Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: vai trò của nhà nước trong kinh tế (Bài 11)

15/02/202011:01:00(Xem: 6475)

 


Cuộc tranh luận về vai trò của nhà nước trong kinh tế giống một quả lắc đồng hồ từ trái sang phải rồi xoay ngược lại: 


  1. Trong thập niên 60-70 kinh tế Hoa Kỳ bị trì  trệ vì chiến tranh Việt Nam, khủng hoảng dầu hỏa Trung Đông và vai trò mở rộng của nhà nước song song với chương trình Chống Nghèo (The Great Society) vô cùng tốn kém của tổng thống Lyndon Johnson vốn thuộc cánh Cấp Tiến (Liberal).


  1. Sang thập niên 80 cánh Bảo Thủ (Conservative) của tổng thống Ronald Reagan (và Thủ Tướng Margaret Thatcher của Anh) chủ trương thu nhỏ vai trò của chính quyền với câu nói bất hủ “Nhà nước không phải là lời giải đáp bởi vì chính nhà nước tạo thêm nhiều vấn đề” (Government is not the solution to our problem government is the problem”). Ông đòi bớt thuế má và giảm giám sát nhà nước (regulations) mà đặt nặng vào tính cạnh tranh và vai trò của bàn tay vô hình (the invisible hand) điều tiết nền kinh tế thị trường.


  1. Sau sự sụp đổ của bức màn sắt và bước qua những năm 90 cùng đầu thế kỷ thứ 20 Hoa Kỳ lại có thêm hai khuynh hướng Tân Tự Do (Neo-Liberalism) và Tân Bảo Thủ (Neo-Conservatism). Hai phái này tuy tiếp tục khác biệt về thuế má và vai trò của nhà nước trong nước Mỹ nhưng lại đồng thuận trên quan điểm phát huy toàn cầu hoá.


  1. Song song với mậu dịch quốc tế (global trade) là việc mở rộng các cánh cửa tài chánh đầu tư xuyên quốc gia (financial liberalization). Những nguồn tiền khổng lồ chạy từ lục địa này sang lục địa khác tạo ra nhiều cuộc khủng hoảng tài chánh liên tục từ Mexico (1994) sang Đông Á (1997) Nga (1998) Nam Mỹ (2000) rồi đến cả Hoa Kỳ (2007-09) và Âu Châu (2010-12). IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) và Ngân Hàng Trung Ương được xem như trọng tâm để giải quyết khủng hoảng bằng  các biện pháp tiền tệ thay vì tăng cường ngân sách và sự giám sát của nhà nước, dựa trên quan điểm của kinh tế gia Milton Friedman.


  1. Hậu quả bất ngờ tích lũy của nhiều chính sách tưởng chừng không có liên hệ trực tiếp gồm cả thị trường tự do từ những năm 80, toàn cầu hóa từ thập niên 90 và các biện pháp tiền tệ nhằm giải quyết khủng hoảng tài chánh ở Âu-Mỹ từ 2008, cọng thêm tác động đến từ tự động hóa và điện toán hoá, là giới công nhân thợ thuyền Tây Phương bị mất việc trong khi khoảng cách giàu nghèo thêm sâu đậm; lợi tức của các tập đoàn đa quốc gia tăng vọt nhờ đóng cửa hảng xưởng ở Tây Phương mà xử dụng công nhân rẻ ở Trung Quốc, Đông Nam Á và Nam Mỹ; thu nhập tập trung vào những kẻ thích hợp nhất với điện toán hóa (winner take all). Thông thường thì mỗi người nghiên cứu một trong các chính sách nói trên như kẻ mù mò chân voi, nhưng cọng lại do vẫn mù nên vẫn không biết là con voi hay bạch tuột năm vòi khổng lồ! Dù vậy là quả lắc chính trị nay xoay chiều ngược lại: 


  • cánh hữu dân túy (popularism) của Donald Trump chống mậu dịch toàn cầu nhằm đem công ăn việc làm trở lại nước Mỹ, đòi nhà nước giảm thuế và giảm giám sát để nâng sức cạnh tranh và chống cánh Tân Bảo Thủ truyền thống trong đảng Cộng Hòa. Chính sách của cánh hữu nói chung bị phê bình là trickle down economic, tức là nhà giàu hưởng phần trên trước đến khi rơi rớt dư thừa mới đến số đông quần chúng.

 

  • cánh tả xã hội (socialism) Bernie Sander – Elizabeth Warren chống thương mại quốc tế để bảo vệ công nhân Hoa Kỳ, đòi tăng thuế và tăng giám sát nhà nước hòng giảm bớt khoảng cách giàu nghèo và chống cánh Tân Tự Do trong đảng Dân Chủ.


Trong tranh luận kinh tế thì quả lắc cũng đổi chiều ngược lại từ bàn tay vô hình (the invisible hand) theo Adam Smith chuyển qua bàn tay lông lá của nhà nước của John M. Keynes nhằm điều tiết thị trường; từ vai trò trọng tâm trong chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương theo Milton Friedman chuyển sang vai trò trọng trách trong ngân sách và giám sát nhà nước cũng của John M. Keynes và Hymen Minsky nhằm giải quyết khủng hoảng.


Kinh tế gia Thomas Piketty (tác giả của quyển sách nổi tiếng Capital in the Twenty First Century - Vốn Tư Bản trong thế kỷ thứ 21) sắp ra mắt vào tháng 3/2020 sách mới Capital and Ideology (Vốn Tư Bản và Chủ Thuyết) trong một bài phỏng vấn gần đây có nhận xét đáng chú ý rằng giới trí thức cánh tả tranh đấu cho dân nghèo, nhưng rồi lại hô hào toàn cầu hóa mà không quan tâm đến hệ lụy giàu nghèo trong xã hội. Sách mới của ông dài 1100 trang nên sẽ là liều thuốc ngủ ngon trong nhiều đêm dài!


Trên đây là bức tranh sơ lược lịch sử kinh tế và chính trị Hoa Kỳ từ thập niên 60 đến nay dài chỉ hơn 1 trang (!) Các bài tiếp theo sẽ phân tích sâu hơn về vai trò của nhà nước, của Ngân Hàng Trung Ương, của toàn cầu hoá và điện toán hóa lên khoảng cách giàu nghèo. Điều đáng nói là những tranh luận chính trị và kinh tế xem ra khô khan, xa vời và vô bổ nhưng lại tác động lên công ăn việc làm và tương lai của từng gia đình và mỗi chúng ta.


Để kết luận, người viết xin kể lại một truyện cười Liên Bang Xô Viết. Trong buổi diễn hành của Hồng Quân chống Tư Bản, đi trước các binh chủng không hải lục quân oai phong hùng tráng trên Quảng Trường Đỏ lại là một đám người ăn mặc xốc xếc đi đứng hổn độn cải cọ om xòm. Ai nấy thắc mắc hỏi là bọn nào hổn láo thiếu kỷ luật thì Stalin nghiêm chỉnh trả lời: “Các kinh tế gia đấy. Thấy chúng lộn xộn như vậy mà sức phá hại của chúng thật là khủng khiếp!”


Stalin quên mất ông tổ Karl Marx cũng là kinh tế gia! 




Ý kiến bạn đọc
18/02/202019:44:01
Khách
Tac gia? vie^'t: "giới trí thức cánh tả tranh đấu cho dân nghèo, nhưng rồi lại hô hào toàn cầu hóa mà không quan tâm đến hệ lụy giàu nghèo trong xã hội."
Truớc năm 1980 chưa co linh tế toàn cầu, dân Mỹ có trình độ trung bình kiếm việc luơng cao dễ dàng. Kinh tế toàn cầu bắt đầu khi các xí nghiệp Mỹ mở xuởng ỏ China, sau dó dưa hàng trăm ngàn nhân tài trên thế giới nhất là Ấn Ðộ va Trung Hoa vaò lam việc ở Mỹ, thay thế công ăn việc làm cuả dân Mỹ có trình độ trung bình. Dân trung bình ở Mỹ không cạnh tranh nổi với top 10% của thế giớị Mỗi năm Mỹ cấp gần 100 ngàn H1B visas. Ngoài ra chuơng trình nhiệm ý thưc tập (Optional Practical Trainning OPT) cũng cho 400 ngàn chổ mỗi năm cho sinh viên ngoại quốc học ngành khoa hoc kỹ thuật (STEM) đuợc ở lại Mỹ làm việc 3 đến 4 năm. Sinh viên STEM ở Mỹ nay phải cạnh tranh với du sinh gioỉ mới có việc làm tốt. Nguời dân trung bình Mỹ sẽ phải chấp nhận công việc làm luơng thấp ở các tiệm bán lẻ, khách sạn, nhà hàng ăn, hay gia nhập quân độị Với kỹ thuật tân tiến, ngưòi già (sinh trưóc năm 1950-1960) sẽ bị thiệt thoì và bị bỏ rơi vì họ không biết xài computer, đối phó vơi hackers và kẻ luờng gạt online, khai thuế , mua vé máy bay, thuê muớn xe hơi, khách sạn online.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.