Hôm nay,  

Hồng Kông – Hồi Chuông Báo Tử

15/06/202009:08:00(Xem: 3932)

                                       

Một dự luật đã được đưa ra Quốc Hội Nhân Dân của Đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) ngày 22 tháng 5 năm 2020 tại Bắc Kinh, và đúng một tuần lễ sau, dự luật này đã được nhanh chóng thông qua vả trở thành Đạo Luật An Ninh Quốc Gia (ĐLANQG) về Hồng Kông vào ngày 29 tháng 5. Khi đưa ra Quốc Hội Nhân Dân để bàn thảo và thông qua, dự luật này gồm 7 điểm chính, trong đó ba điểm quan trọng nhất để đối phó và triệt hạ quyền tự chủ cùa Hồng Kông là điều số 2, số 4, và số 6. Theo đó, Bắc Kinh sẽ ngăn chặn tất cả các nguồn yểm trợ từ bên ngoài vào Hồng Kông; sẽ sử dụng được các lực lượng đàn áp từ Bắc Kinh để dập tắt các cuộc biểu tình, những người tham dự biểu tình có thể quy tội phản quốc, ly khai; và từ đó Bắc Kinh sẽ khai triển ra những đạo luật khác để thực hiện các mưu đồ trên.

Đạo luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông vừa ra đời gặp ngay phản ứng mạnh mẽ từ các nước phương tây. TT Hoa Kỳ Donald Trump và Bộ Trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo tuyên bố đặc quyền thương mại mà Hoa kỳ bấy lâu nay dành cho Hồng Kông sẽ không còn nữa, để ngăn chặn nguồn lợi này không bị rơi vào tay Bắc Kinh nay mai.

Theo tờ South China Morning Post, Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Mike Pompeo đang chuẩn bị đến Copenhagen, Đan Mạch để họp Thượng Đỉnh về Dân Chủ trong tuần lễ này, và sẽ gặp gỡ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn và thủ lĩnh Dù Vàng năm 2014 cũng như  thủ lĩnh của biểu tình khổng lồ tại Hồng Kông năm 2019 là Joshua Wong.

Ngoài ra, 27 bộ trưởng ngoại giao các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đã họp và nêu lên những quan ngại sâu xa về tình hình Hồng Kông sau khi ĐLANQG ra đời.

Chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng CSTH đã quyết định cho ra đời ĐLANQG vì hai lý do chính:

-Nắm lấy Hồng Kông trong tay: Trước làn sóng biểu tình lên cao chưa từng thấy trong hai cuối tuần 9 và 16 tháng 6 năm 2019 tại Hồng Kông từ 1 triệu đến trên 2 triệu người- và lần đầu tiên Bắc Kinh đã tỏ ra bất lực- phải hủy bỏ dự luật dẫn độ. Bà Đặc Khu Trưởng Carrie Lam, người được Bắc Kinh yểm trợ, đã phải lùi bước, và điều này đã làm cho Chủ Tịch Tập Cận Bình cũng như Đảng SCTH vô cùng tức giận nhưng chưa có một kế hoạch khả thi nào tương tự như vụ đàn áp họ từng làm và thành công tại Thiên An Môn 39 năm trước, để dập tắt được làn sóng biểu tình như nước triều dâng tại Hồng Kông.

-Chiến lược Thái Bình Dương của Trung Cộng: Hồng Kông và Đài Loan vẫn nằm trong tầm nhắm của Bắc Kinh từ nhiều thập niên nay trong chiến lược thôn tính Thái Bình Dương của Trung Cộng. Tuy nhiên, Họ Tập biết rằng càng lúc Đài Loan càng được sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các nước phương tây, và nếu dùng vũ lực xâm chiếm Đài Loan- có thể sẽ gây ra chiến tranh với Hoa Kỳ. Bởi thế, Trung Cộng chỉ dùng biện pháp đe dọa để khống chế Đài Loan, và tập trung nỗ lực vào dứt điểm Hồng Kông, đưa ngay trung tâm thương mại quốc tế này về với Bắc Kinh, và triệt hạ làn sóng biểu tình, và đem các thủ lĩnh biểu tình này về Bắc Kinh trị tội.



ĐLANQG là hồi chuông báo tử cho Hồng Kông bởi vì Bắc Kinh sẽ điều động toàn bộ những lực lượng nòng cốt nhiều kinh nghiệm của họ qua thẳng tay đàn áp, bóp nghẹt hết các cuộc biểu tình tại Hồng Kông. Dù Bắc Kinh biết Hồng Kông còn tự trị 27 năm nữa cho đến 2047, nhưng họ Tập tin rằng thế giới không nước nào muốn đụng với Trung Cộng vì mảnh đất nhỏ bé Hồng Kông này. Giống như Nga đã bất ngờ xua quân qua xâm chiếm bán đảo Crimea 6 năm trước, và họ đã thành công - dù NATO nằm ngay sát bên nhưng bất động.

Ngoài những đơn vị cơ động cảnh sát, công an, Bắc Kinh còn có một tổ chức mật vụ hùng hậu đã hoạt động hữu hiệu trong 21 năm qua và được xem như một Gestapo của China- đó là “Văn Phòng 610 (610 Office)”. Gestapo là tổ chức mật vụ của Đức Quốc Xã đã từng gieo bao kinh hoàng cho người dân các nước Châu Âu trong Đệ Nhị Thế Chiến, và Bắc Kinh bây giờ có Văn Phòng 610 đang gieo kinh hoàng cho người dân Tầu trong Hoa Lục. Tổ chức 610 Office này được thành lập năm 1999 dưới thời Giang Trạch Dân và ăn sâu vào tận gốc rễ đến tận từng xã ấp với bàn tay đẫm máu của nó. Mục tiêu ban đầu của Văn Phòng 610 là tiêu diệt tổ chức Pháp Luân Công, vì Bắc Kinh không thể chấp nhận một thực thể có 70 đến 100 triệu thành viên vẫn hoạt động công khai trên khắp các tỉnh thành và ngay tại thủ đô của họ. Văn phòng 610 này có thể sẽ được sử dụng đồng thời với các lực lượng đàn áp mà Bắc Kinh sẽ gửi qua Hồng Kông, cũng như sẽ giam giữ khai thác những người biểu tình này, như họ đã từng khai thác, giam giữ, tẩy não 1.5 triệu người dân Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Thủ lĩnh Joshua Wong đã gửi thư lên Liên Hiệp Quốc tố cáo những hành vi tra tấn ngược đãi của Communist Services Department đối với những người biểu tình tại những thành phố do Trung Cộng kiểm soát. Thủ lĩnh Wong còn tố cáo Trung Cộng hiện giam giữ 9 ngàn người biều tình và trong số đó 1,671 người sẽ bị truy tố về những tội danh hình sự. 

Anh Quốc đã ký kết với Trung Cộng năm 1997 để bàn giao Hồng Kông cho China sau 50 năm, trong thời gian này Hồng Kông vẫn còn quyền tự trị, nhưng với Đạo Luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông vừa ban hành, quyền tự trị đó sẽ bị ngang nhiên tước đoạt. Không phải Anh quốc mà cả thế giới đã bị Bắc Kinh coi thường. Nếu thế giới không có những biện pháp mạnh mẽ cụ thể chống lại quyết định độc đoán và bất hợp pháp của Bắc Kinh về vùng đất thịnh vượng về tài chánh này - thì Đạo Luật An Ninh Quốc Gia sẽ là hồi chuông báo tử cho Hồng Kông. (Tin Tổng Hợp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngược lại, những biến cố dồn dập đủ loại trong COVID-19 mở ra cuộc đấu tranh chính trị mới: đòi quyền được sống còn, có thuốc trị cho tất cả, đi lại an toàn, đó là một cái gì thiết thực trong đời sống hằng ngày và không còn chờ đợi được chính quyền ban phát ân huệ; nó khiến cho người dân có ý thức là trong các vấn đề nội chính, cải tổ chế độ là cần ưu tiên giải quyết. Người dân không còn muốn thấy vết nhơ của Đồng Tâm hay tiếp tục qùy lạy van xin, thì không còn cách nào khác hơn là phải có ý thức phản tỉnh để so sánh về các giá trị tự do cơ bản này và hành động trong gạn lọc. Tình hình chung trong việc chống dịch là bi quan và triển vọng phục hồi còn đấy bất trắc. Nhưng đó là một khởi đầu cho các nỗ lực kế tiếp. Trong lâu dài, dân chủ hoá là xu thế mà Việt Nam không thể tránh khỏi. Cải cách định chế chính trị và đào tạo cho con người để thích nghi không là một ý thức riêng cho những người quan tâm chính sự mà là của toàn dân muốn bảo vệ sức khoẻ, công ăn việc làm
Trong vài thập niên vừa qua, giải Nobel Hòa Bình và Văn Chương được xem là một tuyên ngôn của ủy ban giải Nobel về các vấn đề thời cuộc quan trọng trong (những) năm trước và năm 2021 này cũng không là ngoại lệ. Giải Nobel Văn Chương năm nay được trao cho nhà văn lưu vong gốc Tazania - một quốc gia Châu Phi, là Abdulrazak Gurnah "vì sự thẩm thấu kiên định và bác ái của ông đối với những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong vực sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa". Cũng vậy, giải Nobel Hoà Bình đã dành cho hai ký giả Maria Ressa của Phi Luật Tân và Dmitry Muratov của Nga "vì những nỗ lực bảo vệ sự tự do ngôn luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và sự hòa bình lâu dài". Ủy ban Nobel Hòa Bình Na Uy còn nói thêm rằng, "họ đại diện cho tất cả các ký giả đang tranh đấu cho lý tưởng này, trong một thế giới mà nền dân chủ và tự do báo chí đang đối mặt với những điều kiện ngày càng bất lợi" và cho "nền báo chí tự do, độc lập
Sau đó, sau khi “phát khóc” và lau nước mắt/nước mũi xong, bác Hồ liền thỉnh ngay bác Lê về thờ nên mới có Suối Lê Nin (với Núi Các Mác) cùng hình ảnh – cũng như tượng đài – của cả hai ông trưng bầy khắp mọi nơi, để lập ra một tôn giáo mới, thay thế cho Phật/Chúa/Thánh Thần/Ông Bà/Tiên Tổ ... các thứ.
Sự nghiệp chính trị của đại đế Nã-Phá-Luân chẳng liên hệ gì nhiều đến Trung Quốc nên không biết tại sao ông nổi hứng tuyên bố một câu bất hủ mà giờ này có giá trị của một lời tiên tri “Hãy để Trung Hoa ngủ yên bởi vì khi tỉnh giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới.” Vào tháng 03/1978 có một sự kiện ít được biết đến nhưng bắt đầu lay thức gã khổng lồ Trung Quốc khi một hợp tác xã nông nghiệp ở Phúc Kiến xin phép được giữ lại phần sản xuất vượt chỉ tiêu để khuyến khích nông dân hăng hái làm việc. Đây là giai đoạn trước Đổi Mới nên viên thư ký đảng bộ của hợp tác xã bị phê bình kiểm điểm. Chỉ 8 tháng sau đó vào cuối năm 1978 Đặng Tiểu Bình tuyên bố cải tổ và mở cửa nền kinh tế. Đề nghị nói trên của hợp tác xã được mang ra thử nghiệm với kết quả sáng chói nên viên thư ký đảng được ban khen.
Sau 10 năm ra sức Xây dựng, chỉnh đốn hàng ngũ để bảo vệ đảng không tan, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thừa nhận: ”Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.”
Nếu mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ là một ván bài, thì người Mỹ sẽ nhận ra rằng họ đã được một lá bài tốt và tránh khuất phục trước nỗi sợ hãi hay niềm tin vào sự suy tàn của Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả một lá bài tốt cũng có thể thua, nếu chơi tệ. Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh đại cường với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các phép ẩn dụ trong lịch sử để giải thích tình trạng cạnh tranh ngày càng sâu sắc. Nhưng trong khi nhiều người dựa vào sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một ẩn dụ lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Thế chiến thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong rằng cuộc chiến Balkan lần thứ ba là ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra rằng, các cường quốc bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người.
“Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân chúng ta và cho cả hành tinh này là lật ngược lại toàn bộ suy nghĩ ấy. Pema Chodron đã chỉ cho chúng ta thấy mặt cấp tiến của đạo Phật.”
Năm 1964, anh Phạm Công Thiện được mời vào Sài Gòn để dạy triết Tây tại Viện cao đẳng Phật học vừa được mở tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh sau này), tôi được anh cho đi theo. Tôi nhớ anh đã dẫn tôi đến thăm Bùi Giáng vào một buổi chiều, trong một căn nhà ở hẻm Trương Minh Giảng, căn nhà rất ẩm thấp, chật hẹp, gần như không có chỗ cho khách ngồi.
Cố nhớ kỹ lại, tôi vẫn không nghĩ ra là tôi đã gặp thầy Phước An lần đầu vào dịp nào (dĩ nhiên là ở Vạn Hạnh, trong năm 1972, nhưng trong hoàn cảnh nào?). Chỉ nhớ rằng quen nhiều và thân với thầy lắm. Phòng 317 Nội Xá Vạn Hạnh là phòng ở của quý thầy trẻ, là những người tôi rất thân, và đây là một phòng mà tôi có thể ra vào bất cứ lúc nào.
Ba bà Mai kể trên thuộc hai thế hệ. Cả ba đều đã trải qua một kiếp nhân sinh mà “phẩm giá” người dân bị chà đạp một cách rất tự nhiên.” Nếu may mắn mà “CNXH có thể hoàn thiện ở Việt Nam” vào cuối thế kỷ này, như kỳ vọng của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chả hiểu sẽ cần thêm bao nhiêu bà Mai phải (tiếp tục) sống “với tâm thức khốn cùng” như thế nữa?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.