Hôm nay,  

Hoàng Diệu và Em

06/09/201915:05:00(Xem: 3438)

Cuối năm 1963 tôi được bổ nhiệm về trường trung học Hoàng Diệu Ba Xuyên (Sóc Trăng ngày nay) với tư cách GS dạy giờ vì là dân Đại Học Văn Khoa Sàigòn. Cầm Sự Vụ Lệnh trên tay, leo lên chiếc xe đò cọc cạch chạy hàng mấy trăm cây số về nhiệm sở đầu đời, qua 2 chuyến bắc bờ xa mút mắt… Chiếc xe lôi đạp bỏ tôi xuống con hẻm sau lưng trường, ngôi nhà mái ngói rêu xưa, nơi  thằng bạn đang dạy nơi đây ở trọ… Vài ngày ở đây tôi gặp và biết thêm Hưởng Toán, Sơn Lý Hóa, Thiên Nhạc, Thiện Vẽ.. Tất cả đều là những ông Thầy còn trẻ. Buổi tối theo bạn bè ra Cầu Quay uống cà-phê, ngắm trời đêm. Tỉnh lỵ buồn hiu với những ngọn đèn đỏ quạch dọc theo đường Hai Bà Trưng, nhìn xuống dòng sông nước đục ngầu… Một tuần chờ trường xếp thời khóa biểu, tôi phụ trách vài lớp không đi thi: 2 đệ tam, 2 đệ ngũ.. Đêm nằm nghe tiếng tắc kè kêu não nuột, thêm nãn lòng khi nghĩ đến chặng đường hun hút sắp tới nhữ glúc đi-về. Sàigòn xa lắc xa lơ. Có lẽ lúc đó tôi chưa gặp em. Mà em đang ở đâu vậy? Chắc là đang nhảy dây, búng thun, đánh đủa ở một sân trường tiểu học nào đó trong tỉnh lỵ nầy…

    Rồi sự đời đổi thay đột ngột khi tôi có quyết định về dạy ở trường Nguyễn Đình Chiểu MỹTho. Lại khăn gói đến một nơi cũng chưa từng biết. Hoàng Diệu không để lại trong tôi nỗi nhớ nhung nào, trừ lòng ray rức vì lời hứa với thằng bạn HT rằng mình sẽ dạy chung trường với hắn…  

    Dòng đời cứ thế lôi tôi trôi bồng bềnh theo những biến động của xã hội. Cuối năm 75 lang thang ở Sài Gòn, tình cờ được biết em khi cùng anh bạn cũ ghé thăm cô học trò ruột của hắn. Căn phòng chật hẹp nghèo nàn, em mới lên thành phố đi làm với đồng lương ít ỏi và nổi khát khao được vào Đại Học. Ngồi nghe 2 thầy trò nhắc về Sóctrăng, về HoàngDiệu, em ríu rít kể về lũ bạn bè nghịch như quỷ sứ, về thị xã chứa đựng cả trời kỹ niệm tuổi thơ…Mắt em rực sáng, nụ cười em rộn rã hồn nhiên. Và cũng chính đôi mắt đó như rưng rưng khi kể về cuộc sống hiện tại. Em nói về ước mơ cháy bỏng, về ưu tư trước khó khăn buổi giao thời… Ra về tôi mang theo nụ cười có 2 cái răng thỏ to đùng của em, mang theo tuổi trẻ khát vọng đầy ắp lý tưởng em vừa truyền chuyển sang. Tôi chợt thấy mình cằn cỗi trước mạch sống dâng trào của thế hệ mới... 

    Dòng đời lại cuốn phăng tôi đi xa xứ, 10 năm, 20 năm biền biệt. Thỉnh thoảng gởi thư về thằng bạn cũ, tôi hỏi thăm cô học trò nhỏ bây giờ ra sao, hắn ậm ờ ậm ừ: Có tin từ Sóctrăng nói em vượt biên, rồi ở tù và chết mất xác ở đâu đó! Dấu chấm than buồn hiu kết thúc thân phận nhỏ nhoi ở tuổi đôi mươi tuyệt vời nhất, tôi thẩn thờ mỗi khi nghĩ đến em, khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười hồn nhiên răng thỏ, dáng gầy yếu mảnh mai mà chí khí ngất trời xanh… 

    Rồi như truyện cổ tích, cô Tấm trong trái thị chợt hiện ra, cuộc hội ngộ bất ngờ sau khi em họp mặt trong nhóm cựu học sinh Hoàng Diệu năm 2003. Hai mươi  tám năm sau! Cú điện thoại của người bạn đã khiến tôi hăm hở bay về, đột ngột như  lần gặp em đầu tiên, không hẹn hò báo trước, cũng 2 ông thầy với cô học trò trong căn nhà nhỏ xíu nghèo nàn ở vùng ngoại ô Thủ Đức. Em cũng lăng xăng nấu cơm đãi khách, cũng nói cười ríu rít nhưng đôi mắt hằn sâu nỗi buồn phiền mệt mõi của những năm tháng tù đày. Em đã không còn là em cách đây gần ba thập niên. Gặp lại Thầy, chỉ đọng lại trong em ký ức về HoàngDiệu của em, về thầy cũ, về bạn bè lớp học khóa 68-75, về những con đường có cái tên rất thơ rất nhạc mà em và bạn bè đã gọi. Đường Giao Hạ hai hàng phượng đỏ rực bên hông dinh cũ, đường Hoàng Thị ngập lá vàng lúc chớm Thu… Em đưa tôi xem những tấm ảnh vàng ố cũ mèm, bạn bè thời đi học, ai cũng ngây thơ, dễ thương cách gì, khung cảnh trường HoàngDiệu với những cây còng cổ thụ rợp mát, có hồ sen ở giữa sân trường... Những kỹ niệm học trò thân thiết mà dư âm còn mãi đến bây giờ. Qua bao nhiêu năm tháng đổi thay mà em vẫn khư khư ôm giữ cuốn album ngã màu với cả trời thương nhớ, nuối tiếc… Em kể lần đầu tiên về thăm lại Sóctrăng sau mười  mấy năm trôi sông lạc chợ, xa vắng quê nhà, đến gõ cửa từng người bạn cũ, ai cũng dang tay đón em bằng tất cả thân tình chờ đợi. Bạn bè chở em đến cổng trường, đứng tần ngần ngoài cửa lớp, nhìn những tà áo dài trắng thấp thoáng, những gương mặt hồn nhiên ngây ngô giống mình ngày trước… Em đã bật khóc nức nở như chưa bao giờ được rơi nước mắt. Nhà em trong con hẻm nhỏ đã đổi chủ, Ba Mẹ em qua đời khi không có em bên cạnh. Phố chợ náo nhiệt hơn, đường Giao Hạ cây trơ cành trụi lá, gốc phượng già không đủ sức trổ bông để cho lũ học trò những vần thơ ngẫu hứng. Bạn bè tứ tán khắp nơi, đứa còn đứa mất, có người thành đạt và cũng có kẻ lang thang… Thời gian đăng đẳng với biết bao biến cố đau thương dồn dập đời em, vậy mà em vẫn đứng dậy, vững vàng, tự tin như chưa bao giờ vấp ngã, chưa bao giờ gặp bất hạnh. Khi nghĩ về em lúc này tôi nhớ tới câu thơ của ai đó “….và chắc thế em ơi -em vẫn sống!” Một lần nữa tôi lại cúi đầu cảm phục em, em đã kiên cường ở lại để chứng kiến những nghiệt ngã đau lòng, trong khi tôibỏ nước ra đi… 

   Như một kết thúc có hậu, lần đầu tiên em làm cô dâu. Cô dâu ở tuổi năm mươi! Hôn lễ do bạn bè cùng nhau tổ chức, ấm cúng và cảm động. HoàngDiệu tuổi trẻ của em đứng đó không xa, đang chúc mừng hạnh phúc muộn màng, em hồn nhiên rạng rở giữa bạn bè, tưởng như quá khứ xót xa chưa từng dẫm lên cuộc đời em, dúi vào em những bất hạnh ngút ngàn, đốt tan hoang tuổi trẻ của người thiếu nữ mới bước vào đời…. 


Nguyễn Văn Sâm

(2005. Sửa vài chữ và đăng lại nhân sinh nhật của Em 2019)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.