Hôm nay,  

Hồng Kông – Hồi Chuông Báo Tử

15/06/202009:08:00(Xem: 3671)

                                       

Một dự luật đã được đưa ra Quốc Hội Nhân Dân của Đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) ngày 22 tháng 5 năm 2020 tại Bắc Kinh, và đúng một tuần lễ sau, dự luật này đã được nhanh chóng thông qua vả trở thành Đạo Luật An Ninh Quốc Gia (ĐLANQG) về Hồng Kông vào ngày 29 tháng 5. Khi đưa ra Quốc Hội Nhân Dân để bàn thảo và thông qua, dự luật này gồm 7 điểm chính, trong đó ba điểm quan trọng nhất để đối phó và triệt hạ quyền tự chủ cùa Hồng Kông là điều số 2, số 4, và số 6. Theo đó, Bắc Kinh sẽ ngăn chặn tất cả các nguồn yểm trợ từ bên ngoài vào Hồng Kông; sẽ sử dụng được các lực lượng đàn áp từ Bắc Kinh để dập tắt các cuộc biểu tình, những người tham dự biểu tình có thể quy tội phản quốc, ly khai; và từ đó Bắc Kinh sẽ khai triển ra những đạo luật khác để thực hiện các mưu đồ trên.

Đạo luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông vừa ra đời gặp ngay phản ứng mạnh mẽ từ các nước phương tây. TT Hoa Kỳ Donald Trump và Bộ Trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo tuyên bố đặc quyền thương mại mà Hoa kỳ bấy lâu nay dành cho Hồng Kông sẽ không còn nữa, để ngăn chặn nguồn lợi này không bị rơi vào tay Bắc Kinh nay mai.

Theo tờ South China Morning Post, Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Mike Pompeo đang chuẩn bị đến Copenhagen, Đan Mạch để họp Thượng Đỉnh về Dân Chủ trong tuần lễ này, và sẽ gặp gỡ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn và thủ lĩnh Dù Vàng năm 2014 cũng như  thủ lĩnh của biểu tình khổng lồ tại Hồng Kông năm 2019 là Joshua Wong.

Ngoài ra, 27 bộ trưởng ngoại giao các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đã họp và nêu lên những quan ngại sâu xa về tình hình Hồng Kông sau khi ĐLANQG ra đời.

Chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng CSTH đã quyết định cho ra đời ĐLANQG vì hai lý do chính:

-Nắm lấy Hồng Kông trong tay: Trước làn sóng biểu tình lên cao chưa từng thấy trong hai cuối tuần 9 và 16 tháng 6 năm 2019 tại Hồng Kông từ 1 triệu đến trên 2 triệu người- và lần đầu tiên Bắc Kinh đã tỏ ra bất lực- phải hủy bỏ dự luật dẫn độ. Bà Đặc Khu Trưởng Carrie Lam, người được Bắc Kinh yểm trợ, đã phải lùi bước, và điều này đã làm cho Chủ Tịch Tập Cận Bình cũng như Đảng SCTH vô cùng tức giận nhưng chưa có một kế hoạch khả thi nào tương tự như vụ đàn áp họ từng làm và thành công tại Thiên An Môn 39 năm trước, để dập tắt được làn sóng biểu tình như nước triều dâng tại Hồng Kông.

-Chiến lược Thái Bình Dương của Trung Cộng: Hồng Kông và Đài Loan vẫn nằm trong tầm nhắm của Bắc Kinh từ nhiều thập niên nay trong chiến lược thôn tính Thái Bình Dương của Trung Cộng. Tuy nhiên, Họ Tập biết rằng càng lúc Đài Loan càng được sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các nước phương tây, và nếu dùng vũ lực xâm chiếm Đài Loan- có thể sẽ gây ra chiến tranh với Hoa Kỳ. Bởi thế, Trung Cộng chỉ dùng biện pháp đe dọa để khống chế Đài Loan, và tập trung nỗ lực vào dứt điểm Hồng Kông, đưa ngay trung tâm thương mại quốc tế này về với Bắc Kinh, và triệt hạ làn sóng biểu tình, và đem các thủ lĩnh biểu tình này về Bắc Kinh trị tội.



ĐLANQG là hồi chuông báo tử cho Hồng Kông bởi vì Bắc Kinh sẽ điều động toàn bộ những lực lượng nòng cốt nhiều kinh nghiệm của họ qua thẳng tay đàn áp, bóp nghẹt hết các cuộc biểu tình tại Hồng Kông. Dù Bắc Kinh biết Hồng Kông còn tự trị 27 năm nữa cho đến 2047, nhưng họ Tập tin rằng thế giới không nước nào muốn đụng với Trung Cộng vì mảnh đất nhỏ bé Hồng Kông này. Giống như Nga đã bất ngờ xua quân qua xâm chiếm bán đảo Crimea 6 năm trước, và họ đã thành công - dù NATO nằm ngay sát bên nhưng bất động.

Ngoài những đơn vị cơ động cảnh sát, công an, Bắc Kinh còn có một tổ chức mật vụ hùng hậu đã hoạt động hữu hiệu trong 21 năm qua và được xem như một Gestapo của China- đó là “Văn Phòng 610 (610 Office)”. Gestapo là tổ chức mật vụ của Đức Quốc Xã đã từng gieo bao kinh hoàng cho người dân các nước Châu Âu trong Đệ Nhị Thế Chiến, và Bắc Kinh bây giờ có Văn Phòng 610 đang gieo kinh hoàng cho người dân Tầu trong Hoa Lục. Tổ chức 610 Office này được thành lập năm 1999 dưới thời Giang Trạch Dân và ăn sâu vào tận gốc rễ đến tận từng xã ấp với bàn tay đẫm máu của nó. Mục tiêu ban đầu của Văn Phòng 610 là tiêu diệt tổ chức Pháp Luân Công, vì Bắc Kinh không thể chấp nhận một thực thể có 70 đến 100 triệu thành viên vẫn hoạt động công khai trên khắp các tỉnh thành và ngay tại thủ đô của họ. Văn phòng 610 này có thể sẽ được sử dụng đồng thời với các lực lượng đàn áp mà Bắc Kinh sẽ gửi qua Hồng Kông, cũng như sẽ giam giữ khai thác những người biểu tình này, như họ đã từng khai thác, giam giữ, tẩy não 1.5 triệu người dân Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Thủ lĩnh Joshua Wong đã gửi thư lên Liên Hiệp Quốc tố cáo những hành vi tra tấn ngược đãi của Communist Services Department đối với những người biểu tình tại những thành phố do Trung Cộng kiểm soát. Thủ lĩnh Wong còn tố cáo Trung Cộng hiện giam giữ 9 ngàn người biều tình và trong số đó 1,671 người sẽ bị truy tố về những tội danh hình sự. 

Anh Quốc đã ký kết với Trung Cộng năm 1997 để bàn giao Hồng Kông cho China sau 50 năm, trong thời gian này Hồng Kông vẫn còn quyền tự trị, nhưng với Đạo Luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông vừa ban hành, quyền tự trị đó sẽ bị ngang nhiên tước đoạt. Không phải Anh quốc mà cả thế giới đã bị Bắc Kinh coi thường. Nếu thế giới không có những biện pháp mạnh mẽ cụ thể chống lại quyết định độc đoán và bất hợp pháp của Bắc Kinh về vùng đất thịnh vượng về tài chánh này - thì Đạo Luật An Ninh Quốc Gia sẽ là hồi chuông báo tử cho Hồng Kông. (Tin Tổng Hợp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc trẻ, tôi thích Võ Hồng. Khi già, tôi ưa Võ Phiến. Ông viết không nhiều (lắm) nên tác phẩm nào tôi cũng đọc đi/đọc lại đôi lần. Xem xong là quên ngay cái tựa nhưng tên tuổi các nhân vật trong chuyện của Võ Phiến thì cứ nhớ hoài. Họ để lại những ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả
Dali_-_The_Sacrament_of_the_Last_Supper_-_lowres Tấm tranh Bí Tích Tiệc Ly vẽ các phụ nữ bên trên là một trong những tác phẩm giá trị nhất của Dali, cũng như tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia của Mỹ tại Washington D.C. Bao năm qua người thưởng ngoạn lẫn người Ky-tô hữu vẫn lũ lượt ghé thưởng ngoạn tấm tranh của người họa sĩ cận đại nổi tiếng người Tây Ban Nha Salvador Dali này mỗi khi có dịp đến bảo tàng. Nó như một tác phẩm nghệ thuật của nhân loại, tương tự bức tranh Bữa Tiệc Ly tưởng tượng của Leonardo da Vinci, không thuộc sở hữu hay thẩm quyền của riêng tôn giáo nào. Vậy tại sao ban tổ chức Olympic tại Paris bị chỉ trích, lên án nặng nề khi ý tưởng của họ bị diễn giải là nhại theo bức tranh Bữa Tiệc Ly và màn trình diễn là báng bổ Ky-tô giáo?
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên là ứng viên hàng đầu thay ông Trọng. Nhưng Việt Nam dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ như thế nào? Thắc mắc này không khó trả lời vì tập quán của CSVN là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Mùa Hè năm ngoái, cũng vào khoảng này đây, gần như mọi cơ quan truyền thông (trên toàn thế giới) đều hớn hở loan tin: đã tìm thấy bốn em bé biệt tăm, sau khi khiến chiếc phi cơ Cessna 206 bất ngờ bị hỏng máy và rơi xuống rừng sâu núi sâu.
Thời đại Nguyễn Phú Trọng đã khép lại sau 57 năm chuyên chính vô sản và tiếp tục độc tài Cộng sản. Ông Trong qua đời ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi, đã để lại một gia sản dở dang “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”...
Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự toàn diện nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực? Sau đây là một số suy nghĩ cá nhân về vấn đề quan trọng này, tôi trình bày với tư cách là một học giả về Trung Quốc và không phải là đại diện chính thức của chính phủ Úc...
Tôi không thân thiết, và cũng chả quen biết chi nhiều với Trương Văn Dũng (TVD). Thản hoặc, mới có chút chuyện cần – cần phải trao đổi đôi ba câu ngăn ngắn – thế thôi. Tuy thế, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi nghe ông bị “túm”, và bị kết án tù. Dù rất ngại làm mất lòng thiên hạ (và cũng rất sợ gạch đá tán loạn, từ khắp bốn phương) nhưng tôi vẫn phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông Tô Lâm chưa hề bắt “lộn” một nhân vật bất đồng chính kiến nào (ráo trọi) nhất là trường hợp của TVD!
Khi bài này đến với độc giả thì Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng mà không có lời giải thích nào của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lần gần nhất công chúng Việt Nam nhìn thấy ông Trọng là khi ông tiếp Tổng thống Putin thăm Hà Nội ngày 20/06/2024. Sau đó ông đã vắng mặt tại các buổi họp quan trọng...
Không ai biết chắc khi nào một đế chế sẽ sụp đổ. Chẳng ai có thể xác định chính xác thời điểm Đế chế La Mã, Bồ Đào Nha, Ottoman hay Anh kết thúc. Trong bài thơ "Waiting for the Barbarians", nhà thơ Hy lạp Constantine P. Cavafy nhiều lần khẳng định rằng những kẻ man rợ sẽ đến hôm nay. Người ta chờ đợi, như thể đây là chuyện thường nhật như việc một công ty sẽ phá sản, hay một buổi lễ ra trường vậy. Nhưng một đế chế thì sao? Liệu vào thời của mình, nhà thơ Hy Lạp Cavafy có thuộc về một đế chế nào đáng để gọi là đế chế không?
Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có năng khiếu hay tham vọng gì ráo trong lãnh vực thơ văn/thi phú. Suốt đời chỉ ước mong sao có sách báo để đọc, để thưởng thức những lời hay ý đẹp của giới văn nhân thi sỹ, là vui thích lắm rồi. Sở thích, cùng niềm vui, tuy giản dị thế thôi nhưng đôi lúc tôi vẫn bị lôi thôi vì những câu cú (vô cùng) tối nghĩa:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.