội thuộc Liên Hiệp Quốc đánh giá tổng quát mới nhất, các biện pháp vực dậy này có thể không thúc đẩy cho tiêu dùng và đầu tư nhiều như các nhà hoạch định chính sách hy vọng.
Bạch Thái Bưởi, theo Wikipedia: “Là một doanh nhân người Việt đầu thế kỷ 20. Lúc sinh thời, ông được xếp vào danh sách bốn người giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20 (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi)… Xuất thân từ tầng lớp nghèo, ông luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền. Ông dành chế độ an sinh cho các nhân viên của mình. Ông trợ cấp cho học sinh nghèo có chí du học… Năm 1921, Bạch Thái Bưởi cho ra đời tờ báo hàng ngày mang tên Khai hóa nhật báo với tôn chỉ: ‘Một là giúp đồng bào ta tự khai hoá, dạy bảo lẫn nhau... mở mang con đường thực nghiệp. Hai là giãi bày cùng Chính phủ bảo hộ những yêu cầu thiết thực, chính đáng của quốc dân. Ba là diễn giải những ý kiến, những lợi ích, tác hại của các công việc Chính phủ đang làm...’
Sự căng thẳng thẳng giữa nước Mỹ và Trung cộng mỗi ngày mỗi gia tăng. Thật vậy, kể từ ngày 25-9-2018, tổng thống Donald Trump đọc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, kêu gọi các nước trên Thế giới: “Chống lại xã hội chủ nghĩa và những đau khổ do nó đã gây ra cho nhân loại.” Mời xem link: https://youtu.be/q6XXNWC5Koc?t=95. Từ đấy, khiến cho Trung cộng lo âu phập phồng vì cả Thế giới phê phán chủ nghĩa cộng sản gay gắt.
Kết quả bầu cử Thị xã vòng nhì hôm 28/6 vừa qua khoát cho nước Pháp bộ áo mới màu xanh. Bộ áo Pháp lần đầu tiên được mặc. Các Thị xã xưa nay do Thị trưởng xã hội, phe Hữu hay thuộc xu hướng khác nay phần lớn lọt vào tay đảng Xanh. Cả những Thị xã cho tới nay vẫn nằm trong tay cộng sản cũng bị đảng Xanh cướp mất. Giới chánh trị đều ngẩn ngơ trước thực tế hoàn toàn bất ngờ này. Nhiều nhà chánh trị học, nhà báo chánh trị bắt tay ngay vào việc tìm hiểu tại sao bổng nhiên xuất hiện làn sóng xanh chiếm gần hết các thành phố lớn nhỏ của Pháp? Tại sao chỉ có 4/10 người đi bầu? Vậy người được bầu thắng cử hay làn sóng cử tri vắng mặt mới thật sự thắng cử?
Những năm gần đây sự việc Trung Quốc chiếm đảo, vét cát dưới đáy biển xây dựng căn cứ quân sự, xây phi trường, đặt tên lửa tại biển Đông khiến người ta vô tâm quên mất rằng cánh tay dài của Đại Hán đã vươn qua biển thò đến tận Phnom Penh tự thuở nào. Dưới mắt nhiều quan sát viên quốc tế thì Campuchia ngày nay là một tỉnh của Trung Quốc, và Thủ tướng Hun Sen là một bí thư tỉnh ủy của Đảng Cộng sản Trung Quốc, không hơn không kém.Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự trên đất Campuchia là mối đe dọa nghiêm trọng cho các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á, và Hoa Kỳ chắc chắn không thể không nhận ra hiểm họa to lớn đó. Trong buổi tường trình lên Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ hôm tháng Giêng năm 2019, Giám đốc Sở Tình báo Quốc gia, lúc đó là ông Dan Coats, đã cảnh báo rằng “Campuchia đang có nguy cơ biến thành một quốc gia độc tài, và điều đó sẽ mở đường cho Trung Quốc thiết lập các căn cứ quân sự trên miền đất ấy.”
Ngày 22 tháng 6 năm 2020, dự luật An Ninh Quốc Gia về Hồng Kông được đưa ra tại quốc hội của Đảng Cộng Sản Trung Hoa để thông qua, và đêm 30 tháng 6 rạng sáng ngày 1 tháng 7, 2020, sau một phiên họp kín của Ủy Ban Thường Vụ Đại Biểu Nhân Dân (mà thế giới gọi là quốc hội bù nhìn tại Bắc Kinh) dự luật này đã trở thành luật. Ngày mà Luật An Ninh Quốc Gia về Hồng Kông này ra đời cũng trùng ngày mà Hồng Kông được trao trả lại cho China 23 năm trước 01-07-1997 theo thể chế “một nước hai chế độ” (one country two systems). Theo đó Hồng Kông vẫn còn quyền tự trị trong 50 năm từ 1997 đến 2047, và trên lý thuyết Hồng Kông chỉ lệ thuộc vào Bắc Kinh về quân sự và ngoại giao mà thôi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.