Hôm nay,  

Khoảng cách giàu nghèo trong nước Mỹ - Phần 3

7/26/201910:00:00(View: 4324)

Phần 1 và 2 của loạt bài này phát họa các nguyên nhân xã hội khiến khoảng cách giàu nghèo tăng vọt nhanh chóng tại Mỹ. Phần 3 sẽ phân tích tại sao hố sâu giàu nghèo lại khiến kinh tế mất thăng bằng sinh ra khủng hoảng. 

Người viết xin bắt đầu với một thí dụ cho dễ hiểu: giả sử 1 tỷ USD tập trung vào một tỷ phú thì họ có thể mua 20 chiếc Lamborghini vô cùng đắt giá. Nhưng nếu chia đều ra cho 10 ngàn gia đình thì hy vọng bán được 10 ngàn chiếc Toyota cho mỗi hộ, tức là tạo ra công ăn việc làm và thêm hãng xưởng trong xã hội.
Nói cách khác, tiền của nếu tập trung vào thiểu số giàu dù xài sang đi chăng nửa nhưng mức tiêu thụ tổng hợp trong một quốc gia (total consumption) vẫn không thể bằng khi chia đều ra cho nhiều người. Cho nên tiền của tập trung chỉ có cách xử dùng vào hai chổ còn lại: đầu tư hay tiết kiệm (để so sánh thì nhà nghèo có đồng nào xài đồng nấy thì lấy đâu mà đầu tư hay tiết kiệm.)
Như đã viết phần trên, tiền của tập trung khiến nhu cầu tiêu thụ của toàn xã hội giảm nên cơ hội đầu tư trực tiếp vào hảng xưởng cũng theo đó trở nên khan hiếm, cho nên khoảng còn lại phải dành để tiết kiệm. Nhưng tiết kiệm không sanh lời nên mức thặng dư này lại được dùng vào các phương tiện đầu tư gián tiếp như chứng khoán, và đầu tư phi sản xuất như địa ốc tạo thành bong bóng. Bong bóng phình to khi giá trị của đồ vật được bơm lên một cách giả tạo trong khi lương bổng và nhu cầu tiêu thụ không tăng theo kịp để làm nền tảng.
Riêng ở Mỹ tiền của thặng dư được dùng một phần để đầu tư trong nước vào các công ty điện toán (Amazon, Apple, Facebook, Google) ở Hoa Kỳ, phần còn lại mang ra ngoại quốc đầu tư vào hảng xưởng ở Trung Quốc, Mexico v.v… Lý do vì công nghệ điện toán lời nhiều nhưng chỉ dùng ít nhân công với trình độ giáo dục thật cao nên thích hợp với các nước tiên tiến; trong khi hàng hóa sản xuất hàng loạt cho tiêu thụ như quần áo, xe hơi v.v… thì đem ra ngoại quốc để xử dụng nguồn nhân công rẻ đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng vọt tại các nước đang mở mang. Cho nên các tập đoàn tư bản đa quốc gia lời nhiều, GDP tăng trưởng cho dù nhu cầu thuê mướn người lao động giảm và mức lương của giới thợ thuyền bị trì trệ.
Nhưng thặng dư vẫn còn sau khi đã đầu tư trực tiếp vào các công ty điện toán tại Hoa Kỳ và cơ xưởng sản xuất ở ngoại quốc, nên khoảng còn lại được bơm vào địa ốc và chứng khoáng. Ở Mỹ có thêm một ngoại lệ khi tiền tiết kiệm của nước ngoài (Trung Quốc, Nhật, Saudi Arabia, Việt Nam v.v…) lại gởi sang Hoa Kỳ vì xem đây là chốn tích trữ an toàn khi chọn mặt gởi vàng (!) Kết quả là số tiền tiết kiệm khổng lồ từ cả trong và ngoài nước tồn động lại không đủ chổ thoát nên bơm thành bong bóng tín dụng cho địa ốc năm 2004-2008, rồi lại đẩy giá nhà và chứng khoáng tăng nhanh từ năm 2012 đến nay.


Xin nhấn mạnh một điểm rằng trong loạt bài này khái niệm “tiết kiệm” (savings), hay nói đúng hơn là tập trung tư bản (capital accumulation), được mở rộng dần dần: bắt đầu từ ý nghĩa hẹp với khoảng cách giàu nghèo giữa 1% và 99% còn lại; mở rộng ra tiết kiệm bao gồm các quỹ đầu tư (brokerage accounts, mutual funds, etfs, money markets), hưu trí (pension, 401K, IRA) và bảo hiểm; sau cùng là tiết kiệm ở cấp độ quốc gia (sovereign funds, US debt to foreign countries, v.v…) Vì mở rộng như vậy nên rất khó phân biệt giữa chủ đề khoảng cách giàu nghèo và đầu tư của giới trung lưu hay nước ngoài, nhưng tựu trung vẫn là điều mà nhiều chuyên gia kinh tế gọi là savings glut - tức là tiết kiệm dư thừa quá đáng trên toàn cầu dẫn đến tình trạng phân phối tư bản mất hiệu quả (capital misappropriation). Đây là một vấn đề phức tạp mà người viết sẽ tìm cách trình bày cho dễ hiểu trong một bài sau.
Vì gọi là “savings glut” nên có hiểu lầm cho rằng tiết kiệm là xấu trong khi tiêu thụ mới tốt. Để tránh sự lệch lạc này có lẻ nên dùng cụm từ “excessive accumulation of capital” tức là tình trạng tập trung tư bản quá đáng vào sẽ dẫn đến mất quân bình trong cả xã hội và kinh tế. Thiểu số đó ở Mỹ là giới 0.1% và 15%, còn tại Trung Quốc là 300 triệu người sống ở vùng duyên hải và nhà nước cộng sản (nhà nước dư tiền trong khi 700 triệu người dân còn nghèo khổ.)
Một sai lầm khác khi kết luận rằng tài sản cần được chia đều thì tiêu thụ mới tăng, theo đó sản xuất tăng để phát triển kinh tế. Nhưng nếu tài sản chia đều như trong chế độ cộng sản thì không còn động lực làm việc để làm giàu. Vốn cần phải được tập trung thì giới tư bản mới có phương tiện đầu tư vào hảng xưởng, qua đó tạo thêm công ăn việc làm và thuê mướn thêm công nhân. Thêm công ăn việc làm thì nhu cầu tiêu thụ tăng giúp cho xã hội tư bản khuyếch trương. Điểm khó là không tập trung tư bản một cách quá đáng để không tạo ra mất quân bình trong xã hội.
Bài kế trong loạt này sẽ mở rộng phân tích khoảng cách giàu nghèo trên thế giới thay vì chỉ giới hạn ở Mỹ; và mở rộng khái niệm “nhà giàu” không chỉ gồm tư bản tư nhân (capitalists) mà cả tư bản nhà nước (state capitalist), khi mà những nhà cầm quyền như tại Trung Quốc tích trữ quá nhiều tiền của trong khi một số đông dân chúng vẫn còn nghèo đói.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tôi thành thực không tin rằng Burma có chút tương lai sáng sủa nào trên Con Đường Tơ Lụa Mới của Tập Cận Bình, và xem ra thì đất nước này cũng chả còn có lựa chọn nào khác nữa. Cũng y như Miên, Việt với Lào thôi. Suu Kyi của lòng tôi, và Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (của nàng) quả đã làm cho không ít người thất vọng!
Trong những ngày gần đây, thấy tình hình Ukraine có vẻ tạm lắng dịu, nhiều nhà bình luận đưa ra đề nghị nên tiến hành đàm phán để giải quyết chiến tranh Ukraine, tránh chết chóc thảm khóc cho hai bên và dân chúng Ukraine cảnh cơ cực. Có cả vài nhà bình luận Pháp lại cho rằng có nhượng bộ Putin cũng là điều tự nhiên vì tránh voi có gì xấu mặt, hơn là để cuộc chiến leo thang và chiến tranh thứ III sẽ bùng nổ còn thảm hại hơn nữa. Nhưng đồng thời cũng có nhiều người am hiểu về Nga và nhứt là Putin, trái lại, cho rằng giải pháp dứt khoát chỉ có hạ được Putin, đưa Nga trở thành một nước Âu Châu để thiên hạ thái bình...
Nửa triệu lính Nga. Putin muốn có một cuộc tổng tấn công vào Ukraine trước khi xe tăng của phương Tây đến nơi. Liệu điều này có thành công không? Một số người nghi ngờ, nhưng một số lượng binh lính lớn như vậy có thể đóng một vai trò lớn. Có những dấu hiệu cho thấy sẽ có một điều gì đó lớn lao, mang tính quyết định đang diễn ra ở cuộc chiến Nga - Ukraine, cả ở Moscow và Kiev. Chuyến thăm sắp tới của Putin với "người hướng dẫn tinh thần" của ông, Cha Tikhon, tại thành phố Pskov là một dấu hiệu cho thấy ông sắp có một "quyết định quan trọng", và hiển nhiên quyết định này liên quan đến cuộc chiến.
Khi Phạm Thế Duyệt còn tại chức, đôi lúc, tôi vẫn thường nghe nhân vật này than phiền rằng mình không thể nào tiếp xúc trực tiếp được với những nhóm dân bản địa, vì rất nhiều người (Thượng, Nùng, Tầy, Mán, Mèo, Do, Khơ Mú, Cơ Tu, Lô Lô, Chu Ru…) hoàn toàn không biết tiếng Kinh.
Việc ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị mất hết các chức vụ hôm 17/01/2023 đã thách đố quyền lực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lý do vì vào hôm 4/2 (2023), ông Phúc đã tuyên bố: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng”.
Sau nhiều ngày, với nhiều “phương án cứu hộ” rất nặng phần trình diễn của nhà nước Việt Nam, chung cuộc, giới truyền thông của xứ sở này đã đồng loạt (và ái ngại) loan tin: “Bé Hạo Nam đã tử vong!”
Hôm đầu tháng Hai DL vừa qua, một chiếc khinh khí cầu kích thước bằng 3 chiếc xe buýt bay vào không phận Mỹ và đã đặt chính quyền Biden cũng như hệ thống phòng ngự Bắc Mỹ vào tình trạng báo động. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau người ta biết đích xác đó là khinh khí cầu do thám của Trung quốc, và ngay tức khắc, thông tin này tràn ngập TV, báo chí, mạng xã hội...
Đầu năm mới Qúy Mão không ai muốn nghe chuyện xui, nhưng dân gian và báo chí của đảng CSVN lại chỉ nói đến những nguy cơ tiềm ẩn đang đe dọa sự sống còn của chế độ...
✱ HĐ Tham Mưu Trưởng LQ/JCS: Tổng thống Kennedy và Johnson đều không tin tưởng vào các cố vấn quân sự của họ, vì cho rằng các tướng lĩnh và đô đốc thiếu sự tinh tế về mặt chính trị - Giới quân sự bất bình vì "coi lực lượng quân sự là công cụ để thương lượng về mặt ngoại giao". ✱ McNamara: Một khi bổ sung quân số sẽ tăng thêm chi phí về nhân sự, về chính trị và kinh tế do cuộc chiến gây ra, làm suy giảm khả năng của quốc gia một khi cuộc chiến kéo dài. ✱ JCS: McNamara chủ trương tìm kiếm một giải pháp hòa đàm về cuộc chiến - thúc giục Hà Nội đi đến bàn đàm phán hòa bình...
Cái thời bao cấp (thổ tả) ấy, may quá, đã xa như dĩ vãng. Sau khi Đảng dũng cảm nhìn vào sự thực, quyết tâm đổi mới toàn diện, và cương quyết bẻ lái con tầu tổ quốc (theo hướng kinh tế thị trường) thì bộ mặt của xã hội đã hoàn toàn thay đổi ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.