Hôm nay,  

Nghề Làm Truyền Thông

12/10/202009:42:00(Xem: 2574)

 


Nhờ làm nghề truyền thông mà tôi có cơ duyên gặp được nhiều vị lãnh đạo tinh thần, tôi được chứng kiến nhiều sự huyền nhiệm xảy ra mà tôi không thể tưởng tượng được và không thể hiểu được.

Tôi được gặp Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu nhiều lần, ngài là viện trưởng viện Hóa Đào ở Việt Nam trước năm 1975. Sau năm này, ngài đến Pháp rồi định cư ở Canada. Ngài nói thông thạo nhiều thứ tiếng, viết nhiều sách triết lý đạo Phật.

Ngài là chủ tịch giáo hội Phật Giáo tăng gia trên thế giới, có nhiều chùa ở khắp nơi: Mỹ, Úc, Âu Châu,... Đại Lão Hòa Thượng chu du khắp nơi trong thiên hạ. Đi đến đâu, ngài cũng được đón tiếp một cách ân cần, niềm nở. Trước năm 1975, nhiều phái đoàn Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ đến họp ở Việt Nam, đều đến thăm ngài ở viện Hóa Đào đường Trần Quốc Toản. Tôi còn nhớ có lần tôi đi lấy tin ở Thượng Viện, lúc đó phái đoàn Thượng Nghị Sĩ Úc sang thăm Tổng Thống Việt Nam, và họp ở Quốc Hội Việt Nam. Sau đó, một Thượng Nghị Sĩ Úc nói với tôi muốn đi thăm những người dân bỏ làng vì bị pháo kích về nơi thành thị. Tôi tình nguyện đưa vị Nghị sĩ này đi thăm đồng bào về Bình Chánh cư ngụ ở nghĩa địa. Vợ chồng, con cái chạy nạn pháo kích, chỉ đem theo vài bộ quần áo, vài cái nồi, một tấm lều giăng trên mồ mã. Ban ngày, có người đi làm, có người đi xin ăn, tối về nghĩa trang trú ngụ, người sống và người chết ở với nhau. Tôi nhìn thấy những giọt lệ rơi trên má của người Nghị Sĩ người Úc. Nhờ đưa người Nghị Sĩ này đến thăm người tị nạn, đến thăm đồng bào tị nạn, mà sau này đi du học, học bổng Columbo, đến Sydney gọi ông, ngày hôm sau tôi được vợ chồng ông đón tiếp một cách ân cần, niềm nở. Trong số khách có một số bác sĩ Úc đã tưng tình nguyện đến Việt Nam khám bệnh miễn phí cho đồng bào ở vùng nghèo, hẻo lánh ở miền Nam và miền Trung. Phái đoàn Thượng Nghị Sĩ đến Viện Hóa Đào thăm Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu, sau này định cư ở Canada. Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu hay đi hành pháp. Ngài thường ghé lại Orange County. Tôi được gặp ngài sáu lần, lần nào cũng phải hẹn trước. Lần cuối cùng ở tiệm sách Tự Lực ở đường Brookhurst, thành phố Garden Grove, ngài mua rất nhiều sách cho đệ tử ở chùa đó. Ngài đốt nhang trước tượng Đức Trần Hưng Đạo ở đường Bolsa. Đại Lão Hòa Thượng thường tâm sự với chúng tôi:

- Tòa Đại Sứ Việt Nam thường mời thầy về, thầy không nhận lời. Còn Việt Cộng thì thầy nhất định không về. Thầy chỉ về khi nào khi nào Việt Nam thật sự có Tự Do - Dân Chủ, nhân quyền, Tự Do Tôn Giáo.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu được nhiều người kính nể. Một kỷ niệm không bao giờ tôi quên được, có một lần thầy đến chùa Huệ Minh của thầy Minh Trí, đường West, thành phố Garden Grove. Tôi đến thăm thầy, lần nào gặp thầy tôi cũng phỏng vấn, mỗi lần mỗi đề tài khác nhau. Lúc tôi đang phỏng vấn thì thấy một phái đoàn đến, vừa bước vào, họ quỳ ngay xuống đất và lạy thầy như tế sao. Chúng tôi lật đật chạy ra khỏi bàn ăn. Chúng tôi sợ bô lão này lạy trúng mình thì giảm thọ. Đợi mọi người lạy xong, tôi trở lại và lấy máy thu âm. Cuộc phỏng vấn ngưng vì phái đoàn bô lão có mặt thăm viếng hòa thượng.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu được thế giới ngưỡng mộ. Ngài là Trưởng Lão trong giáo hội Phật Giáo Tăng Gia Thế Giới mà Tăng Thông Đài Loan là Chủ Tịch.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu gặp gỡ nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới. Đi đâu ngài cũng có đoàn tùy tùng đi theo, giống như Đức Đạt La Đạt Ma, tùy tùng của ngài rất giỏi, học thức, kiến thức, tư cách,... Thầy giỏi thì làm sao trò không giỏi chứ?

Học trò của Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu rất giỏi, rất giỏi và hiện nay trụ trì nhiều chùa ở khắp nơi trên thế giới. Có lần, thầy nhờ tôi gửi tiền về cho thầy Tuệ Sỹ. Thầy Tuệ Sỹ rất gầy, gầy không thể tưởng tượng được. Thầy gầy nhưng hai con mắt sáng như sao trời. Thầy sinh ra ở Lào. Thầy rất giỏi sinh ngữ, nói thông thạo 10 thứ tiếng. Thầy làm thơ rất hay, đánh dương cầm rất giỏi. Năm 2001, tôi cùng với phái đoàn từ thiện quốc tế YMCA về Việt Nam làm từ thiện và dành thì giờ ghé thăm thầy Tuệ Sỹ. Chúng tôi đang ngồi quanh thầy thì một cụ bà, sau này chúng tôi biết bà cụ có người con trai làm trụ trì một ngôi chùa, cụ vừa đến quỳ xuống lạy thầy Tuệ Sỹ. Chúng tôi phải vội vội, vàng vàng tránh xa ra. Phòng khách của thầy Tuệ Sỹ nhỏ xíu, thầy ra tù về trú ngụ ở chùa Già Lam, Gò Vấp, không có hộ khẩu, không đi mua gạo được. Thầy Tuệ Sỹ và thầy Trí Siêu đọc bản Hiến Pháp quốc tế trước Quốc Hội sau ngày Việt Cộng chiếm miền Nam, hai thầy bị bắt, bị kết án tử hình. Trước tòa án, thầy Tuệ Sỹ cười và nói với thầy Trí Siêu: "Ông và tôi không chết đâu." Lúc đó, thầy Trí Siêu du học ở Hoa Kỳ về với bằng Tiến Sĩ và dạy ở đại học Vạn Hạnh. Thầy Tuệ Sỹ cũng dạy ở Vạn Hạnh, khoa trưởng phân khoa Phật học.

Tôi chứng kiến tận mắt các thầy có đệ tử quỳ trước mặt là thầy Tâm Châu, thầy Tuệ Sỹ, thầy Giác Nhiên, giáo chủ Phật giáo tăng gia khất sĩ, thầy Mẫn Giác, thầy Thanh Từ. Chúng tôi rất cảm động khi mẹ tôi mất, thầy Tâm Châu lúc đó ở Âu Châu, thầy nói thầy cầu nguyện cho mẹ tôi. Khi thầy đến Hoa Kỳ là đúng 49 ngày mẹ tôi mất. Thầy tổ chức một buổi cầu nguyện cho mẹ tôi ở chùa Minh Đằng Quang tịnh xá, thành phố Westminster. Lúc đó, hòa thượng Giác Nhiên đang hành đạo ở Úc Châu. Thầy Tâm Châu gọi điện thoại cho thầy Giác Nhiên. Thầy Giác Nhien nói cứ tự nhiên tổ chức lễ. Lúc đó, thầy Minh Đạt, thầy Minh Hiếu lo buổi lễ này. Vợ chồng bác sĩ Lê Thành Ý, bác sĩ Biệt Động Quân ở Canada vừa sang cũng tham dự buổi lễ cầu siêu cho mẹ tôi. Hôm đó có hai vợ chồng bác sĩ Huỳnh Hữu Cựu, cũng là nhà văn và vợ là bác sĩ Cẩm Vân, gia đình và một số bằng hữu.

  Tôi được may mắn được gặp nhiều vị lãnh đạo tôn giáo và được phỏng vấn các ngài ở Việt Nam, cũng như ở ngoại quốc. Hòa Thượng Thích Mẫn Giác là nhà thơ. Thơ của thầy được nhiều người phổ nhạc và được phổ biến khắp nơi. Thầy Mẫn Giác hồn thơ lai láng. Thầy có thể làm thơ bất cứ nơi nào. Lên máy bay đi Nhật, chỉ cầm một cành hoa trên tay đến Nhật, từ cánh hoa thành bài thơ đầy ý nghĩa thiền.

   Tôi nhớ mãi thầy đến chùa A Di Đà ở thành phố Westminster. Thầy vừa ngồi xuống ghế thì có một Phật tử quỳ xuống lạy thầy. Sau này, tôi mới biết Phật tử này bị ung thư, thầy cầu nguyện cho vị đó, bệnh không hoành hành. Tôi nhớ mãi khi mẹ tôi qua đời, thầy đến nhà quàng cầu nguyện cho mẹ tôi. Thầy cầm máy vi âm cầu nguyện một hồi rồi đưa máy vi âm cho thầy Quảng Thanh, lúc đó bên cạnh thầy có hàng trăm các thầy, các sư cô và đồng bào.

Ba tôi mất làm lễ ở chùa Việt Nam, lúc đó chỉ có một thầy Nguyễn Đạt, ở Nhật sang, tôi và một người bạn. Nhưng khi mẹ tôi mất thì hàng trăm thầy cầu siêu. Tôi nhớ mãi và cảm động lắm.

Thầy Mẫn Giác thường nói với chúng tôi: " Thầy Tuệ Sỹ và thầy Trí Siêu là hai viên ngọc kim cương trong Phật Giáo Việt nam. Thầy Tuệ Sỹ rất gầy nhưng thơ của thầy rất hay và được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, mà thỉnh thoảng tôi cho hát trên radio. Nhiều độc giả hỏi CD đó bán ở đâu? Tôi nói tôi không biết, vì tôi được tặng lâu lắm rồi, chừng 10 năm về trước. Tôi quý những CD này như vàng, hát tới hát lui vẫn được thính giả yêu thích. Nhạc sĩ Trần Quảng Long, ở Long Beach, phổ nhạc những CD này như: Tuệ Ca, Giấc Mơ Trường Sơn. Thầy Tuệ Sỹ và thầy Trí Siêu bị kết án tử hình nhưng không chết vì được thế giới can thiệp. Một trong những người can thiệp là thầy Mẫn Giác. Thầy Mẫn Giác đi khắp nơi vận động như cựu Thủ Tướng Thái Lan, sau này cũng là nhà sư, các tổ chức nhân quyền, Phật Giáo tăng gia thế giới, chủ tịch là Tăng Thông Đài Loan. Cuối cùng bản án tử hình đổi thành tù 20 năm. Nhờ thế giới can thiệp mạnh mẽ, cho nên hai thầy ở tù 15 năm. Về lại Sài Gòn, thầy Tuệ Sỹ ở chùa Già Lam, thầy Trí Siêu ở Bình Chánh. Thầy Tuệ Sỹ làm thơ, thầy Trí Siêu vẫn viết sách về lịch sử Phật Giáo. Thầy Tuệ Sỹ dịch sách và dạy học, dạy Tăng Đoàn Thừa Thiên Huế và dạy học trò ở chùa Gia Lâm. Bây giờ, đệ tử của thầy có mặt ở nhiều nơi trên xứ Mỹ, trụ trì chùa như sư cô Như Ngọc, thầy Quảng Long,...

Theo sự hiểu biết của tôi thì các vị lãnh đạo tôn giáo được tín đồ tôn giáo lạy không nhiều lắm. Phải có sự huyền nhiệm nào đó mới được người đời quỳ lạy bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, như khi phái đoàn YMCA về Việt Nam làm việc xã hội. Từ Mỹ, chúng tôi đến Nam Hàn, sau đó chúng tôi bay đến Hà Nội, thăm những nơi dạy nghề cho trẻ mồ côi, trường dạy Anh văn, gặp gỡ những người ở Hà Nội, và các tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Nam Định và các tỉnh miền Tây.

Sau đó, phái đoàn đến phi trường Phú Bài để bay đến Đà Lạt, tự nhiên tôi thấy một phái đoàn rất đông các thầy, các sư cô và Phật tử. Tôi hỏi một người Phật tử:

- Quý vị tiễn ai mà đông quá vậy?

- Hòa Thượng Thanh Từ về Đà Lạt.

Hàng trăm người tiễn một người. Hòa Thượng Thanh Từ tôi đã gặp nhiều lần ở Mỹ. Tôi đã phỏng vấn qua điện thoại trước khi thầy đến tiểu bang California. Khi biết người tiễn đưa là thầy Thanh Từ thì tôi không lạ lắm, vì thầy rất nổi tiếng thuyết pháp và giản dị, được nhiều người ngưỡng mộ. Cũng may mắn khi lên máy bay tôi được ngồi gần ghế của thầy. Tôi hỏi thầy:

- Thưa thầy, thầy đi hành pháp ở Hà Nội? Thầy đi bao lâu? - Thầy ra đây cả tháng rồi. Thầy đi nhiều nơi, nơi nào thầy cũng gặp nhiều Phật tử rất mộ đạo.

Thầy Thanh Từ lúc nào cũng tươi cười, hiền lành, lúc thuyết pháp cũng từ tốn, khoan dung, nhiều người rất quý mến thầy. Hiện nay, đệ tử của thầy Thanh Từ cũng thành lập nhiều chùa ở Mỹ cũng như ở khắp nơi. Tôi còn nhớ khi đi gần cửa ra máy bay, thì có một nhóm người đưa tiễn quỳ lạy thầy, khuôn mặt của họ rất thành kính.

Người mộ đạo lòng bình thản, sống vui và sống hạnh phúc với niềm tin tôn giáo của mình.

Orange County, 09/10/2020


KIỀU MỸ DUYÊN

(kieumyduyen1@yahoo.com)


Kieu My Duyen - HT Tam ChauKiều Mỹ Duyên phỏng vấn Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu, tại Đại Hội Phật Giáo Thế Giới.

Kieu My Duyen - HT Thanh TuKiều Mỹ Duyên phỏng vấn Hòa Thượng Thích Thanh Từ, phi trường Nội Bài, Việt Nam năm 2005.

Kieu My Duyen - HT Giac NhienKiều Mỹ Duyên gặp Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, trong đoàn khất thực ở Little Saigon

Kieu My Duyen - HT Tue  SyKiều Mỹ Duyên gặp thầy Tuệ Sỹ ở chùa Già Lam, năm 2005

Kieu My Duyen - Thay Le Manh ThatKiều Mỹ Duyên phỏng vấn thầy Trí Siêu cùng đi với phái đoàn YMCA ở Bình Chánh, Việt Nam, năm 2005


    

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.