Hôm nay,  

Mất Cân Bằng Trong Kinh Tế Toàn Cầu: Dân Chủ Xã Hội và Xã Hội Chủ Nghĩa (Bài 25)

17/07/202016:30:00(Xem: 13268)

Người viết vốn dị ứng với xã hội chủ nghĩa và cảnh nhà nước lạm dụng quyền lực cho nên nghe đòi mở rộng vai trò của chính quyền để phục vụ xã hội là dán nhãn Mác-Xít theo cách nhìn nhà nước chẳng những không giải quyết mà còn tạo thêm vấn nạn (Government is not the solution to our problem, government is the problem – như Tổng Thống Ronald Reagan phát biểu). Tuy nhiên nghĩ lại thì oan uổng cho thành phần cấp tiến (progressive) khi một số đông trong đó vừa chống tư bản bất công lại chống độc tài cộng sản. Cho nên thiết tưởng cần phân biệt giữa hai mô hình Dân Chủ Xã Hội và Xã Hội Chủ Nghĩa, cọng thêm một khuông mẫu mới là Xã Hội Chủ Nghĩa theo màu sắc Trung Quốc. 


Mô hình Dân Chủ Xã Hội thường được gắn liền với kinh tế gia nổi tiếng John Manyard Keynes. Ông này sống vào đầu thế kỷ 20 nên chứng kiến cảnh Chủ Nghĩa Tư Bản phát triển quá độ dẫn đến chế độ thực dân, bất công xã hội và cuộc Đại Khủng Hoảng 1929. Keynes lại sang Nga nhìn thấy giáo điều Mác-Lenin chà đạp lên quyền tự do cá nhân và làm kiệt quệ nền kinh tế, rồi Đức với sự bùn nổ của tư tưởng Quốc Xã dẫn đến Thế Chiến Thứ Hai thảm khốc. Từ đó Keynes đưa ra giải pháp nhà nước phải đóng vai trò tích cực nhằm ngăn ngừa những quá độ của tư bản, bằng không bất công kinh tế sẽ dẫn đến phẩn nộ và  trào lưu dân túy cùng mầm mống Cộng Sản hay Phát Xít đe doạ hủy diệt quyền tự do cá nhân. Nói cách khác, chính quyền cần mang đến cơ hội đồng đều về kinh tế (economic opportunities – khác với sang bằng giàu nghèo) thì mới bảo vệ được tự do. Nhà nước phải chống độc quyền (monopoly) phát triễn dân sinh (giáo dục, y tế, quyền lợi lao động) tạo điều kiện để mọi người tìm ra được công ăn việc làm tốt (full employment) và chống đỡ nền kinh tế mỗi lần gặp khủng hoảng nhằm giảm thiểu tình trạng bất công và nghèo đói trước khi tâm lý phẫn uất lan tràn. 


Ở Mỹ Tổng Thống Roosevelt đã tiến hành nhiều bước cải cách như phát triển công đoàn và xây dựng mạng lưới an sinh từ sau năm 1929 theo chính sách New Deal để giúp Hoa Kỳ thoát ra Đại Khủng Hoảng. Trong khi đó Âu Châu vẫn còn chế độ thực dân cho nên có thể nói Hoa Kỳ áp dụng mô hình Dân Chủ Xã Hội trước Tây Âu. Nhưng Mỹ là vùng đất mới khai phóng ra đời từ khi dân chúng nổi dậy chống thuế má và sự bảo hộ của vương quốc Anh, do đó người dân Hoa Kỳ có truyền thống độc lập cá nhân (individualism) hoài nghi chính quyền sẽ tước đoạt quyền tự do và tài sản của họ dưới dạng thuế má. Ngược lại Tây Âu sau Thế Chiến Thứ Hai bị chèn ép giữa hai gã khổng lồ Nga và Mỹ nên nhất thiết phải có chính quyền dân chủ đủ mạnh để bảo đảm hoà bình, phục hồi kinh tế và phát triễn dân sinh. Do hoàn cảnh khác biệt này nên từ sau Thế Chiến Thứ Hai Âu Châu phát triễn theo mô hình Dân Chủ Xã Hội trong khi Hoa Kỳ lúc nào cũng bị dằn co giữa vai trò nhà nước lớn hay nhỏ.


Trong khi dân chúng Âu Châu tin vào chính quyền bảo đảm an sinh và quyền tự do cá nhân thì không ít dân chúng Hoa Kỳ chống lại vai trò bành trướng của nhà nước vì họ nghi nghờ sẽ tước đoạt tài sản (qua thuế má) và bóp nghẹt quyền tự do. Cho nên nhiều người Mỹ không phân biệt giữa Dân Chủ Xã Hội hay Xã Hội Chủ Nghĩa, trong cách mạng 1775 họ nổi lên chống “The British are coming” thì nay họ so sánh sự bành trướng của nhà nước giống như “The Communists are coming.”


Tuy nhiên giữa Dân Chủ Xã Hội và Xã Hội Chủ Nghĩa có nhiều khác biệt. Một là dân chủ đa đảng hay độc tài đơn đảng. Thứ nhì nhà nước vẫn phải tôn trọng luật pháp thay vì đứng trên luật pháp. Thứ ba là Tam Quyền Phân Lập. Nền Dân Chủ Xã Hội vẫn tôn trọng quyền tư hữu và kinh doanh tư nhân trong khi nhà nước dùng thuế má để tái phân phối tài sản nhằm giảm bớt giàu nghèo và phát triển dân sinh. Ngược lại trong Xã Hội Chủ Nghĩa không có quyền tư hữu kinh doanh tư nhân, nhà nước nắm trọn của cải và mọi sinh hoạt kinh tế trong nước để chia đều cho mọi người (mà cho đảng viên được nhiều hơn!) 


Xã Hội Chủ Nghĩa theo mô hình Trung Quốc (Việt Nam đang áp dụng) lại là một khuôn mẫu mới. Trước đây tư bản tạo ra của cải (wealth creation) trong khi cộng sản hô hào phân phối của cải (wealth distribution) dẫn đến tình trạng nghèo khó. Nhưng sau khi Liên Bang Xô Viết phá sản thì Đặng Tiểu Bình lập luận mèo trắng mèo đen cũng đều bắt chuột, đảng Cộng Sản tuy vẫn nắm độc quyền lãnh đạo nhưng tính chính danh đặt trên tăng trưởng GDP. Nhà cầm quyền tuy chấp nhận quyền tư hữu và kinh doanh nhưng phải có khả năng điều hành quốc gia tốt (good governance) nhằm tạo ổn định (stability) cho dân giàu nước mạnh. Kết quả nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhảy vọt đưa 1.5 tỷ người ra khỏi ngưỡng cửa nghèo khó trong đó 500-700 triệu người tiến vào giới trung lưu với mức sống và tiêu thụ không kém gì Tây Phương. Trung Quốc tự xem đang ở vào thời đại hoàn kim hơn cả đời nhà Hán. Dân chúng tuy có quyền tư hữu, khu vực kinh tế tư nhân dù được khuyến khích tăng trưởng vô cùng linh động nhưng vẫn đặt dưới sự giám sát trong khi nhà nước tiếp tục sở hữu đất đai, độc quyền lãnh đạo và đưa ra chiến lược công nghệ phát triễn quốc gia. Giữa nhà nước và các tập đoàn chủ lưc (Huawei, Alibaba, v.v…) mập mờ công hay tư.


Nói tóm lại hiện có 3 mô hình của 3 nền kinh tế lớn cạnh tranh lẫn nhau gồm Tư Bản (Hoa Kỳ), Dân Chủ Xã Hội (Tây Âu) và Xã Hội Chủ Nghĩa với màu sắc Trung Quốc. Âu Châu và Trung Quốc sẽ không thay đổi phương thức của mình trừ phi có biến động chính trị, trong khi tại Hoa Kỳ đang có biến động chính trị lớn dằn co quyết liệt giữa hai khuynh hướng Tư Bản và Dân Chủ Xã Hội. Còn lại các nước đang mở mang thì dân chúng thích nếp sống tự do Âu-Mỹ trong khi lãnh đạo lại muốn làm ăn với Trung Quốc để làm giàu và trị dân cho dễ. 

 

Ý kiến bạn đọc
07/08/202001:38:07
Khách
Trích: “từ sau Thế Chiến Thứ Hai Âu Châu phát triễn theo mô hình Dân Chủ Xã Hội trong khi Hoa Kỳ lúc nào cũng bị dằn co giữa vai trò nhà nước lớn hay nhỏ”. Đây là sự biện luận cực kỳ láo khoét nhất mà ai cũng nhận thấy. Cả Âu châu đều theo tư bản chủ nghĩa. Ngay cả các quốc gia thuộc khối CS Nga cũng theo Tư Bản Chủ Nghĩa sau khi chế độ CNXH sụp đổ. Chả có cái quái gì gọi là Dân Chủ Xã Hội.
Năm xưa tổng thống Pháp Mitterrand cũng dụ dân Tây theo Xã Hội Dân Chủ bằng cách quốc hữu hoá ngân hàng và các nghành công nghệ chính. Kết quả sau 5 năm, nền kinh tế Pháp suy sụp chưa từng thấy, thất nghiệp tràn lan. Cũng may là các nhà chíng trị gia Pháp thấy được nên chống đối nên mới thay đổi lại. Hãy coi bài học của Venezuela mới xảy ra vài năm trước đây để đừng bị mắc vào cái bẫy của những tên đội lốt Dân Chủ Lưu Manh.
Chính chế độ Tư Bản mới có nhiều lợi nhuận để cải thiện xã hội, nâng cao đời sống của giới lao động nghèo khó.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 2 người Chăm: Ông Thông Thanh Khánh (Khanh Pham), nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Sinh trưởng tại Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn và Cambodia. Và Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California, Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.