Hôm nay,  

Joshua Wong điều trần trước Quốc Hội Mỹ: “Tự do cho Hồng Kông là nguyện vọng của chúng tôi“

18/09/201911:13:00(Xem: 5023)

 


blank



Điều trần trước Quốc Hội

Bắc Kinh không được tận dụng các lợi thế kinh tế của thị trường Hồng Kông cùng lúc lại muốn xoá tan bản sắc chính trị và xã hội của người dân Hồng Kông. Quốc Hội Mỹ nên nhanh chóng thông qua việc chống dự luật của Bắc Kinh vi phạm nhân quyền tại Hồng Kông, 

Đó là hai lời kêu gọi chính yếu của Joshua Wong, Tổng Thư Ký Đảng Demosisto và Lãnh tụ của Phong trào Dù Vàng trước đây, trong buổi điều trần trước Uỷ ban Quốc hội về Trung Quốc (Congressional Executive Commission on China, CECC) vào sáng thứ Ba ngày 17 tháng 9 năm 2019. 

Đại diện cho Ủy ban CECC tham gia buổi điều trần có Dân biểu Jim McGovern (Dân Chủ, Massachusetts), Chủ tịch Ủy ban; Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa, Florida), Đồng Chủ tịch  Ủy ban; Thượng Nghị Sĩ Todd Young (Cộng Hòa, Indiana); Dân biểu Tom Suozzi (Dân Chủ, New York); Dân biểu Christopher Smith (Cộng Hòa, New Jersey) . . . 

Nhân dịp này, Joshua Wong bác bỏ lập luận cho Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Lý do rõ rệt nhất là Hoa Lục và Hồng Kông có những xung đột giữa các giá trị nền tảng, trong khi Trung Quốc theo một mô hình độc đoán thì Hồng Kông có một truyền thống sâu xa về tinh thần tự do, trọng pháp và nhân quyền. Các sử gia hậu thế sẽ tôn vinh vai trò Quốc Hội Mỹ khi đứng về phía người dân Hồng Kông, bảo vệ nhân quyền và tôn trọng dân chủ. 

Ngoài Joshua Wong, người ta còn thấy có sự tham gia của Denise Ho, ca sĩ nổi danh, Sunny Cheung, Phát ngôn viên phái đoàn quốc tế vụ giáo dục đại học; Sharon Hom, Giám đốc điều hành Tổ chức Nhân quyền Trung Quốc, Giáo sư Luật thuộc City University of New York và Tiến Sĩ Dan Garrett. 

Tất cả đã ra điều trần trước Ủy ban CECC về hiện tình Hồng Kông. Thuận lợi chính cho việc điều trần là cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều hậu thuẫn cho Ủy ban CECC.

Tiếp theo, Denise Ho xác định quy chế “Nhất quốc, lưỡng chế“ là bản án tử hình cho Hồng Kông. Quốc Hội Mỹ hãy sát cánh cùng người dân Hồng Kông và thông qua Luật Nhân Quyền và Dân Chủ Hồng Kông. Đứng trước khuynh hướng độc tài của Chủ tịch Tập Cận Bình ngày càng rõ nét, thì đây không phải là một lời cầu xin ngoại bang can thiệp mà là đòi hỏi cho nền dân chủ và tự do  

Dự luật sẽ yêu cầu duyệt xét thường niên về quy chế đối xử đặc biệt mà Washington dành cho Hồng Kông theo Đạo luật Chính sách Hoa Kỳ-Hồng Kông năm 1992. Theo đó, các đặc quyền thương mại và kinh doanh không được mở rộng. Nếu dự luật được thông qua, những người biểu tình đã bị bắt gần đây tại Hồng Kông cũng có thể được bảo vệ, luật pháp sẽ tạo cho họ đủ điều kiện để xin visa đi Mỹ, bất chấp là hồ sơ của họ là thuộc diện hình sự

Samuel Chu, một thành viên trong đoàn nói: "Người dân Hồng Kông tin rằng Hoa Kỳ có nghĩa vụ chính trị và đạo đức để bảo vệ cho các lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia, trong đó bao gồm 85.000 người Mỹ đang sống và làm việc tại Hồng Kông, trong khi làm như vậy, Hoa Kỳ cũng sẽ bảo vệ cho Hồng Kông.“

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa Hồng Kông lệ thuộc vào việc can thiệp của Mỹ. Nguợc lại, lòng kiên quyết khi phải đối mặt với bạo lực cảnh sát chính là một thông điệp thời đại nói lên ý chí cuối cùng của họ. Samuel Chu bày tỏ lòng kiên cường khi xác định là: “Chúng tôi tin rằng giới hạn duy nhất cho sự tự do là cái chết. Chúng tôi đấu tranh cho tự do từ ý thức về bổn phận và phẩm giá.”

Trong buổi điều trần hơn ba giờ, các tham dự viên tường thuật những kinh nghiệm của các người biểu tình. Họ muốn cảnh báo về sự tàn bạo của cảnh sát Hồng Kông và hung đồ của Trung Quốc khi hủy diệt mô hình "Nhất quốc, lưỡng chế". Cuối cùng, hậu quả quan trọng nhất là Hồng Kông không còn có quyền tự trị như đã hy vọng.

Trái với thông lệ của các buổi điều trần trước đây tại Quốc Hội là một một nhóm tham dự viên đứng lên và cùng hát bài “Glory to Hong Kong“, một bài hát đuợc yêu chuộng nhất hiện nay của giới đấu tranh. Tiếng hát vang vang trong nụ cười và nước mắt. Các hình ảnh oai hùng và cảm động làm kết thúc này được loan truyền nhanh chóng đến tận Hồng Kông.

Phản ứng của Uỷ Ban CECC  

Sau khi nghe điều trần, Uỷ Ban CECC đã tỏ ra các phản ứng thuận lợi.  

Thượng nghị sĩ Marco Rubio nhận định là: "Hoa Kỳ và các quốc gia khác có các lựa chọn chính xác khi Bắc Kinh được hưởng lợi từ vị thế đặc biệt của Hồng Kông, xây dựng Hồng Kông thành một trung tâm tài chính quốc tế, dựa trên những lời hứa mà Trung Quốc đưa ra cho thế giới, nay họ cố phá vỡ.

Rubio cảnh báo rằng:"Trung Quốc phải tôn trọng quyền tự chủ của Hồng Kông. Họ nên biết rằng hành động leo thang sẽ khiến họ phải đối mặt với những hậu quả thực sự, không chỉ từ Hoa Kỳ mà còn từ thế giới tự do."

Jim MacGovern nhấn mạnh là đến lúc Trung Quốc phải ý thức trong khi thương thảo với Hoa Kỳ, họ sẽ mất các đặc quyền dành cho Hồng Kông. 

Dù muốn thúc đẩy cải cách dân chủ ở Trung Quốc và ủng hộ dự luật, Sharon Hom tin rằng người Hồng Kông sẽ tự cứu mình và không cần nước ngoài như nuớc Mỹ. Những điều cần thiết từ cộng đồng quốc tế là giúp làm cho giảm phí tổn về nhân lực. Sự thể đã rõ ràng và đau lòng khi các bạn trẻ sẵn sàng đi chiến đấu.

Phản ứng của Hồng Kông 

Trong một cuộc họp báo ngay hôm thứ Ba, Carrie Lam, nhà lãnh đạo Hồng Kông, khẳng định các biện pháp trừng phạt của Mỹ, nếu có, sẽ chỉ làm phức tạp các vấn đề của Hồng Kông. Hồng Kông đang sống một tình huống khó khăn và các biện pháp trừng phạt sẽ không giúp cho Hồng Kông thoát khỏi tình trạng này.

Chính phủ nhấn mạnh rằng Hồng Kông chỉ là vấn đề của Trung Quốc. Do đó, các cơ quan lập pháp nước ngoài không nên can thiệp. Bắc Kinh cực lực chống lại ảnh hưởng này. Trong cuộc biểu tình ở Hồng Kông, có nhiều bằng chứng cho thấy là được bên ngoài tài trợ. 

Joshua Wong, tuần trước đã kêu gọi Mỹ nên liên kết một điều khoản bảo vệ nhân quyền trong bất kỳ thương ước Mỹ-Hoa nào. Để đáp trả, tại cuộc họp giao ban thường kỳ hôm thứ Hai, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, cáo buộc Joshua Wong là không thể bày tỏ ý kiến tùy tiện về các vấn đề quan hệ Mỹ-Hoa.

Buổi chiều cùng ngày, các nhà hoạt động đã ra mắt một tổ chức mới là Hong Kong Democracy Council (HKDC), Hội đồng Dân chủ Hồng Kông. Đây là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Washington, nhiệm vụ chính là thống nhất tiếng nói mới và tạo hy vọng cho nền dân chủ và nhân quyền Hồng Kông.

Sau buổi lể thành lập, Hội đồng Dân chủ Hồng Kông tổ chức một cuộc họp báo ngoài trời. Các thành viên của Quốc hội, các nhà hoạt động, giáo sư và ca sĩ đã lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh của tổ chức này.

Tất cả đi đến một kết luận chung là trong trận đấu tranh khó khăn này, mọi người cần phải đoàn kết và ủng hộ tổ chức mới. Bây giờ là thời gian để thế giới chú ý đến Hồng Kông.

Buổi điều trần được ghi hình trực tiếp qua dạng live stream và phát lên mạng Internet qua Youtube đã gây một ảnh hưởng khích lệ cho người dân tại Hồng Kông và các nơi khác. Nổi bật nhất là trang bình luận tràn ngập mà mục tiêu chung là hoan hô lòng quả cảm của Joshua Wong và yêu cầu Hoa Kỳ nhanh chóng giải phóng Hồng Kông.

Triển vọng các yêu sách của Joshua Wong

Đối với chính quyền Hồng Kông, Joshua Wong đã đưa ra năm yêu sách chính: rút dự luật dẫn độ (mà Carrie Lam đã tuyên bố là chết); một cuộc điều tra độc lập về hành vi sai trái của cảnh sát; phóng thích những người biểu tình bị bắt và bãi bỏ mọi cáo buộc chống lại họ; Carrie Lam từ chức; và đổi mới chính trị (dẫn đến bầu cử trực tiếp ở Hồng Kông).

Ba yêu sách đầu tiên tương đối là dễ chấp nhận vì Joshua Wong không trực tiếp thách thức chính quyền Trung Quốc. Việc Carrie Lam buộc phải từ chức hay không, đối với Trung Quốc, vẫn có thể khả thi, khi Carrie Lâm thất bại và mất uy tín. Chấp nhận bốn trong số năm yêu cầu có thể sẽ làm cho tình hình ở Hồng Kông ổn định. Nhưng khi Joshua Wong đòi hỏi cải cách chính trị có thể xem là quá nhiều, vì biến chuyển hiện nay là quá dồn dập, mà cả Trung Quốc cũng chưa có thể lường được những ảnh hưởng.  

Nhưng chuyện nghiêm trọng trước mắt là sinh hoạt chính trị tại Đài Loan và nhất là cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 1. Trung Quốc tỏ ra kiên quyết trước áp lực về chính trị từ phía Hồng Kông, vì lo ngại rằng bất kỳ sự nhượng bộ nào sẽ gây tác động đến quan điểm của Đảng Dân Tiến độc lập (Democratic Progressive Party, DPP). Trung Quốc nhượng bộ cho Hồng Kông sẽ giúp DPP lập luận thuyết phục hơn là mô hình "Nhất quốc, lưỡng chế“ thất bại; DPP sẽ thu phục nhân tâm Đài Loan trong việc tìm ra một giải pháp mời phù hợp hơn cho mối quan hệ với Bắc Kinh. Đài Loan cũng đang trang bị thêm cho vũ khí quốc phòng là một cảnh báo khác.

Đối với chính quyền Trump cũng như Quốc hội Mỹ, Joshua Wong kêu gọi nên liên kết điều kiện bảo vệ nhân quyền và quyền tự quyết của Hồng Kông trong các thương thảo với Trung Quốc. Vấn đề phức tạp hơn. Một trong những khía cạnh đáng lo ngại nhất trong chính sách của Trump về Trung Quốc là không rõ ràng. Nhưng chuyện rõ ràng nhất là Trump không quan tâm đến các vấn đề nhân quyền. Đối với một giải pháp cho Hồng Kông, Tổng thống Trump chưa bình luận cụ thể về việc sử dụng Đạo luật năm 1992 như một vũ khí để tấn công Trung Quốc. Trump cũng đã không muốn quốc tế hoá vần đề Hồng Kông trong nghị trình G-20 tại Osaka, nhưng sau đó có lên tiếng thúc thúc giục Trung Quốc nên xử lý tình hình ở Hồng Kông một cách nhân đạo.

Gần đây, trước nguy cơ xung đột vũ trang gia tăng, công luận đòi hỏi Donald Trump làm rõ hơn về chính sách đối đầu với  Trung Quốc; mục tiêu cuối cùng của chính sách là gì và làm thế nào để đạt được? Các giải pháp cho các vấn đề riêng biệt Biển Đông, thương chiến, tái tranh cử, Hồng Kông và Iran, Saudi Arabie chưa sáng tỏ. Việc lường đoán trực giác bất thường của Trump càng khó khăn hơn. Trước hiện trang này, yêu sách của Joshua Wong khó gây tiếng vang cho Trump. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Công sản Việt Nam và ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đã thất bại ê chề trong công tác thu hồi tài sản của kẻ tham nhũng, nhưng không ai chịu trách nhiệm vì lãnh đạo vô cảm và luật pháp lung tung. Chuyện này, đối với đất nước là đảng nợ dân, nhưng lãnh đạo lại kiếm cớ buông tay, vì hàng ngàn tỉ đồng mất vào các dự án kinh tế vô tổ chức đã sập bẫy “hy sinh đời bố để củng cố đời con”.
Các số liệu mới nhất từ DataReportal cho biết hiện có khoảng 4.3 tỉ người sử dụng mạng xã hội, chiếm khoảng hơn 55% dân số thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội cùng sự gia tăng người sử dụng là một môi trường thuận lợi và đầy tiện dụng cho cả hai bên: cho giới truyền thông lẫn các khán-thính-độc giả.
Làm người, ai chẳng có lỗi lầm. Yêu nhau lâu năm, thế nào cũng để ý người khác. Tình yêu như sơn màu. Dù sơn tốt cách mấy cũng sẽ phai lạt theo thời gian, nhất là những cuộc tình quá nhiều mưa nắng và bão lụt. Muốn giữ tình yêu, phải thường xuyên sơn lại. Muốn sáng tạo tình yêu, phải sơn lại nhiều màu. Sơn mỗi lần sẽ dày thêm, sẽ bảo vệ thịt gân trái tim những khi nó đập điệu chán chường thất vọng. Nếu vợ chồng không chịu tự sơn, sẽ có người khác sơn giùm.
FB Phạm Minh Vũ đặt những tấm ảnh chụp Hội Nghị Thượng Đỉnh G7 tại Cornwall (Anh Quốc) cạnh hình buổi họp đảng bộ xã Hợp Tiến (huyện Mỹ Đức -Hà Nội) rồi so sánh: “Một cuộc gặp của những người ảnh hưởng nhất thế giới mà nội thất tối giản nhất có thể… Còn một bên, cuộc gặp cấp xã chia ghế thôi, mà phải nói hết sức rườm rà, hoè hoẹt…”
Triết gia và kinh tế gia của Pháp, ông Frédéric Lordon (Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học pháp – CNRS) vừa cho ra mắt hôm đầu tháng 3/2021 tại Paris (xb La Fabrique) quyển sách mới của ông « Những bộ mặt của cộng sản » (Figures du communisme) Và ông tạm gọi thứ cộng sản của ông đưa ra là « Cộng sản dễ thương »!
Chỉ vài ngày sau nghị hội đưa ra quyết định gây sự chú ý và tranh cãi của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB), được cho là dường như để cấm Tống Thống Joe Biden và các chính khách Công Giáo cấp tiến không được phép rước lễ, Hội Đồng đã lập tức đưa ra lời đính chính về điều này, trong đó bản công bố mới ghi rõ là "không mang tính chất kỷ luật cũng như nhắm vào bất cứ một cá nhân hay giới nào". (*)
ECONOMICS Khủng hoảng kinh tế có 2 hình thức: khủng hoảng cung cầu và khủng hoảng tài chánh. Khủng hoảng cung cầu do chiến tranh hoặc thiên tai (hạn hán, động đất, dịch bệnh,v.v…) khiến hãng xưởng bị tàn phá, mùa màng bị thất thu. Hàng hóa không cung cấp đủ cho nhu cầu nên cơ bắp của nền kinh tế trở nên yếu đuối bại hoại. Khủng hoảng tài chánh do nơi tiền và bao gồm bong bóng, lạm phát, nợ trong nước, nợ ngoài nước và khủng hoảng ngân hàng. Tiền như máu huyết trong cơ thể nên khi nghẽn mạch máu - tức là dòng tiền bị đứt lưu thông - thì nền kinh tế sẽ bị tê liệt. Tiền một khi được cởi trói (financial liberalization) sẽ tự do chảy tìm ngõ ngách kiếm lời. Nguồn tiền nếu dồi dào (tiền đầu tư từ nước ngoài, hoặc một mối đầu tư mới hấp dẫn thu hút tiền vào) sẽ thôi thúc giới kinh doanh hám lợi mà trở nên liều lĩnh, cẩu thả rồi dẫn đến thất thoát, đầu tư kém hiệu quả và bong bóng. Trường hợp các ngân hàng hay công ty tài chánh cho vay nhiều nợ xấu đến lúc phải ngừng cho vay,
Tại sao trong “toa tàu” vũ trụ đông chật cứng, đám hành khách phân tử, vi phân tử vẫn được tự do chạy tới chạy lui nhanh như chớp? Tìm tòi, suy nghĩ mãi mới thấy lời giải đáp. Nó nằm trong cái hình thể tuyệt hảo của các vi phân tử, phân tử. Hình thể chứa đựng “bí mật” của Tạo Hóa ấy không bị giấu ở chỗ kín đáo, khó tìm. Nó được rải khắp một phòng triển lãm lớn rộng bằng cả bầu trời. Nó là hình dạng của hầu hết các vì sao: Hình cầu.
Báo chí tự phong “cách mạng” của Cộng sản ở Việt Nam đã hiện nguyên hình là cái loa tuyên truyền cho đảng để phủ nhận quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của dân. Việc này đã, một lần nữa, được chứng minh vào dịp kỷ niệm 96 năm của điều gọi là “ngày báo chí cách mạng Việt Nam” (21/6/-1925 – 21/6/2021). Ngày 21/6 được chọn để đánh dấu việc ông Hồ Chí Minh đã một mình thành lập và biên tập Báo Thanh niên - cơ quan của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên - tại Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam.
Sartre là con người hoài nghi muôn thuở nổi trôi giữa hai cực Hiên Hữu và Hư Vô- L'Être et Le Néant. Chủ thuyết Existentialisme của Jean Paul Sartre là hiện thân của nước Pháp và Châu Âu ở hậu bán thế kỷ thứ XX. Charles De Gaule có lý khi ông bảo Sartre là nước Pháp- "Sartre, c'est la France"./.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.