Hôm nay,  

Sự Kiên Cường Của Người Tị Nạn: Những Hồi Tưởng Về Lễ Kỷ Niệm 45 Năm Ngày 30 Tháng 4

30/04/202018:02:00(Xem: 3389)

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu cuộc di cư tị nạn Việt Nam, tôi muốn chia sẻ một vài lời về sự kiên cường của chúng ta là người Mỹ gốc Việt, là người tị nạn và con cháu của người tị nạn.

Cảm giác thế nào khi nền tảng của thế giới chúng ta đang sống bị rung chuyển đến mức chúng ta không còn biết mình đang đứng ở đâu hay làm thế nào để tiến về phía trước? Trước năm 2020, trước đại dịch COVID-19, chỉ những người đã chịu những bi kịch lớn mới có thể trả lời câu hỏi này. Bây giờ tất cả chúng ta đang sống với nó.

Tôi nhớ lại một vài điều tôi đã nghe vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 khi các tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ. Người Mỹ đã nghĩ rằng họ sống bên ngoài lịch sử. Sau 9-11 họ đang sống trong lịch sử. 

Cảm giác bối rối và mất mát lớn này không xa lạ với người Mỹ gốc Việt đủ lớn tuổi để nhớ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Và nó rất phù hợp, rằng những gì tôi nhớ không mạch lạc khi còn là một cậu bé 10 tuổi, chỉ là những hình ảnh và những mảnh ký ức. Mùi của quá nhiều người sống trong những căn phòng nhỏ ở sân bay Tân Sơn Nhất đang chờ chuyến bay ra ngoại quốc. Anh em họ của tôi đã đưa chúng tôi đến đó. Chúng tôi đã không thoát ra ngoài được. Cảnh người ta chen lấn bên ngoài đại sứ quán Mỹ. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã ở đó. Tôi không còn chắc chắn nữa. Sự hỗn loạn ở bến cảng. Nhảy lên sà lan với mẹ và em trai tôi.  

Mới trong tuần này cha tôi nói rằng ông còn nhớ chúng tôi đã nhảy và ông ở quá xa để nhảy với chúng tôi. Ông nhớ tôi đã hét lên, "tôi không muốn đi mà không có bố!" Tôi không nhớ điều đó. Ba tôi nói rằng ông cảm thấy kinh hoàng, rằng ông sẽ mất gia đình, nhưng ông chắc chắn mẹ tôi sẽ làm tròn bổn phận của mình để chăm sóc chúng tôi. Vì vậy, ông nhảy lên một sà lan khác.  

Trở thành người tị nạn là nhảy vọt từ bước này đến bước  khác, sẵn sàng bỏ lại tất cả mọi thứ và mọi người phía sau. Để vứt bỏ tất cả những gì được biết với những điều lớn lao chưa biết đến. 

Ai đã làm điều đó? Tôi biết rằng nhiều người tốt và mạnh mẽ không bao giờ rời khỏi Việt Nam và nhiều người tốt và mạnh mẽ đã không vược qua khỏi cuộc hành trình. Tôi không biết chỉ có kẻ mạnh mẽ mới có thể chọn trở thành người tị nạn hay những người sống sót sau trải nghiệm tị nạn đã trở nên mạnh mẽ. Chỉ có điều tôi biết là tất cả những người tị nạn người Mỹ gốc Việt mà tôi biết - đều mạnh mẽ và kiên cường.  

Sự kiên cường của chúng ta đến trong nhiều hình thức khác nhau. Người Mỹ gốc Việt tất nhiên tự hào về những người nổi tiếng trong chúng ta, những người giàu có trong chúng ta và tất cả các chuyên gia thành công. Đó là một cách để thể hiện sự kiên cường, để thành công theo tất cả những cách thông thường của người Mỹ, mặc dù chúng ta bắt đầu sau họ nhiều, không nói tiếng Anh và không có tiền. 

Nhưng có những khả năng kiên cường khác. Làm một lúc hai công việc để gửi tiền về Việt Nam cho những người kém may mắn. Nuôi một gia đình dù không nói tiếng Anh. Từ bỏ thu nhập tốt để làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận để giúp đỡ mọi người. Chỉ sống từng ngày trong khi mang theo những vết sẹo của chiến tranh, cướp biển, trại cải tạo, trại tị nạn. Phẩm giá của sự lặng thinh. Luôn luôn can đảm lên tiếng.

Nhưng theo nhiều cách, chúng tôi vẫn chưa làm được. Vẫn còn nhiều người trong chúng ta nghèo và phụ thuộc vào lợi ích của chính phủ, những người bị bệnh và không được chăm sóc y tế tốt, cô đơn, buồn bã, chán nản, đói khát, vô gia cư hoặc sống trong nhà ở không đạt tiêu chuẩn.

Sau khi mẹ tôi, em trai tôi và tôi nhảy lên chiếc sà lan đó, chúng tôi đã ra biển trong vài ngày. Chúng tôi không có thức ăn và chỉ có ít nước uống. Những người tị nạn khác đã chia sẻ những gì họ đã có. Khi chúng tôi được một con tàu đón, chúng tôi phát hiện ra rằng sà lan của bố tôi cũng được đón bởi cùng một con tàu, vì vậy chúng tôi đã được đoàn tụ. Tôi không thể không nghĩ rằng câu chuyện về người tị nạn của gia đình tôi đã có một kết thúc có hậu, không chỉ vì chúng tôi kiên cường, mà vì những người khác đã giúp chúng tôi và nhờ may mắn nữa

Có nhiều bài học mà đại dịch COVID-19 đã dạy chúng ta. Một là chúng ta cần một chính phủ có sự lãnh đạo mạnh mẽ để chuẩn bị và bảo vệ chúng ta. Một điều nữa là bất kể những gì chúng ta đã đạt được, đối với nhiều người Mỹ khác, chúng ta sẽ luôn là người tị nạn, người nhập cư, người nước ngoài và người xâm nhập. Đó là những gì chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chống Mỹ gốc Á nói về chúng ta, với hàng ngàn báo cáo về các sự cố phân biệt chủng tộc trong vài tháng qua. Cả hai bài học này đều dạy chúng ta rằng chúng ta phải chuyển sức mạnh và sự kiên cường của mình sang một khu vực mà nhiều người tị nạn không thoải mái --- đó là vận động và chính sách. 

Một bài học khác từ việc trở thành người tị nạn và từ đại dịch COVID là không ai trong chúng ta, dù mạnh mẽ hay kiên cường đến đâu, có thể sống sót một mình. Chúng ta phụ thuộc vào người khác làm những điều đúng đắn để giữ cho chúng ta an toàn.

Trong thời gian này, khi có quá nhiều cảm giác nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, chúng ta phải lấy lại sự kiểm soát đó. Chúng ta làm điều này bằng cách khẳng định rằng chúng ta, những người Mỹ gốc Việt, đang ở đây, để sống, để phát triển, để quan tâm và để lãnh đạo. Sau 45 năm, đây là nhà của chúng ta và những gì chúng ta làm sẽ là di sản của chúng ta.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng
Giáo sư Đại học Y Khoa, University of California San Francisco(UCSF)

Chủ tịch Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến (PIVOT)

*** Kỹ sư Tạ Trung dịch từ bản tiếng Anh

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.