Hôm nay,  

Khoảng cách giàu nghèo trong nước Mỹ - Phần 3

7/26/201910:00:00(View: 4315)

Phần 1 và 2 của loạt bài này phát họa các nguyên nhân xã hội khiến khoảng cách giàu nghèo tăng vọt nhanh chóng tại Mỹ. Phần 3 sẽ phân tích tại sao hố sâu giàu nghèo lại khiến kinh tế mất thăng bằng sinh ra khủng hoảng. 

Người viết xin bắt đầu với một thí dụ cho dễ hiểu: giả sử 1 tỷ USD tập trung vào một tỷ phú thì họ có thể mua 20 chiếc Lamborghini vô cùng đắt giá. Nhưng nếu chia đều ra cho 10 ngàn gia đình thì hy vọng bán được 10 ngàn chiếc Toyota cho mỗi hộ, tức là tạo ra công ăn việc làm và thêm hãng xưởng trong xã hội.
Nói cách khác, tiền của nếu tập trung vào thiểu số giàu dù xài sang đi chăng nửa nhưng mức tiêu thụ tổng hợp trong một quốc gia (total consumption) vẫn không thể bằng khi chia đều ra cho nhiều người. Cho nên tiền của tập trung chỉ có cách xử dùng vào hai chổ còn lại: đầu tư hay tiết kiệm (để so sánh thì nhà nghèo có đồng nào xài đồng nấy thì lấy đâu mà đầu tư hay tiết kiệm.)
Như đã viết phần trên, tiền của tập trung khiến nhu cầu tiêu thụ của toàn xã hội giảm nên cơ hội đầu tư trực tiếp vào hảng xưởng cũng theo đó trở nên khan hiếm, cho nên khoảng còn lại phải dành để tiết kiệm. Nhưng tiết kiệm không sanh lời nên mức thặng dư này lại được dùng vào các phương tiện đầu tư gián tiếp như chứng khoán, và đầu tư phi sản xuất như địa ốc tạo thành bong bóng. Bong bóng phình to khi giá trị của đồ vật được bơm lên một cách giả tạo trong khi lương bổng và nhu cầu tiêu thụ không tăng theo kịp để làm nền tảng.
Riêng ở Mỹ tiền của thặng dư được dùng một phần để đầu tư trong nước vào các công ty điện toán (Amazon, Apple, Facebook, Google) ở Hoa Kỳ, phần còn lại mang ra ngoại quốc đầu tư vào hảng xưởng ở Trung Quốc, Mexico v.v… Lý do vì công nghệ điện toán lời nhiều nhưng chỉ dùng ít nhân công với trình độ giáo dục thật cao nên thích hợp với các nước tiên tiến; trong khi hàng hóa sản xuất hàng loạt cho tiêu thụ như quần áo, xe hơi v.v… thì đem ra ngoại quốc để xử dụng nguồn nhân công rẻ đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng vọt tại các nước đang mở mang. Cho nên các tập đoàn tư bản đa quốc gia lời nhiều, GDP tăng trưởng cho dù nhu cầu thuê mướn người lao động giảm và mức lương của giới thợ thuyền bị trì trệ.
Nhưng thặng dư vẫn còn sau khi đã đầu tư trực tiếp vào các công ty điện toán tại Hoa Kỳ và cơ xưởng sản xuất ở ngoại quốc, nên khoảng còn lại được bơm vào địa ốc và chứng khoáng. Ở Mỹ có thêm một ngoại lệ khi tiền tiết kiệm của nước ngoài (Trung Quốc, Nhật, Saudi Arabia, Việt Nam v.v…) lại gởi sang Hoa Kỳ vì xem đây là chốn tích trữ an toàn khi chọn mặt gởi vàng (!) Kết quả là số tiền tiết kiệm khổng lồ từ cả trong và ngoài nước tồn động lại không đủ chổ thoát nên bơm thành bong bóng tín dụng cho địa ốc năm 2004-2008, rồi lại đẩy giá nhà và chứng khoáng tăng nhanh từ năm 2012 đến nay.


Xin nhấn mạnh một điểm rằng trong loạt bài này khái niệm “tiết kiệm” (savings), hay nói đúng hơn là tập trung tư bản (capital accumulation), được mở rộng dần dần: bắt đầu từ ý nghĩa hẹp với khoảng cách giàu nghèo giữa 1% và 99% còn lại; mở rộng ra tiết kiệm bao gồm các quỹ đầu tư (brokerage accounts, mutual funds, etfs, money markets), hưu trí (pension, 401K, IRA) và bảo hiểm; sau cùng là tiết kiệm ở cấp độ quốc gia (sovereign funds, US debt to foreign countries, v.v…) Vì mở rộng như vậy nên rất khó phân biệt giữa chủ đề khoảng cách giàu nghèo và đầu tư của giới trung lưu hay nước ngoài, nhưng tựu trung vẫn là điều mà nhiều chuyên gia kinh tế gọi là savings glut - tức là tiết kiệm dư thừa quá đáng trên toàn cầu dẫn đến tình trạng phân phối tư bản mất hiệu quả (capital misappropriation). Đây là một vấn đề phức tạp mà người viết sẽ tìm cách trình bày cho dễ hiểu trong một bài sau.
Vì gọi là “savings glut” nên có hiểu lầm cho rằng tiết kiệm là xấu trong khi tiêu thụ mới tốt. Để tránh sự lệch lạc này có lẻ nên dùng cụm từ “excessive accumulation of capital” tức là tình trạng tập trung tư bản quá đáng vào sẽ dẫn đến mất quân bình trong cả xã hội và kinh tế. Thiểu số đó ở Mỹ là giới 0.1% và 15%, còn tại Trung Quốc là 300 triệu người sống ở vùng duyên hải và nhà nước cộng sản (nhà nước dư tiền trong khi 700 triệu người dân còn nghèo khổ.)
Một sai lầm khác khi kết luận rằng tài sản cần được chia đều thì tiêu thụ mới tăng, theo đó sản xuất tăng để phát triển kinh tế. Nhưng nếu tài sản chia đều như trong chế độ cộng sản thì không còn động lực làm việc để làm giàu. Vốn cần phải được tập trung thì giới tư bản mới có phương tiện đầu tư vào hảng xưởng, qua đó tạo thêm công ăn việc làm và thuê mướn thêm công nhân. Thêm công ăn việc làm thì nhu cầu tiêu thụ tăng giúp cho xã hội tư bản khuyếch trương. Điểm khó là không tập trung tư bản một cách quá đáng để không tạo ra mất quân bình trong xã hội.
Bài kế trong loạt này sẽ mở rộng phân tích khoảng cách giàu nghèo trên thế giới thay vì chỉ giới hạn ở Mỹ; và mở rộng khái niệm “nhà giàu” không chỉ gồm tư bản tư nhân (capitalists) mà cả tư bản nhà nước (state capitalist), khi mà những nhà cầm quyền như tại Trung Quốc tích trữ quá nhiều tiền của trong khi một số đông dân chúng vẫn còn nghèo đói.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi Putin xua quân xâm lăng Ukraine, quân đội Nga ra sức cướp bốc, bắn giết dân chúng Ukraine, hãm hiếp phụ nữ ở những thành phố ngoại ô Kiev như Irpin, Boutcha, Hostomel. Đây là những tội phạm chiến tranh được LHQ cho điều tra và lập hồ sơ để truy tố Putin ra Tòa án Quốc tế Đặc biệt. Nhưng về mặt chiến thuật, những hành động tàn bạo này có phải do chủ trương và được Putin vận dụng như một thứ vũ khí chiến tranh hay không?
Xác suất cựu Tổng Thống Donald Trump bị truy tố (indicted) và buộc tội (convicted) ngày càng rõ và càng lên cao trong thời gian gần đây...
US.IC: Các hoạt động của Nga ở Ukraine, có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây. * US.IC: Ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng ngày càng nhiều lực lượng không quân, hải quân, bảo vệ biển đảo- đe dọa các bên chống yêu sách của Trung Quốc về quyền kiểm soát đối với các khu vực tranh chấp. * US.IC: Sự thống trị của Trung Quốc trong khai thác và chế biến một số vật liệu chiến lược, bao gồm cả yếu tố đất hiếm, thể hiện một lỗ hổng lớn đối với Hoa Kỳ - sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến sản lượng trong sản xuất dân sự và quốc phòng ở Hoa Kỳ và phương Tây.
Mấy nay thiên hạ lùm xùm um cả lên, người trong đạo kẻ ngoài đời không tiếc lời tranh cãi, mạ lị, ngụy biện… Con thấy rất buồn cười nhưng không tiện xía vào và cũng chẳng biết bày tỏ tâm sự với ai. Nay con mượn chút chữ nghĩa bộc bạch nỗi lòng cùng với đức Phật, trước hết con xin lỗi đức Phật vì những chuyện vô minh xảy ra trong đạo pháp, thứ nữa con cũng xin lỗi cho những hý luận của người đời...
Hành tinh của chúng ta đang chứa rất nhiều rác. Kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, nhân loại đã sản xuất ra 30 ngàn tỷ tấn hàng hóa – từ những tòa nhà chọc trời và những cây cầu đến quần áo và bao ni-lông. Phần lớn chúng vẫn còn đó, dưới dạng rác thải. Trên thế giới, mỗi ngày có thêm 350 triệu tấn rác được ‘bổ sung’ vào con số trên. Tệ hơn nữa, phần lớn rác thải đều không được kiểm soát đàng hoàng – chúng bị đổ đầy trên đất liền, trên nước và tại các bãi rác lộ thiên ở các thành phố và thị trấn. Điều này không chỉ khiến mọi người gặp rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, mà còn gây hại cho thực vật, đất đai, và cả đại dương. Suy nghĩ về mớ rác mà con người chúng ta đang tạo ra có thể khiến quý vị bị choáng.
Bạn thường không mong đợi nhìn thấy một con búp bê voodoo trong tiệm làm móng. Nhưng nó đang nằm ở đây, xung quanh là những lọ sơn móng tay trong một cửa hàng phía tây nam Kiev – với một thuật ngữ xúc phạm dành cho “người Nga” được viết tay trên một mảnh vải trắng được khâu vào motanka, con búp bê bằng vải vụn truyền thống của Ukraine.
ĐÀI BẮC. Trong những năm gần đây, Đài Loan đã trở thành điểm tập hợp của phong trào LGBTQ ở châu Á. Năm 2019, quốc đảo này trở thành quốc đảo đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và các câu lạc bộ như Dalida, trước đây hoạt động bí mật, được đông đảo khán giả yêu thích. Tại Đài Loan, lễ hội Pride lớn nhất Đông Á được tổ chức; bộ trưởng kỹ thuật số quốc gia Audrey Tang là người chuyển đổi giới tính; và ở ngay giữa trung tâm Đài Bắc, một phần đường phố được sơn màu cầu vồng. Gần 2/3 dân số ủng hộ hôn nhân đồng tính
Diễn văn chính trị quan trọng đầu tiên trong cương vị Chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng đã nói về “đại đoàn kết toàn dân tộc”. Nhưng tại sao, sau 20 năm thi hành Nghị quyết về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003) mà chia rẽ vẫn còn?
... Không ít lúc, vẫn trộm nghĩ thêm rằng: nhờ lúc nào cũng có vài trăm TNLT chật ních trong những nhà tù, cùng những hòn vọng phu luôn ở bên ngoài nên người Việt cũng đỡ ngượng ngùng khi nhìn vào mặt nhau, và họ còn có kẻ để hướng tới, khi nghĩ đến tương lai của đất nước này!
Hai tay độc tài Xi và Pou tin chắc năm 2022 đã cho phép họ nắm lấy vai trò lãnh đạo thế giới thay Hoa Kỳ và Âu châu. Nhưng sự thật đã không xảy ra như họ mơ ước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.