Hôm nay,  

Nhà Nước Pháp Quyền Phải Làm Gì Cho Dân?

04/02/202110:01:00(Xem: 3757)


Bối cảnh

Nhà nước pháp quyền (Rechtsstaat) là một khái niệm thuộc Luật Hiến Pháp của Đức, nhằm đề cao tính cách tối thượng của Hiến pháp và luật pháp mà chính nhà nước phải tuân thủ.

Liên Xô đã vận dụng và dịch thành Pravovoe gosudarstvo. Việt Nam khi đổi mới đã du nhập của Liên Xô và cải biên thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vì vẫn kiên định tiếp tục theo đuổi con đường XHCN. Do bối cảnh này mà thành hình khái niệm tại Việt Nam.

Nội dung

Nhìn chung, tại các nước, Hiến pháp quy định khuôn khổ pháp lý để cho nhà nước hoạt động và phải chịu tuân thủ như mọi người dân, nghĩa là chịu sự ràng buộc do các luật lệ, cam kết tự đặt mình trong sự giám sát và bị chế tài khi vi phạm. Trong tiến trình này, nhà nước có quyền nhân danh bảo tồn pháp luật hay thi hành công vụ để hành động, đồng thời tạo cơ hội cho ai bị tổn thương điều kiện khởi tố khi chứng minh là nhà nước vi phạm luật.

Nhà nước cho phép dân chúng và các tổ chức hợp pháp có quyền chống lại hành vi của nhà nước, thí dụ như khi nhà nước ban hành, hay thi hành các luật lệ mà các quyền pháp định của họ bị tổn thương. Nhà nước còn bảo đảm cho họ thực hiện quyền này trong các tranh tụng tư pháp, có nghĩa là các vụ kiện dân sự.

Để bảo đảm cho mọi người dân an toàn trong các cuộc tranh chấp pháp luật, một cơ quan tư pháp phải hoạt động độc lập. Do đó, cần phải có một cơ quan tư pháp theo dõi và quyết định, nhưng quan trọng nhất là phải có một toà án tối cao đảm nhiệm vai trò bảo hiến.

Muốn xem nhà nước có tôn trọng pháp luật không, một tiêu chuẩn tổng quát cần đến là công lý, một khái niệm trừu tượng. Qua thời gian, khái niệm này đã được cụ thể hoá qua một số phương thức như sau:

– Quyền bình đẳng trước luật pháp: không ai được phân biệt vì lý do cá nhân, gia thế, chức quyền, gia sản hay dòng dõi, có nghĩa là không ai có ưu tiên hay đặc miễn hơn người khác trong các tranh chấp pháp lý. Cụ thể là không thể có một Đồng chí X mà từ Chủ tịch nước và cả một hệ thống tư pháp không dám nói động tới những vi phạm luật kinh tế.

– Mọi nghi can trong các vụ hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi nào có chung quyết của toà án.

– Toà án quyết định không bị lệ thuộc do ảnh hưởng các cơ quan nhà nước và phe nhóm quyền lợi. Mọi phán quyết của toà án phải dựa trên các luật lệ đã được ban hành trước khi có tranh chấp. Các bản án bỏ túi đã quyết định sẵn số phận cho bị cáo là một thí dụ ngược lại.

– Phán quyết hay hình phạt phải phù hợp theo nguyên tắc tương xứng cho nội dung vụ kiện.

– Nhà nước có nhiệm vụ bảo tồn tinh thần công lý, dựa trên khái niệm công bình và dân chủ làm nền tảng. Nhà nước bảo vệ người dân cô thế trước pháp luật là mang an toàn về xã hội, có nghĩa là, khi khởi tố hay thi hành án, tạo cho họ tránh được các gánh nặng bất ngờ hay khó khăn, nhờ thế đem lại một cộng đồng đoàn kết trong tinh thần tương trợ pháp lý và xã hội.

Theo khái niệm về công bình của Aritoteles, khi thực thi pháp luật nghiêm minh, nhà nước pháp quyền, cuối cùng, sẽ mang đến phúc lợi công ích cho toàn dân.

Thành tựu

Việt Nam đã đạt được danh hiệu nhà nước pháp quyền theo tiêu chuẩn của các nước khác không, vấn đề còn gây nhiều tranh luận. Bài viết này nhằm giới thiệu nội dung chính của khái niệm, do đó, không đi sâu vào các thành tựu của Việt Nam trong cải cách pháp luật.

Sự thật là từ sau ngày Đổi Mới, Việt Nam đã thực hiện nhiều thành tích nổi bật trong cải cách hệ thống tư pháp và đã được cả nước hân hoan chào đón. Đáng chú ý nhất là một bài viết đăng trên báo Tia Sáng, đã hết lòng ca ngợi ông Hồ và nhà nước pháp quyền XHCH. Bài có đăng lại tại đây: http://vietsciences.free.fr/timhieu/xahoi-luatphap/nhanuocphapquyen.htm

Xin nêu lên một trích đoạn sau đây để dẫn chứng và miễn bình luận.

“Việt Nam có ‘Nhà nước pháp quyền’. Tên gọi thật hay. Vừa ‘pháp’, nghĩa là luật pháp; vừa ‘quyền’, nghĩa là… quyền. Chưa biết quyền của ai, nhưng chắc chắn không phải là quyền của Nhà nước, vì Nhà nước cần gì phải đòi quyền – đòi một cái đã có. Thiện chí tôn trọng pháp luật của Chính phủ Việt Nam đã có từ 1991 và tiếp tục được phát huy cho đến nay, không ai chối cãi được… Nhà nước pháp quyền thì có gì lạ đâu với chúng ta!… Nhà nước pháp quyền có lạ lùng gì đâu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh – người khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa?”.

Tác giả đã quên những vết nhơ trong lịch sử tư pháp trước đây là vụ án phố Ôn Như Hầu và gần đây nhất là vụ án Đồng Tâm và Hồ Duy Hải.

Dĩ nhiên, danh sách các vi phạm luật pháp của chính quyền còn rất dài, mà là một đề tài mở rộng còn kéo dài và độc giả sẽ là người có quyền nhận xét. Ở đây không thể đi vào chi tiết, nhưng triển vọng của một nhà nước pháp quyền cho Việt Nam là mù mịt, mà những “thành tựu” của Đại hội đảng XIII là một thực tế gần đây nhất để chứng minh.

Triển vọng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của đảng CSVN diễn ra trong khi đất nước đang bước vào một thời kỳ đen tối mà mọi người dân đều nhận ra các nguy cơ này. Đó là các thách thức nghiêm trọng đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ, cụ thể là hiểm hoạ diệt vong do hung đồ của Trung Quốc, tụt hậu kinh tế do dịch bịnh COVID-19, chệch hướng xã hội chủ nghĩa nhưng không biết định hướng mới, nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội tràn lan và cuối cùng là hành động “diễn biến hòa bình” của các “thế lực thù địch” thông qua các mạng truyền thông xã hội trong và ngoài nước.

Thay vì thảo luận nghiêm chỉnh các vấn đề sinh tử này để tìm một lối thoát, Đại hội XIII lại tập trung lo vấn đề nhân sự, có nghĩa là, chia ghế để tiếp tục cầm quyền. Sau tám ngày làm việc, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: Đại hội kết thúc với sự thành công tốt đẹp.

Tốt đẹp? Thật ra, Đại hội Đảng XIII là sinh hoạt của một hội kín thời phong kiến hay sứ quân. Mọi thông tin được xem là tuyệt mật, nên ai loan truyền ra bên ngoài là vi phạm, sẽ bị truy tố. Khi dân không biết thì ai có phương tiện kiểm tra hay đối chứng? Nguyên tắc Dân biết, Dân làm, Dân bàn và kiểm tra chỉ còn là một khẩu hiệu, không có hiệu lực ràng buộc.

Sinh hoạt Đại hội XIII chỉ còn dựa vào Điều lệ Đảng như là một kim chỉ nam. Tổng Bí thư không được làm quá hai nhiệm kỳ như chương III, điều 17 của điều lệ đảng CSVN quy định.

Đáng nói ở đây là, do được Đại hội yêu cầu, ông Trọng “vẫn phải hết sức cố gắng, phải làm” thêm một nhiệm kỳ, phải “hy sinh” dù “tuổi cao, sức khoẻ không được tốt như trước, bản thân đã xin nghỉ”, Hiển nhiên là Đại hội XIII sai phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng.

Quan trọng hơn là Đại hội Đảng XIII quyết nghị không sửa Điều lệ Đảng, mà lại giao cho “Ban chấp hành Trung ương khóa XIII xem xét ban hành các quy định thi hành Điều lệ Đảng cho phù hợp”. Như vậy là toàn bộ đại biểu tham dự biết sai nhưng vẫn không sửa mà hợp thức hoá.

Đây là một tiền lệ nguy hiểm không phải chỉ cho sinh hoạt nội bộ Đảng, mà cho triển vọng nhà nước pháp quyền. không phải là một khởi đầu tốt đẹp cho một tinh thần chung về tinh thần trọng pháp. Đảng vi phạm pháp luật, nhà nước chấp hành, thì ai thuyết phục dân chúng phải tôn trọng luật lệ.

Nhưng Đảng đang có nhiều may mắn khác, vui nhất cho Đảng là bất chiến tự nhiên thành khi các “thế lực thù địch” trong nước và hải ngoại đang suy yếu và thế giới không yểm trợ cho các phong trào đấu tranh nhân quyền khi đang lo cho COVID-19.

Chương trình nghệ thuật chào mừng thành công của Đại hội XIII diễn ra trên sân vận động Mỹ Đình tối 2/2/2021 là một dịp vui chơi cho dân chúng và nghệ sĩ. Toàn dân có dịp bày tỏ cảm xúc cuồng nhiệt hơn cho nhiệm kỳ mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vẫn theo tinh thần “mừng Đảng mừng xuân”, không ai còn quan tâm đến việc Đảng vi phạm Điều lệ hay Trung Quốc đang hoành hành trên Biển Đông.

Cuối cùng, triển vọng của một nhà nước pháp quyền cho Việt Nam như một thành tựu văn minh là mù mịt.





Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cụm từ ‘quyền ân xá của tổng thống’ một lần nữa xuất hiện trên các trang tin tức khi cựu tổng thống Donald Trump – và là ứng cử viên tổng thống của GOP năm 2024 – đang ‘dây dưa’ với bản cáo trạng liên bang thứ ba cáo buộc ông can thiệp bầu cử, và bản cáo trạng thứ tư vừa được đưa ra tối nay ngày 14 tháng 8 liên quan đến âm mưu can thiệp bầu cử tổng thống ở tiểu bang Georgia. Đây là lần thứ tư vị cựu tổng thống bị truy tố hình sự, và là lần thứ nhì bị truy tố liên quan đến âm mưu lật ngược kết quả bầu cử tổng thống 2020 mà ông chính thức thua Joe Biden. Sau hơn hai năm điều tra, đại bồi thẩm đoàn Fulton County đưa ra bản cáo trạng, sau cú điện thoại mà ông Trump, lúc đó còn là tổng thống, gọi cho ông Brad Raffensperger, bộ trưởng Hành Chánh tiểu bang, người phụ trách bầu cử ở Georgia, vào ngày 2 Tháng Giêng, 2021, ông Trump nói ông Raffensperger giúp “kiếm 11,780 lá phiếu” cần thiết để ông thắng ông Biden sau khi ông thua phiếu.
Người viết bài này hoàn toàn chia sẻ những thống thiết minh oan cho ông Nguyễn Văn Chưởng, song tôi tuyệt đối không tin những kêu cứu này có thể cứu được ông Nguyễn Văn Chưởng, trừ khi lời kêu có thể làm… sụp chế độ hiện hành...
"... Có lẽ, giấc mơ của họ là có thể biến mất khỏi trần gian một cách yên ổn, tốt hơn là không ai để ý đến họ nữa… bây giờ cũng như mãi mãi về sau…” Nói gọn lại, và nói cách khác (bỗ bã hơn chút xíu) là họ đã bị thiến hết trơn rồi. Chấm hết.
Thông thường người ta cho rằng cuộc chiến Ukraine chỉ là một sự thu xếp của phương Tây. Theo lập luận này, việc Nga xâm lược tại Ukraine đã kích động cho phương Tây và truyền cảm hứng cho họ hành động phối hợp để bảo vệ một quốc gia dân chủ, nhưng họ đã không gây được tiếng vang ở nhiều nơi khác trên thế giới...
Càng ngày càng sa lầy tại cuộc chiến Ukraine, nội tình nước Nga theo đó ngày càng đen tối, trở nên phức tạp và hỗn loạn, nhất là sau vụ binh biến của nhóm lính đánh thuê Wagner. Tình trạng này có thể dẫn đến một tương lai bi thảm đen tối hơn nhiều cho nước Nga và hòa bình thế giới nếu các nhóm quyền lực theo dân tộc chủ nghĩa, cực đoan và cứng rắn lên nắm quyền. Đó là nhận định của tác giả Tatiana Stanovaya trong bài phân tích công phu dưới đây. Bà là Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga, đồng thời là sáng lập viên và giám đốc điều hành của công ty phân tích chính trị R.Politik...
Tưởng niệm 78 năm ngày thành phố Hiroshima bị Mỹ ném bom nguyên tử, thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào đầu tuần đã lên án việc Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Khoảng 140,000 người đã chết trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào ngày 6 tháng 8, 1945 và 74,000 người thiệt mạng trong vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki 3 ngày sau đó. Với tình hình nguy cơ hạt nhân đang trên đà tăng trưởng, đây là một trong loạt bài được biên dịch cho số báo này quanh vấn đề bom nguyên tử.
Bay chuyến cuối cùng trong ngày, từ Don Muang về Tân Sơn Nhất. Gặp một nhóm hơn chục người đi tay không, quần áo nhàu nhĩ áo phông trắng thì thành cháo lòng, áo màu thì cáu bẩn, người đi tông, người đi chân đất, ồn ào, nhốn nháo lên máy bay tìm ghế ngồi. Tất cả đều rất trẻ, tuổi từ 20, đến 31.Khá ngạc nhiên, hỏi ra mới biết anh em ngư dân Sông Đốc – Cà Mau bị cảnh sát biển Thái Lan bắt khi đang câu mực ở Vịnh Thái Lan, tịch thu thuyền, tài sản, án tù 3 tháng. Gia đình vay tiền chạy chọt, ngồi tù được 55 ngày, hôm nay được thả về. Cầm vé trên tay nhưng không biết ghế của mình chỗ nào. Mình cùng mấy cô tiếp viên Air Asia hướng dẫn từng chỗ ngồi vì anh em đều lần đầu bị đi bằng máy bay. Ngồi hỏi chuyện và nghe kể mới biết sự cơ cực từ ngày bị bắt đến khi được tha. Để được thả, gia đình phải tự tìm cò, qua Thái, liên hệ Đại sứ quán VN ở Bangkok, xuống Songkhla gặp cảnh sát, cai tù…Rổ giá để được tự do:
“Chính trị độc tài” và “Tư tưởng hẹp hòi” của đảng Cộng sản Việt Nam là hai nguyên nhân khiến trí thức thờ ơ với đất nước. Nhận xét này không có gì là “đột phá” mà là căn bệnh di căn do đảng đẻ ra để tự hành hạ mình. Hãy lấy bài học “trí thức Việt kiều” ngại về giúp nước để suy nghĩ...
Hầu hết mọi người đang thảo luận về các phiên tòa sắp tới của Donald Trump ở New York, Florida – và thứ Ba vừa qua, đại bồi thẩm đoàn ở Washington, D.C. đã truy tố Trump tội âm mưu lừa gạt chính phủ Hoa Kỳ, âm mưu cản trở một thủ tục tố tụng chính thức, âm mưu chống lại các quyền, cản trở và cố gắng cản trở một thủ tục chính thức, sử dụng Bộ Tư pháp để tiến hành "các cuộc điều tra tội phạm bầu cử giả" và cố gắng ngăn chặn chứng nhận bầu cử vào ngày 6 tháng 1/2021. Trump phải ra tòa hai ngày sau đó và các phiên tọa sắp tới tại thủ đô sẽ phải có sự hiện diện của ông. Liệu điều đó có ảnh hưởng đến khả năng vận động tranh cử của Trump cho đề cử ứng viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa?
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã tập trung vào việc đảm bảo an ninh cho chế độ của mình. Ông đã thanh trừng bất cứ ai có tiềm năng là đối thủ chính trị, tái cơ cấu quân đội và bộ máy an ninh nội bộ, xây dựng một nhà nước giám sát kiểu Orwell, và thúc đẩy thông qua các luật pháp mới với mục đích đàn áp mọi chống đối, phản biện, nhân danh an ninh quốc gia. Nền tảng cho tất cả những công cuộc cải cách này là cái mà Tập gọi là “khái niệm an ninh quốc gia toàn diện”, một khuôn khổ nhằm bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và chính quyền điều hành của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sự bảo vệ bao gồm cả chính cá nhân Tập.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.